Bạn có thể dễ dàng tìm mua bàn phím máy tính tại cửa hàng thiết bị điện tử hoặc siêu thị điện máy... Trong đó, các dạng bàn phím có dây và không dây thuộc nhiều nhãn hiệu và giá bán khác nhau.Khá nhiều loại giá "mềm" như Genius có giắc cắm USB (từ 90 đến trên 200 nghìn đồng), Logitech (trên 150 nghìn đồng), Delux (150 nghìn đồng). Một số loại có giá "chát" hơn do trang bị nhiều tính năng đi kèm (bàn phím phát sáng, tích hợp chuột cảm ứng...) như: Logitech K400R (790 nghìn đồng), Eblue dành cho dân game (600 -700 nghìn đồng)....Ngoài ra, loại bàn phím Multimedia (từ 200 đến trên 300 nghìn đồng) có thêm các phím hỗ trợ điều khiển cho các chương trình giải trí như xem video, nghe nhạc và các chương trình truy cập internet... trên máy tính.Khi được hỏi về dòng sản phẩm này, anh Hoàng Tùng (nhân viên bán hàng thiết bị điện tử tại Thanh Xuân) cho biết: "Bàn phím bán chạy nhất là dòng Genius vì sinh viên thích giá rẻ, Logitech hay Eblue thì dân game hoặc đồ họa họ hay mua hơn. Tùy nhu cầu nhưng xem chừng giá rẻ vẫn được "chuộng" hơn cả".Chia sẻ về kinh nghiệm chọn phụ kiện thiết bị, anh Thành Trung (nhân viên CNTT) cho rằng: "Việc mua bàn phím bền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn không nên ham rẻ mà mua phải của "ôi thiu". Đầu tiên, bạn cần tham khảo cửa hàng uy tín, có phản hồi tốt để mua thiết bị, kiểm tra bàn phím cẩn thận trước khi mang về".Đừng quên thử kiểm tra độ kết nối giắc cắm (dạng chân tròn hoặc USB) của bàn phím với máy tính, bạn cần chắc chắn bàn phím hoạt động trơn tru.Đối với bàn phím có dây, bạn chú ý độ dài của dây, đáp ứng khoảng cách từ case máy tính đến nơi đặt bàn phím, tránh mua một số loại hàng trôi nổi trên thị trường, dây nối thường rất ngắn.Dạng bàn phím không dây (wireless hoặc bluetooth), khi mua bạn xem kỹ các thông số như: Pin sạc hay pin thường, thời gian sử dụng, khoảng cách giữa bàn phím và bộ phận thu tín hiệu là bao xa... So với bàn phím có dây thì loại này kém "nhạy" hơn, xong có ưu điểm linh động hơn.Một sản phẩm chất lượng, khi sử dụng phải đem lại sự thoải mái cho bạn. Khi mua bàn phím, đừng quên dùng thử, kiểm tra độ nhạy của các phím, tránh mua loại phím bấm cứng, bị kẹt do bụi hoặc lỗi sản xuất.Ngoài ra, các yếu tố khác như vị trí đặt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn sản phẩm phù hợp. Một số loại bàn được kết cấu thêm ngăn để phụ kiện máy tính, bạn có thể tận đụng điều này, cân nhắc chọn kích thước bàn phím độ dày/ mỏng, dạng mini hay thông thường.Bên cạnh đó, các tính năng như đèn nền, tích hợp chuột cảm ứng... khiến bàn phím thường có mức giá cao. Vậy nên, bạn cân nhắc nhu cầu, nếu thực sự cần những tính năng mới này thì mới đầu tư khi mua sản phẩm.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua bàn phím máy tính tại cửa hàng thiết bị điện tử hoặc siêu thị điện máy... Trong đó, các dạng bàn phím có dây và không dây thuộc nhiều nhãn hiệu và giá bán khác nhau.
Khá nhiều loại giá "mềm" như Genius có giắc cắm USB (từ 90 đến trên 200 nghìn đồng), Logitech (trên 150 nghìn đồng), Delux (150 nghìn đồng). Một số loại có giá "chát" hơn do trang bị nhiều tính năng đi kèm (bàn phím phát sáng, tích hợp chuột cảm ứng...) như: Logitech K400R (790 nghìn đồng), Eblue dành cho dân game (600 -700 nghìn đồng)....
Ngoài ra, loại bàn phím Multimedia (từ 200 đến trên 300 nghìn đồng) có thêm các phím hỗ trợ điều khiển cho các chương trình giải trí như xem video, nghe nhạc và các chương trình truy cập internet... trên máy tính.
Khi được hỏi về dòng sản phẩm này, anh Hoàng Tùng (nhân viên bán hàng thiết bị điện tử tại Thanh Xuân) cho biết: "Bàn phím bán chạy nhất là dòng Genius vì sinh viên thích giá rẻ, Logitech hay Eblue thì dân game hoặc đồ họa họ hay mua hơn. Tùy nhu cầu nhưng xem chừng giá rẻ vẫn được "chuộng" hơn cả".
Chia sẻ về kinh nghiệm chọn phụ kiện thiết bị, anh Thành Trung (nhân viên CNTT) cho rằng: "Việc mua bàn phím bền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn không nên ham rẻ mà mua phải của "ôi thiu". Đầu tiên, bạn cần tham khảo cửa hàng uy tín, có phản hồi tốt để mua thiết bị, kiểm tra bàn phím cẩn thận trước khi mang về".
Đừng quên thử kiểm tra độ kết nối giắc cắm (dạng chân tròn hoặc USB) của bàn phím với máy tính, bạn cần chắc chắn bàn phím hoạt động trơn tru.
Đối với bàn phím có dây, bạn chú ý độ dài của dây, đáp ứng khoảng cách từ case máy tính đến nơi đặt bàn phím, tránh mua một số loại hàng trôi nổi trên thị trường, dây nối thường rất ngắn.
Dạng bàn phím không dây (wireless hoặc bluetooth), khi mua bạn xem kỹ các thông số như: Pin sạc hay pin thường, thời gian sử dụng, khoảng cách giữa bàn phím và bộ phận thu tín hiệu là bao xa... So với bàn phím có dây thì loại này kém "nhạy" hơn, xong có ưu điểm linh động hơn.
Một sản phẩm chất lượng, khi sử dụng phải đem lại sự thoải mái cho bạn. Khi mua bàn phím, đừng quên dùng thử, kiểm tra độ nhạy của các phím, tránh mua loại phím bấm cứng, bị kẹt do bụi hoặc lỗi sản xuất.
Ngoài ra, các yếu tố khác như vị trí đặt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn sản phẩm phù hợp. Một số loại bàn được kết cấu thêm ngăn để phụ kiện máy tính, bạn có thể tận đụng điều này, cân nhắc chọn kích thước bàn phím độ dày/ mỏng, dạng mini hay thông thường.
Bên cạnh đó, các tính năng như đèn nền, tích hợp chuột cảm ứng... khiến bàn phím thường có mức giá cao. Vậy nên, bạn cân nhắc nhu cầu, nếu thực sự cần những tính năng mới này thì mới đầu tư khi mua sản phẩm.