Vào những năm 1850, ô nhiễm sông Thames là một vấn đề nghiêm trọng ở London, Anh. Con sông này bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối do người dân xả chất thải sinh hoạt lẫn sản xuất công nghiệp.Chính vì vậy, cá và nhiều sinh vật không thể sinh tồn tại sông Thames. Thậm chí, người dân còn gọi con sông này là “dòng sông thối vĩ đại” (The Great Stink).Trước vấn đề nghiêm trọng này, giới chức London quyết định xây dựng hệ thống cống thải của người dân đến khu vực xử lý thay vì đổ thẳng xuống sông Thames.Kỹ sư trưởng Joseph Bazalgette phụ trách công trình này. Theo kế hoạch, ông cùng đội ngũ nhân viên thiết kế và xây dựng mạng lưới các cống chặn chạy song song với sông Thames.Những cống này dài tới 131 km thu thập nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ mọi ngõ ngách trong thành phố.Tiếp đến, ông Bazalgette chỉ đạo xây dựng một số trạm bơm để kéo nước thải chảy theo dòng.Nhờ kế hoạch tỉ mỉ và chu đáo của ông Bazalgette, vấn đề ô nhiễm ở sông Thames được giải quyết. Cuộc sống của người dân London trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.Trải qua nhiều thập kỷ, hệ thống xử lý nước thải quanh khu vực sông Thames vẫn hoạt động hiệu quả tới ngày nay.Trong số các trạm bơm, du khách không khỏi ấn tượng với trạm bơm Crossness tại khu Bexley. Khi tới nơi này tham quan, nhiều người bất ngờ vì công trình này được thiết kế công phu giống như một tòa nhà tráng lệ, được trang trí tuyệt đẹp.Các lối vào trạm bơm Crossness được xây dựng giống như kiến trúc của nhà thờ Norman.Bên trong trạm bơm Crossness là 4 động cơ khổng lồ. Những động cơ này xử lý hàng tấn nước thải mỗi ngày. Mời độc giả xem video: London vẫn là trung tâm tài chính châu Âu. Nguồn: VTV24.
Vào những năm 1850, ô nhiễm sông Thames là một vấn đề nghiêm trọng ở London, Anh. Con sông này bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối do người dân xả chất thải sinh hoạt lẫn sản xuất công nghiệp.
Chính vì vậy, cá và nhiều sinh vật không thể sinh tồn tại sông Thames. Thậm chí, người dân còn gọi con sông này là “dòng sông thối vĩ đại” (The Great Stink).
Trước vấn đề nghiêm trọng này, giới chức London quyết định xây dựng hệ thống cống thải của người dân đến khu vực xử lý thay vì đổ thẳng xuống sông Thames.
Kỹ sư trưởng Joseph Bazalgette phụ trách công trình này. Theo kế hoạch, ông cùng đội ngũ nhân viên thiết kế và xây dựng mạng lưới các cống chặn chạy song song với sông Thames.
Những cống này dài tới 131 km thu thập nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ mọi ngõ ngách trong thành phố.
Tiếp đến, ông Bazalgette chỉ đạo xây dựng một số trạm bơm để kéo nước thải chảy theo dòng.
Nhờ kế hoạch tỉ mỉ và chu đáo của ông Bazalgette, vấn đề ô nhiễm ở sông Thames được giải quyết. Cuộc sống của người dân London trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.
Trải qua nhiều thập kỷ, hệ thống xử lý nước thải quanh khu vực sông Thames vẫn hoạt động hiệu quả tới ngày nay.
Trong số các trạm bơm, du khách không khỏi ấn tượng với trạm bơm Crossness tại khu Bexley. Khi tới nơi này tham quan, nhiều người bất ngờ vì công trình này được thiết kế công phu giống như một tòa nhà tráng lệ, được trang trí tuyệt đẹp.
Các lối vào trạm bơm Crossness được xây dựng giống như kiến trúc của nhà thờ Norman.
Bên trong trạm bơm Crossness là 4 động cơ khổng lồ. Những động cơ này xử lý hàng tấn nước thải mỗi ngày.
Mời độc giả xem video: London vẫn là trung tâm tài chính châu Âu. Nguồn: VTV24.