Máy ảnh Canon EOS 80D được nâng cấp cả về cảm biến và bộ xử lý so với 70D. Độ phân giải của máy được nâng lên 24MP (cảm biến 70D là 20.2MP), bộ xử lý DIGIC 6 (so với DIGIC 5 trên 70D). Cải tiến lớn nhất trên chiếc 80D là hệ thống lấy nét Dual Pixel.Số điểm lấy nét trên 80D là 45 điểm cross type (so với 19 trên 70D), và toàn bộ điểm ảnh đều có thể hoạt động bằng phương pháp lấy nét theo pha, do đó tốc độ lấy nét sẽ nhanh hơn rất nhiều. Canon cũng khẳng định chiếc 80D có thể lấy nét nhanh ngay cả khi điều kiện ánh sáng xuống rất thấp (-3UV).Dải ISO trên chiếc 80D được mở rộng hơn thế hệ cũ (100 – 16.000), và có thể lên tới 25.600 ở chế độ tự động và mở rộng được tới 52.000 ở chế độ chỉnh tay.Tốc độ chụp tối đa của máy không nâng lên (vẫn là 7 fps), nhưng số ảnh chụp trong chế độ burst được nâng lên tới 110 ảnh JPEG và 25 ảnh RAW (65 ảnh JPEG và 16 RAW trên 70D). 80D sử dụng cơ cấu gương lật mới, giúp giảm thiểu độ rung khi vận hành và nhờ đó giúp hình ảnh sắc nét hơn, ngay cả khi chụp ở tốc độ màn trập thấp. Cơ cấu gương lật này đã xuất hiện trên chiếc 7D Mark II và 5Ds.Độ phân giải tối đa khi quay phim ở 80D vẫn là Full HD (1080p), nhưng tốc độ khung hình được nâng lên 60fps. Máy cũng được trang bị thêm khe cắm tai nghe để có thể theo dõi âm thanh trong khi quay video, và mic tích hợp được chuyển lên vị trí phía trước để ghi âm thanh tốt hơn.Phía sau 80D là màn hình LCD 3 inch, độ phân giải 1.04 triệu điểm ảnh có khả năng xoay lật và hỗ trợ cảm ứng giống như phiên bản tiền nhiệm. Viewfinder cho góc nhìn 100% khung hình (70D là 98%) và độ phóng đại 0.95x.Về kết nối, 80D ho phép người dùng kết nối thông qua WiFi, NFC với các định dạng thẻ nhớ mở rộng bao gồm thẻ SD/SDHC/SDXC bên cạnh các kết nối thông dụng như USB, HDMI, jack cắm tai nghe 3.5mm…Với phiên bản mới, Canon đã cải tiến hơn khả năng chống bụi và ẩm, tuy nhiên thân máy chỉ được làm bằng Poly Carbon. Máy vẫn sẽ sử dụng pin LP-E6 giống như trên nhiều phiên bản DSLR trước đó, do vậy người dùng hoàn toàn yên tâm nếu như muốn nâng cấp lên 80D.Ống kính kit đi kèm của 80D là EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS USM, với công nghệ Nano USM Technology đem lại tốc độ lấy nét nhanh hơn cả khi quay phim và chụp ảnh.Canon cũng đưa ra hai phụ kiện hỗ trợ quay phim.Phụ kiện đầu có tên PZ-E1, hỗ trợ zoom mượt mà hơn với hai tốc độ zoom khác nhau. Phụ kiện này cũng có thể được điều khiển qua ứng dụng Camera Connect trên điện thoại. PZ-E1 được bán riêng với giá 150 USD (khoảng 3,4 triệu đồng).Phụ kiện còn lại là chiếc Micro rời DM-E1 sử dụng chân cắm 3.5mm, có thể dễ dàng lắp vào chân hot-shoe của 80D và có giá 250 USD (5,6 triệu đồng).Canon 80D sẽ có giá bán 1200 USD (26,9 triệu đồng) cho riêng thân máy, và 1800 USD (40 triệu đồng) cho bộ kit gồm cả ống kính 18-135mm. Ở Việt Nam máy sẽ được bán từ cuối tháng Ba và hiện chưa có thông tin về mức giá tại thị trường nước ta.
