Khi mua tai nghe, bạn có thể quá tập trung vào chất lượng âm thanh hay mức độ cách âm mà quên mất khả năng chịu đựng của chính bản thân mình. Đáng lo hơn, trong quá trình nghe thử, bạn có thể không phát hiện ra rằng một số loại tai nghe cỡ lớn có lực kẹp trên đầu sẽ gây khó chịu khủng khiếp chỉ sau 1, 2 giờ thưởng thức. Thật may mắn, bạn có thể tận dụng những mẹo sử dụng tai nghe siêu đơn giản sau đây để giảm lực kẹp của tai nghe trên đầu. 1. Bẻ cong phần quai đeo sang hai bên. Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, song thực chất đây lại là mẹo "nằm lòng" của các tín đồ Grado và cũng được hãng tai nghe này khuyến cáo trên hộp đựng sản phẩm. Với những chiếc tai nghe có trọng lượng nặng như Grado SR325is, việc bẻ cong quai đeo sang hai bên là tối cần thiết để mang lại trải nghiệm dễ chịu nhất có thể. Dĩ nhiên, bạn chỉ có thể thực hiện mẹo này với các loại tai nghe có phần quai đeo (headband) có độ đàn hồi tốt. 2. Đeo tai nghe xung quanh một chiếc hộp lớn. Tai nghe cũng giống như giày vậy – bạn càng đeo lâu thì quai đeo càng giãn và càng ít gây khó chịu. Song, trải nghiệm ban đầu có thể khiến cho bạn khó chịu tới mức... không bao giờ muốn đeo tai nghe một lần nữa. Vậy thì hãy để cho một chiếc hộp (hoặc một vài quyển sách xếp chồng lên nhau, hoặc bất cứ vật thể nào có kích cỡ nằm trong mức giới hạn của tai nghe) làm công việc kéo dãn hộ bạn. Khi không sử dụng tai nghe, hãy đeo tai nghe của mình quanh chiếc hộp này và để qua đêm. Kích cỡ của chiếc hộp nên rộng hơn kích cỡ đầu của bạn một chút và cũng không nên sử dụng những chiếc hộp quá rộng. 3. Bọc thêm đệm mút vào phía dưới quai đeo. Vấn đề với phần lớn các dòng tai nghe có trên thị trường là phần đệm phía dưới quai đeo (phần tiếp xúc với đỉnh đầu) thường quá mỏng và không đủ êm ái, khiến cho quá nhiều trọng lượng bị dồn lên một điểm của đầu người dùng. Một số chiếc tai nghe khác, ví dụ như AKG K702, lại có nhiều vùng lồi trên vỏ headband gây... đau đầu toàn diện. Nan giải nhất, khi được mở rộng kích cỡ cho phù hợp với chiều rộng của đầu người dùng, một số chiếc tai nghe sẽ cách đỉnh đầu quá xa, khiến cho đệm mút bị tụt xuống đè lên tai người dùng.Thật may mắn, bạn có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, bạn có thể tự mua đệm xốp hoặc bông để cuốn quanh headband, dùng vải để cố định và băng dính hoặc các vật liệu khác để dán. "Thành phẩm" của bạn có lẽ sẽ không quá đẹp nhưng sẽ rất êm ái.Bạn cũng có thể tìm mua các loại đệm quai đeo được sản xuất sẵn để về gắn vào tai nghe. Hoặc, bạn có thể tách rời phần đệm từ một chiếc tai nghe khác rồi dán lên tai nghe của mình. Nếu quá... lười biếng, bạn chỉ cần mua một ít xốp mềm về và dán keo lên quai đeo. 4. Thay đệm tai nghe. Nếu như đệm tai nghe của bạn là loại bọc nhung hoặc giả da mềm, bạn không nên cân nhắc đến cách làm này. Nhưng nếu như đệm bọc tai nghe của bạn là loại giả da quá cứng và/hoặc đệm mút bên trong cũng quá dày, bạn nên cân nhắc tới việc thay đệm mút cho tai.Tùy vào loại tai nghe của bạn mà cách làm này có thể dễ hay khó. Một số hãng tai nghe, ví dụ như Sennheiser và AKG cho phép người dùng thay tai nghe một cách khá dễ dàng (hoặc là dùng lực, hoặc là mở một số ốc ở xung quanh viền của đệm mút tai nghe).Vấn đề với cách làm này