Các vết cặn và vệt loang trên ly, chén pha lê có thể giải quyết bằng chiêu giấm trắng hâm nóng, ngâm đồ trong giấm khoảng 2 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Một cách đơn giản khác,
bạn ngâm đồ bằng pha lê với nước rửa chén pha loãng trong 10 - 15 phút, dùng giẻ mềm rửa nhẹ nhàng. Bạn không nên ngâm vật dụng quá lâu vì có thể bám mùi nước rửa chén, đặc biệt, không dùng hóa chất tẩy quá mạnh.
Độ bóng của đồ dùng sẽ được lấy lại khi rửa chúng với nước ấm pha chanh hoặc giấm, chú ý không dùng nước quá nóng, độ bóng của pha lê sẽ rất dễ bị “chết”.
Với những vật dụng có nhiều khe, kẽ hoặc trạm khắc, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mềm, cọ rửa nhẹ nhàng.
Nếu ly, cốc có mùi hôi, bạn ngâm chúng với chanh hoặc nước cà phê pha loãng khoảng 10 – 15 phút, để mùi khó chịu không còn. Hơn nữa, chanh và cà phê sẽ giúp loại bỏ nấm mốc trên đồ dùng để lâu ngày.
Bên trong chai lọ pha lê cao cổ thường khó làm sạch, bạn dùng cát mịn bỏ vào, đổ thêm chút nước và lắc nhẹ. Cát sẽ tẩy các vết bẩn còn bám trên thành chai lọ, sau cùng, rửa lại sạch sẽ bằng nước. Những vật bằng pha lê có thể rửa bằng máy rửa bát cao cấp, song khó tránh gây đục màu sau nhiều lần rửa. Vì thế, bạn nên hạn chế dùng máy rửa bát cho ly, chén pha lê.
Với đèn chùm pha lê, bạn hãy chắc chắn tắt đèn và bóng đèn không còn nóng trước khi lau dọn, lau từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Phun nước lên cách mảnh pha lê để làm sạch dễ dàng hơn.
Làm sạch trang sức pha lê hiệu quả hơn khi bạn dùng nước lạnh với một vài giọt sữa rửa mặt hoặc sữa tắm, rửa và lau khô bằng vải thật mềm để tránh trày xước trang sức, sau đó, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đồ còn ướt, không lau bằng khăn lông, sợi tơ trên khăn sẽ bám và kẹt trên dây hoặc móc khóa của vật dụng.
Các vết cặn và vệt loang trên ly, chén pha lê có thể giải quyết bằng chiêu giấm trắng hâm nóng, ngâm đồ trong giấm khoảng 2 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Một cách đơn giản khác,
bạn ngâm đồ bằng pha lê với nước rửa chén pha loãng trong 10 - 15 phút, dùng giẻ mềm rửa nhẹ nhàng. Bạn không nên ngâm vật dụng quá lâu vì có thể bám mùi nước rửa chén, đặc biệt, không dùng
hóa chất tẩy quá mạnh.
Độ bóng của đồ dùng sẽ được lấy lại khi rửa chúng với nước ấm pha chanh hoặc giấm, chú ý không dùng nước quá nóng, độ bóng của pha lê sẽ rất dễ bị “chết”.
Với những vật dụng có nhiều khe, kẽ hoặc trạm khắc, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mềm, cọ rửa nhẹ nhàng.
Nếu ly, cốc có mùi hôi, bạn ngâm chúng với chanh hoặc nước cà phê pha loãng khoảng 10 – 15 phút, để mùi khó chịu không còn. Hơn nữa, chanh và cà phê sẽ giúp loại bỏ nấm mốc trên đồ dùng để lâu ngày.
Bên trong chai lọ pha lê cao cổ thường khó làm sạch, bạn dùng cát mịn bỏ vào, đổ thêm chút nước và lắc nhẹ. Cát sẽ tẩy các vết bẩn còn bám trên thành chai lọ, sau cùng, rửa lại sạch sẽ bằng nước.
Những vật bằng pha lê có thể rửa bằng máy rửa bát cao cấp, song khó tránh gây đục màu sau nhiều lần rửa. Vì thế, bạn nên hạn chế dùng máy rửa bát cho ly, chén pha lê.
Với đèn chùm pha lê, bạn hãy chắc chắn tắt đèn và bóng đèn không còn nóng trước khi lau dọn, lau từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Phun nước lên cách mảnh pha lê để làm sạch dễ dàng hơn.
Làm sạch trang sức pha lê hiệu quả hơn khi bạn dùng nước lạnh với một vài giọt sữa rửa mặt hoặc sữa tắm, rửa và lau khô bằng vải thật mềm để tránh trày xước trang sức, sau đó, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đồ còn ướt, không lau bằng khăn lông, sợi tơ trên khăn sẽ bám và kẹt trên dây hoặc móc khóa của vật dụng.