1. Tránh ánh nắng trực tiếp: Đồ dùng bằng gỗ khi lau dọn, thường được phơi ngoài sân vườn, điều này nên tránh, bởi ánh sáng mặt trời dễ làm thay đổi màu sắc của gỗ và độ ẩm trong thớ gỗ giảm so với ban đầu, tạo ra những vết nứt tách trên bề mặt đồ dùng.
Sau khi lau rửa đồ nội thất gỗ, bạn nên đặt chúng ở nơi có bóng mát, gió thoáng như hiên nhà để đồ dùng khô tự nhiên. Khi trời quá nắng, khô hanh hoặc quá lạnh, bạn nên phủ lên đồ dùng một lớp vải bọc. Ngoài ra, bạn chú ý vị trí kê đồ gỗ, không nên quá gần với khu vực hoặc đồ vật khác tỏa nhiều nhiệt, cộng thêm thời tiết hanh khô, đồ dùng bằng gỗ sẽ bị co lại, độ ẩm căn phòng tốt nhất nên ở mức 50%. Tuy nhiên, sang thu, thời tiết thường có những ngày nắng nhẹ, bạn nên tận dụng điều này, mở cửa sổ để ánh sáng và không khí thoáng đãng tẩy mùi sơn hoặc mùi nấm mốc trên đồ dùng bằng gỗ hiệu quả. 2. Tránh ngấm nhiều nước: Việc ngâm hoặc phun rửa lâu và nhiều nước dễ khiến bề mặt gỗ phồng rộp, gia tăng khả năng mọc nấm mốc hoặc tạo vết loang trên đồ dùng. Vì thế, bạn nên lau dọn nhanh, phủi sạch bụi trên bề mặt đồ nội thất trước khi lau dọn. Mặc dù ngày thu khô hanh, độ ẩm thấp, song nhiều vị trí như hậu của tủ quần áo, tựa ghế kê sát tường vẫn có thể bị ẩm mốc, bạn cân nhắc nếu có thể, nên bỏ một ít vôi bột, than củi vào bên trong đồ gỗ để chống ẩm cho những vị trí này. 3. Dùng thêm dầu bảo quản gỗ: Loại dầu bảo quản hỗ trợ chống lại nấm mốc, co giãn gỗ khi gặp thời tiết nóng, lạnh có thể là giải pháp giúp bảo quản đồ dùng tốt hơn khi chuyển mùa. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua loại chính hãng, phù hợp với từng loại gỗ và không lạm dụng dầu bảo quản. Một số loại sơn, vec- ni cũng có khả năng chống bong tróc, kháng nấm mốc, song nhất thiết phải là loại chuyên dụng và dùng cho đồ gỗ đúng theo hướng dẫn sử dụng. 4. Vệ sinh, lau bụi định kỳ trong mùa: Thường xuyên lau chùi bụi bẩn, bởi khô hanh khiến lượng bụi nhiều hơn mùa mưa. Nếu ở khu vực thành phố, gần đường giao thông, bạn nên đóng bớt các cửa sổ, hoặc che phủ đồ gỗ để tránh bụi bẩn bám trên đồ dùng và làm mất độ bóng. Nên vệ sinh đồ gỗ 3 – 6 tháng/ lần, nếu đồ gỗ bị nứt, bạn có thể lấy sáp ong nhét vào chỗ nứt rồi thoa véc - ni cho đều màu.
1. Tránh ánh nắng trực tiếp: Đồ dùng bằng gỗ khi lau dọn, thường được phơi ngoài sân vườn, điều này nên tránh, bởi ánh sáng mặt trời dễ làm thay đổi màu sắc của gỗ và độ ẩm trong thớ gỗ giảm so với ban đầu, tạo ra những vết nứt tách trên bề mặt đồ dùng.
Sau khi lau rửa đồ nội thất gỗ, bạn nên đặt chúng ở nơi có bóng mát, gió thoáng như hiên nhà để đồ dùng khô tự nhiên. Khi trời quá nắng, khô hanh hoặc quá lạnh, bạn nên phủ lên đồ dùng một lớp vải bọc.
Ngoài ra, bạn chú ý vị trí kê đồ gỗ, không nên quá gần với khu vực hoặc đồ vật khác tỏa nhiều nhiệt, cộng thêm thời tiết hanh khô, đồ dùng bằng gỗ sẽ bị co lại, độ ẩm căn phòng tốt nhất nên ở mức 50%.
Tuy nhiên, sang thu, thời tiết thường có những ngày nắng nhẹ, bạn nên tận dụng điều này, mở cửa sổ để ánh sáng và không khí thoáng đãng tẩy mùi sơn hoặc mùi nấm mốc trên đồ dùng bằng gỗ hiệu quả.
2. Tránh ngấm nhiều nước: Việc ngâm hoặc phun rửa lâu và nhiều nước dễ khiến bề mặt gỗ phồng rộp, gia tăng khả năng mọc nấm mốc hoặc tạo vết loang trên đồ dùng. Vì thế, bạn nên lau dọn nhanh, phủi sạch bụi trên bề mặt đồ nội thất trước khi lau dọn.
Mặc dù ngày thu khô hanh, độ ẩm thấp, song nhiều vị trí như hậu của tủ quần áo, tựa ghế kê sát tường vẫn có thể bị ẩm mốc, bạn cân nhắc nếu có thể, nên bỏ một ít vôi bột, than củi vào bên trong đồ gỗ để chống ẩm cho những vị trí này.
3. Dùng thêm dầu bảo quản gỗ: Loại dầu bảo quản hỗ trợ chống lại nấm mốc, co giãn gỗ khi gặp thời tiết nóng, lạnh có thể là giải pháp giúp bảo quản đồ dùng tốt hơn khi chuyển mùa. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua loại chính hãng, phù hợp với từng loại gỗ và không lạm dụng dầu bảo quản.
Một số loại sơn, vec- ni cũng có khả năng chống bong tróc, kháng nấm mốc, song nhất thiết phải là loại chuyên dụng và dùng cho đồ gỗ đúng theo hướng dẫn sử dụng.
4. Vệ sinh, lau bụi định kỳ trong mùa: Thường xuyên lau chùi bụi bẩn, bởi khô hanh khiến lượng bụi nhiều hơn mùa mưa. Nếu ở khu vực thành phố, gần đường giao thông, bạn nên đóng bớt các cửa sổ, hoặc che phủ đồ gỗ để tránh bụi bẩn bám trên đồ dùng và làm mất độ bóng.
Nên vệ sinh đồ gỗ 3 – 6 tháng/ lần, nếu đồ gỗ bị nứt, bạn có thể lấy sáp ong nhét vào chỗ nứt rồi thoa véc - ni cho đều màu.