là bạn có thể không tìm thấy lựa chọn thay thế phù hợp, chưa kể việc thay đổi chất liệu của đệm tai nghe chắc chắn sẽ khiến cho tai nghe thay đổi chất âm: âm bass trên đệm nhung thường không chắc nảy như trên đệm giả da. Ngoài ra, đệm bọc nhung cũng có mức độ cách âm kém hơn. Nói tóm lại, trước khi thực hiện thay đệm tai nghe, bạn nên tìm hiểu kỹ xem sự thay đổi của mình có gây ra vấn đề gì hay không. Nếu có, hãy cân nhắc đến những cách làm khác. 5. Thay tip và trang bị thêm earhook cho tai nghe in-ear. Khác với tai nghe cỡ lớn, tai nghe in-ear không hỗ trợ nhiều các loại mod để làm tăng mức độ thoải mái. Song, một số lựa chọn đơn giản cũng sẽ giúp có trải nghiệm in-ear hợp lý hơn. Đầu tiên, hãy cân nhắc tới các loại tip (đầu tai nghe) in-ear bằng bọt biển (foam). Các loại foam tip rất mềm so với tip cao su thông thường và bởi vậy sẽ giảm thiểu cảm giác cộm tai do in-ear gây ra. Điểm yếu của foam tip là chúng có thời gian sử dụng không lâu (chỉ vài tháng) và do đó sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí của người dùng.Tiếp đó, bạn có thể đặt làm những chiếc tip custom – những chiếc tip được đúc theo khuôn tai của bạn, không khác gì tai custom đắt tiền. Đây cũng là một giải pháp tình thế để tạo ra những trải nghiệm "siêu cấp" trên những chiếc tai nghe phổ thông. Cũng giống như tai custom, tip custom sẽ có mức độ cách âm ở mức gần như 100%. Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng của bạn, đây sẽ là một lợi thế không hề nhỏ so với tip thông thường.
Cuối cùng, bạn có thể mua thêm earhook (gờ cài, còn gọi là earguide) để gắn thêm vào tai nghe, giúp giảm trọng lượng do tai nghe tì lên lỗ tai.
Khi mua tai nghe, bạn có thể quá tập trung vào chất lượng âm thanh hay mức độ cách âm mà quên mất khả năng chịu đựng của chính bản thân mình. Đáng lo hơn, trong quá trình nghe thử, bạn có thể không phát hiện ra rằng một số loại tai nghe cỡ lớn có lực kẹp trên đầu sẽ gây khó chịu khủng khiếp chỉ sau 1, 2 giờ thưởng thức. Thật may mắn, bạn có thể tận dụng những mẹo sử dụng tai nghe siêu đơn giản sau đây để giảm lực kẹp của tai nghe trên đầu.
1. Bẻ cong phần quai đeo sang hai bên. Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, song thực chất đây lại là mẹo "nằm lòng" của các tín đồ Grado và cũng được hãng tai nghe này khuyến cáo trên hộp đựng sản phẩm. Với những chiếc tai nghe có trọng lượng nặng như Grado SR325is, việc bẻ cong quai đeo sang hai bên là tối cần thiết để mang lại trải nghiệm dễ chịu nhất có thể. Dĩ nhiên, bạn chỉ có thể thực hiện mẹo này với các loại tai nghe có phần quai đeo (headband) có độ đàn hồi tốt.
2. Đeo tai nghe xung quanh một chiếc hộp lớn. Tai nghe cũng giống như giày vậy – bạn càng đeo lâu thì quai đeo càng giãn và càng ít gây khó chịu. Song, trải nghiệm ban đầu có thể khiến cho bạn khó chịu tới mức... không bao giờ muốn đeo tai nghe một lần nữa. Vậy thì hãy để cho một chiếc hộp (hoặc một vài quyển sách xếp chồng lên nhau, hoặc bất cứ vật thể nào có kích cỡ nằm trong mức giới hạn của tai nghe) làm công việc kéo dãn hộ bạn. Khi không sử dụng tai nghe, hãy đeo tai nghe của mình quanh chiếc hộp này và để qua đêm. Kích cỡ của chiếc hộp nên rộng hơn kích cỡ đầu của bạn một chút và cũng không nên sử dụng những chiếc hộp quá rộng.
