Năm 600 TCN, học giả Hy Lạp Thales cọ một miếng hổ phách (tiếng Hy Lạp là “elecktron”) vào lông thú và thấy nó hút lông chim ở khoảng cách gần. Và thuật ngữ “ điện năng” (electricity) phôi thai từ đây.Sau phát hiện của Thales, rất nhiều thí nghiệm về từ tính đã được thực hiện. Năm 1600, nhà vật lý Anh William Gilbert đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng về từ học: De Magnete.Những năm 1700-1710, nhà phát minh Anh Francis Hauksbee chế tạo một thiết bị có thể phát ra tĩnh điện bằng cách sử dụng một quả cầu thủy tinh và sợi len.Năm 1745-1746, Pieter van Musschenbroek (Hà Lan) và Ewald Georg von Kleist (Đức) đã độc lập phát minh các dụng cụ có khả năng trữ tích điện.Năm 1799-1800, nhà phát minh Italia Alessandro Volta chế tạo ra loại pin đầu tiên, gọi là pin Volta. Sau này đơn vị điện áp volt được đặt theo tên ông.Năm 1752, nhà khoa học Mỹ Benjamin Franklin chứng minh rằng sét là một dạng điện bằng thí nghiệm thả diều trong cơn bão với chiếc chìa khóa buộc vào dây diều.Năm 1820, nhà vật lý Đan Mạch Hans Christian Oersted nhận thấy nam châm bị tác động khi để gần một sợi dây dẫn nối với pin, từ đó ông phát hiện ra mối quan hệ giữa nam châm và điện.Các thập niên 1820-1830, nhà khoa học Anh Michael Faraday đã làm sáng tỏ hơn nữa mối quan hệ giữa điện và lực từ bằng vòng cảm ứng.Năm 1825, nhà vật lý Mỹ Joseph Henry phát minh ra nam châm điện khi dùng hai tấm kim loại nhúng trong axit để tạo ra pin.Năm 1878-1879, nhà phát minh người Anh Joseph Swan đã tạo ra đèn điện đầu tiên. Ý tưởng này được nhà khoa học Mỹ Thomas Edison cải tiến, từ đó bóng đèn điện ra đời.Năm 1881, thị trấn Godalming, Surey, Anh đã mắc dây điện để chiếu sáng các con phố, khép lại kỷ nguyên đèn khí đốt.Năm 1882, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra rằng sức nước có thể tạo ra điện và tiến hành xây dựng những con đập và nhà máy thủy điện để khai thác nguồn năng lượng này.Năm 1883-1884, nhà phát minh người Mỹ gốc Serbia Nikola Tesla tạo ra cuộn dây có thể truyền điện đi xa, một phát minh cách mạng cho việc phân phối điện.Năm 1951, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng ở Arco, Idaho, Mỹ, trên cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử - trong phản ứng hạt nhân có kiểm soát – để sản xuất ra điện từ việc đun nóng nước. Năm 1956, Calder Hall - nhà máy điện hạt nhân quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới vận hành ở Anh.Đầu thế kỷ 21, mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng ô nhiễm do việc sản xuất điện theo các phương thức cũ đã dẫn đến sự phát triển các công nghệ “xanh” trong ngành điện.Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.
Năm 600 TCN, học giả Hy Lạp Thales cọ một miếng hổ phách (tiếng Hy Lạp là “elecktron”) vào lông thú và thấy nó hút lông chim ở khoảng cách gần. Và thuật ngữ “ điện năng” (electricity) phôi thai từ đây.
Sau phát hiện của Thales, rất nhiều thí nghiệm về từ tính đã được thực hiện. Năm 1600, nhà vật lý Anh William Gilbert đã xuất bản tác phẩm nổi tiếng về từ học: De Magnete.
Những năm 1700-1710, nhà phát minh Anh Francis Hauksbee chế tạo một thiết bị có thể phát ra tĩnh điện bằng cách sử dụng một quả cầu thủy tinh và sợi len.
Năm 1745-1746, Pieter van Musschenbroek (Hà Lan) và Ewald Georg von Kleist (Đức) đã độc lập phát minh các dụng cụ có khả năng trữ tích điện.
Năm 1799-1800, nhà phát minh Italia Alessandro Volta chế tạo ra loại pin đầu tiên, gọi là pin Volta. Sau này đơn vị điện áp volt được đặt theo tên ông.
Năm 1752, nhà khoa học Mỹ Benjamin Franklin chứng minh rằng sét là một dạng điện bằng thí nghiệm thả diều trong cơn bão với chiếc chìa khóa buộc vào dây diều.
Năm 1820, nhà vật lý Đan Mạch Hans Christian Oersted nhận thấy nam châm bị tác động khi để gần một sợi dây dẫn nối với pin, từ đó ông phát hiện ra mối quan hệ giữa nam châm và điện.
Các thập niên 1820-1830, nhà khoa học Anh Michael Faraday đã làm sáng tỏ hơn nữa mối quan hệ giữa điện và lực từ bằng vòng cảm ứng.
Năm 1825, nhà vật lý Mỹ Joseph Henry phát minh ra nam châm điện khi dùng hai tấm kim loại nhúng trong axit để tạo ra pin.
Năm 1878-1879, nhà phát minh người Anh Joseph Swan đã tạo ra đèn điện đầu tiên. Ý tưởng này được nhà khoa học Mỹ Thomas Edison cải tiến, từ đó bóng đèn điện ra đời.
Năm 1881, thị trấn Godalming, Surey, Anh đã mắc dây điện để chiếu sáng các con phố, khép lại kỷ nguyên đèn khí đốt.
Năm 1882, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra rằng sức nước có thể tạo ra điện và tiến hành xây dựng những con đập và nhà máy thủy điện để khai thác nguồn năng lượng này.
Năm 1883-1884, nhà phát minh người Mỹ gốc Serbia Nikola Tesla tạo ra cuộn dây có thể truyền điện đi xa, một phát minh cách mạng cho việc phân phối điện.
Năm 1951, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng ở Arco, Idaho, Mỹ, trên cơ sở sử dụng năng lượng nguyên tử - trong phản ứng hạt nhân có kiểm soát – để sản xuất ra điện từ việc đun nóng nước. Năm 1956, Calder Hall - nhà máy điện hạt nhân quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới vận hành ở Anh.
Đầu thế kỷ 21, mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng ô nhiễm do việc sản xuất điện theo các phương thức cũ đã dẫn đến sự phát triển các công nghệ “xanh” trong ngành điện.
Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.