Mới đây, ngày 16/6, một tai nạn nổ bình gas kinh hoàng ở Tô Hiệu (Cầu Giấy) khiến 3 người phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng. Đã có không ít những vụ tai nạn đáng tiếc như vậy xảy ra, vì thế, việc nắm được nguyên nhân và khắc phục nhân tố gây tai nạn sẽ phần nào giúp bạn an toàn khi dùng gas đun nấu. Ảnh: minh họa. 1. Kiểm tra van bình gas
Sau khi nấu ăn, cần đóng khóa van gas, kiểm tra vị trí nút bật/mở bếp nấu đã về vị trí off (tắt) hay chưa, tránh để gas rò rỉ ra ngoài. Rò rỉ gas qua bếp nấu thường là nguyên nhân dễ gặp nhất. 2. Đường dây dẫn gas bị hở
Dây dẫn kém chất lượng, bị kẹp đầu nối dây gas hoặc bị chuột cắn đứt hay thủng... sẽ rất nguy hiểm. Định kỳ kiểm tra các đầu mối dây gas, tránh để dây bị xoắn, kẹp và gần các thiết bị tỏa nhiều nhiệt, làm giảm tuổi thọ của thiết bị. 3. Thông gió phòng bếp kém
Khí gas khi có hiện tượng rò rỉ âm thầm, lâu dần sẽ tích tụ thành lượng lớn rất nguy hiểm. Nếu như nhà bếp không thoáng khí, khả năng tích tụ sẽ cao hơn. Vì thế, bạn cần đảm bảo khu bếp nấu có ô nhỏ thoát khí.4. Bình gas quá cũ
Các cơ sở sản xuất sử dụng bình đựng gas kém chất lượng, quá cũ... rất nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, khi mua hoặc đổi bình gas, bạn cần chọn cơ sở uy tín, bình gas còn mới, không móp, méo, đảm bảo van và dây dẫn không có nhiều vết gấp.5. Thay lắp gas không đúng cách
Khi thay van, dây dẫn không đúng cách, vô tình bạn đã biến bình gas thành bom nổ chậm trong nhà. Vì thế, nếu kiểm tra thấy có dấu hiệu bất thường của các thiết bị đi kèm bình gas, cần gọi sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật, thay vì tự ý chỉnh sửa thiếu an toàn. 6. Xử lý sai khi thấy rò rỉ gas
Bạn không nên bật bếp để kiểm tra hoặc các thiết bị điện trong nhà (có thể tạo ra tia điện rất bắt lửa)... nếu thấy có mùi gas. Hầu hết nguyên nhân gây tai nạn đều do xử lý không đúng cách khi phát hiện rò gas. Tốt nhất, bạn nên khóa van gas, mở cửa thoáng khí và gọi nhân viên kỹ thuật hỗ trợ. 7. Vị trí đặt bình gas chưa an toàn
Một nguyên nhân khác có thể do bình gas đặt gần các thiết bị sinh nhiệt (lò nướng, lò sưởi, tủ lạnh.... ) hoặc nơi ẩm ướt khiến ống dẫn gas, van và lớp vỏ chóng bị ăn mòn, gỉ sắt, khí gas thoát ra ngoài, gặp nhiệt và phát thành đám cháy, vụ nổ. Bạn cân nhắc vị trí đặt bình, hộc chứa bình gas phải thoáng đãng và tránh các lỗi đã kể trên. 8. Trục trặc thiết bị báo rò rỉ hoặc tự động ngắt gas
Bộ phận cảm ứng nhiệt bị hỏng, phải chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp. Ngoài ra, không nên quá phụ thuộc vào các thiết bị báo rò rỉ gas, nếu chúng có sự cố, bạn có thể không biết. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là thao tác đúng khi dùng gas, kiểm tra thiết bị này thường xuyên.
Mới đây, ngày 16/6, một tai nạn nổ bình gas kinh hoàng ở Tô Hiệu (Cầu Giấy) khiến 3 người phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng. Đã có không ít những vụ tai nạn đáng tiếc như vậy xảy ra, vì thế, việc nắm được nguyên nhân và khắc phục nhân tố gây tai nạn sẽ phần nào giúp bạn an toàn khi dùng gas đun nấu. Ảnh: minh họa.
1. Kiểm tra van bình gas
Sau khi nấu ăn, cần đóng khóa van gas, kiểm tra vị trí nút bật/mở bếp nấu đã về vị trí off (tắt) hay chưa, tránh để gas rò rỉ ra ngoài. Rò rỉ gas qua bếp nấu thường là nguyên nhân dễ gặp nhất.
2. Đường dây dẫn gas bị hở
Dây dẫn kém chất lượng, bị kẹp đầu nối dây gas hoặc bị chuột cắn đứt hay thủng... sẽ rất nguy hiểm. Định kỳ kiểm tra các đầu mối dây gas, tránh để dây bị xoắn, kẹp và gần các thiết bị tỏa nhiều nhiệt, làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
3. Thông gió phòng bếp kém
Khí gas khi có hiện tượng rò rỉ âm thầm, lâu dần sẽ tích tụ thành lượng lớn rất nguy hiểm. Nếu như nhà bếp không thoáng khí, khả năng tích tụ sẽ cao hơn. Vì thế, bạn cần đảm bảo khu bếp nấu có ô nhỏ thoát khí.
4. Bình gas quá cũ
Các cơ sở sản xuất sử dụng bình đựng gas kém chất lượng, quá cũ... rất nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, khi mua hoặc đổi bình gas, bạn cần chọn cơ sở uy tín, bình gas còn mới, không móp, méo, đảm bảo van và dây dẫn không có nhiều vết gấp.
5. Thay lắp gas không đúng cách
Khi thay van, dây dẫn không đúng cách, vô tình bạn đã biến bình gas thành bom nổ chậm trong nhà. Vì thế, nếu kiểm tra thấy có dấu hiệu bất thường của các thiết bị đi kèm bình gas, cần gọi sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật, thay vì tự ý chỉnh sửa thiếu an toàn.
6. Xử lý sai khi thấy rò rỉ gas
Bạn không nên bật bếp để kiểm tra hoặc các thiết bị điện trong nhà (có thể tạo ra tia điện rất bắt lửa)... nếu thấy có mùi gas. Hầu hết nguyên nhân gây tai nạn đều do xử lý không đúng cách khi
phát hiện rò gas. Tốt nhất, bạn nên khóa van gas, mở cửa thoáng khí và gọi nhân viên kỹ thuật hỗ trợ.
7. Vị trí đặt bình gas chưa an toàn
Một nguyên nhân khác có thể do bình gas đặt gần các thiết bị sinh nhiệt (lò nướng, lò sưởi, tủ lạnh.... ) hoặc nơi ẩm ướt khiến ống dẫn gas, van và lớp vỏ chóng bị ăn mòn, gỉ sắt, khí gas thoát ra ngoài, gặp nhiệt và phát thành đám cháy, vụ nổ. Bạn cân nhắc vị trí đặt bình, hộc chứa bình gas phải thoáng đãng và tránh các lỗi đã kể trên.
8. Trục trặc thiết bị báo rò rỉ hoặc tự động ngắt gas
Bộ phận cảm ứng nhiệt bị hỏng, phải chú ý để kịp thời tắt công tắc bếp. Ngoài ra, không nên quá phụ thuộc vào các thiết bị báo rò rỉ gas, nếu chúng có sự cố, bạn có thể không biết. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là thao tác đúng khi dùng gas, kiểm tra thiết bị này thường xuyên.