3. Bọc thêm đệm mút vào phía dưới quai đeo. Vấn đề với phần lớn các dòng tai nghe có trên thị trường là phần đệm phía dưới quai đeo (phần tiếp xúc với đỉnh đầu) thường quá mỏng và không đủ êm ái, khiến cho quá nhiều trọng lượng bị dồn lên một điểm của đầu người dùng. Một số chiếc tai nghe khác, ví dụ như AKG K702, lại có nhiều vùng lồi trên vỏ headband gây... đau đầu toàn diện. Nan giải nhất, khi được mở rộng kích cỡ cho phù hợp với chiều rộng của đầu người dùng, một số chiếc tai nghe sẽ cách đỉnh đầu quá xa, khiến cho đệm mút bị tụt xuống đè lên tai người dùng.
Thật may mắn, bạn có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, bạn có thể tự mua đệm xốp hoặc bông để cuốn quanh headband, dùng vải để cố định và băng dính hoặc các vật liệu khác để dán. "Thành phẩm" của bạn có lẽ sẽ không quá đẹp nhưng sẽ rất êm ái.Bạn cũng có thể tìm mua các loại đệm quai đeo được sản xuất sẵn để về gắn vào tai nghe. Hoặc, bạn có thể tách rời phần đệm từ một chiếc tai nghe khác rồi dán lên tai nghe của mình. Nếu quá... lười biếng, bạn chỉ cần mua một ít xốp mềm về và dán keo lên quai đeo.
4. Thay đệm tai nghe. Nếu như đệm tai nghe của bạn là loại bọc nhung hoặc giả da mềm, bạn không nên cân nhắc đến cách làm này. Nhưng nếu như đệm bọc tai nghe của bạn là loại giả da quá cứng và/hoặc đệm mút bên trong cũng quá dày, bạn nên cân nhắc tới việc thay đệm mút cho tai.Tùy vào loại tai nghe của bạn mà cách làm này có thể dễ hay khó. Một số hãng tai nghe, ví dụ như Sennheiser và AKG cho phép người dùng thay tai nghe một cách khá dễ dàng (hoặc là dùng lực, hoặc là mở một số ốc ở xung quanh viền của đệm mút tai nghe).
Vấn đề với cách làm này là bạn có thể không tìm thấy lựa chọn thay thế phù hợp, chưa kể việc thay đổi chất liệu của đệm tai nghe chắc chắn sẽ khiến cho tai nghe thay đổi chất âm: âm bass trên đệm nhung thường không chắc nảy như trên đệm giả da. Ngoài ra, đệm bọc nhung cũng có mức độ cách âm kém hơn. Nói tóm lại, trước khi thực hiện thay đệm tai nghe, bạn nên tìm hiểu kỹ xem sự thay đổi của mình có gây ra vấn đề gì hay không. Nếu có, hãy cân nhắc đến những cách làm khác.
5. Thay tip và trang bị thêm earhook cho tai nghe in-ear. Khác với tai nghe cỡ lớn, tai nghe in-ear không hỗ trợ nhiều các loại mod để làm tăng mức độ thoải mái. Song, một số lựa chọn đơn giản cũng sẽ giúp có trải nghiệm in-ear hợp lý hơn. Đầu tiên, hãy cân nhắc tới các loại tip (đầu tai nghe) in-ear bằng bọt biển (foam). Các loại foam tip rất mềm so với tip cao su thông thường và bởi vậy sẽ giảm thiểu cảm giác cộm tai do in-ear gây ra. Điểm yếu của foam tip là chúng có thời gian sử dụng không lâu (chỉ vài tháng) và do đó sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí của người dùng.
Tiếp đó, bạn có thể đặt làm những chiếc tip custom – những chiếc tip được đúc theo khuôn tai của bạn, không khác gì tai custom đắt tiền. Đây cũng là một giải pháp tình thế để tạo ra những trải nghiệm "siêu cấp" trên những chiếc tai nghe phổ thông. Cũng giống như tai custom, tip custom sẽ có mức độ cách âm ở mức gần như 100%. Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng của bạn, đây sẽ là một lợi thế không hề nhỏ so với tip thông thường.
Cuối cùng, bạn có thể mua thêm earhook (gờ cài, còn gọi là earguide) để gắn thêm vào tai nghe, giúp giảm trọng lượng do tai nghe tì lên lỗ tai.