Máy ảnh Canon EOS 80D được nâng cấp cả về cảm biến và bộ xử lý so với 70D. Độ phân giải của máy được nâng lên 24MP (cảm biến 70D là 20.2MP), bộ xử lý DIGIC 6 (so với DIGIC 5 trên 70D). Cải tiến lớn nhất trên chiếc 80D là hệ thống lấy nét Dual Pixel.
Số điểm lấy nét trên 80D là 45 điểm cross type (so với 19 trên 70D), và toàn bộ điểm ảnh đều có thể hoạt động bằng phương pháp lấy nét theo pha, do đó tốc độ lấy nét sẽ nhanh hơn rất nhiều. Canon cũng khẳng định chiếc 80D có thể lấy nét nhanh ngay cả khi điều kiện ánh sáng xuống rất thấp (-3UV).
Dải ISO trên chiếc 80D được mở rộng hơn thế hệ cũ (100 – 16.000), và có thể lên tới 25.600 ở chế độ tự động và mở rộng được tới 52.000 ở chế độ chỉnh tay.
Tốc độ chụp tối đa của máy không nâng lên (vẫn là 7 fps), nhưng số ảnh chụp trong chế độ burst được nâng lên tới 110 ảnh JPEG và 25 ảnh RAW (65 ảnh JPEG và 16 RAW trên 70D). 80D sử dụng cơ cấu gương lật mới, giúp giảm thiểu độ rung khi vận hành và nhờ đó giúp hình ảnh sắc nét hơn, ngay cả khi chụp ở tốc độ màn trập thấp. Cơ cấu gương lật này đã xuất hiện trên chiếc 7D Mark II và 5Ds.
Độ phân giải tối đa khi quay phim ở 80D vẫn là Full HD (1080p), nhưng tốc độ khung hình được nâng lên 60fps. Máy cũng được trang bị thêm khe cắm tai nghe để có thể theo dõi âm thanh trong khi quay video, và mic tích hợp được chuyển lên vị trí phía trước để ghi âm thanh tốt hơn.
Phía sau 80D là màn hình LCD 3 inch, độ phân giải 1.04 triệu điểm ảnh có khả năng xoay lật và hỗ trợ cảm ứng giống như phiên bản tiền nhiệm. Viewfinder cho góc nhìn 100% khung hình (70D là 98%) và độ phóng đại 0.95x.
Về kết nối, 80D ho phép người dùng kết nối thông qua WiFi, NFC với các định dạng thẻ nhớ mở rộng bao gồm thẻ SD/SDHC/SDXC bên cạnh các kết nối thông dụng như USB, HDMI, jack cắm tai nghe 3.5mm…
Với phiên bản mới, Canon đã cải tiến hơn khả năng chống bụi và ẩm, tuy nhiên thân máy chỉ được làm bằng Poly Carbon. Máy vẫn sẽ sử dụng pin LP-E6 giống như trên nhiều phiên bản DSLR trước đó, do vậy người dùng hoàn toàn yên tâm nếu như muốn nâng cấp lên 80D.
Ống kính kit đi kèm của 80D là EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS USM, với công nghệ Nano USM Technology đem lại tốc độ lấy nét nhanh hơn cả khi quay phim và chụp ảnh.
Canon cũng đưa ra hai phụ kiện hỗ trợ quay phim.
Phụ kiện đầu có tên PZ-E1, hỗ trợ zoom mượt mà hơn với hai tốc độ zoom khác nhau. Phụ kiện này cũng có thể được điều khiển qua ứng dụng Camera Connect trên điện thoại. PZ-E1 được bán riêng với giá 150 USD (khoảng 3,4 triệu đồng).
Phụ kiện còn lại là chiếc Micro rời DM-E1 sử dụng chân cắm 3.5mm, có thể dễ dàng lắp vào chân hot-shoe của 80D và có giá 250 USD (5,6 triệu đồng).
Canon 80D sẽ có giá bán 1200 USD (26,9 triệu đồng) cho riêng thân máy, và 1800 USD (40 triệu đồng) cho bộ kit gồm cả ống kính 18-135mm. Ở Việt Nam máy sẽ được bán từ cuối tháng Ba và hiện chưa có thông tin về mức giá tại thị trường nước ta.