Thực phẩm bẩn, dư lượng nitrat cao, có nhiều nguy cơ gây ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người dùng. Nhiều bà nội trợ quan tâm đến máy kiểm tra chất bảo vệ thực vật trong rau quả, thịt, cá...như Soeks, Laquatwin. Tuy nhiên mức độ tin tưởng và hiệu quả thực sự của sản phẩm chưa được bàn đến kỹ lưỡng. Sản phẩm có thiết kế nhỏ, gọn, dùng phần mũi khoan nhỏ gắn trên máy, cắm vào thực phẩm cần kiểm tra nồng độ các chất nitrat. Sau khoảng 20-30s trên màn hình hiện ra thông số các chất, đối chiếu với bảng chuẩn giới hạn chất trong mỗi loại rau, quả. Nếu kết quả vượt quá mức cho phép thì các bà nội trợ phải nhanh chóng "khai tử" món hàng mình vừa mua.Máy dùng pin 3A để hoạt động, trong máy có tích hợp danh bạ các loại thực phẩm (cà rốt, dứa, thịt...), người dùng có thể tìm tên thực phẩm rồi đối chiếu nồng độ ngay trên máy, không cần tra bảng bên ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phần ứng dụng này chỉ tích hợp được danh bạ nhất định, chưa mở rộng ra nhiều thực phẩm mới. Hơn nữa danh bạ không sắp xếp theo Alphabet, gây khó khăn cho việc tra cứu tên để so sánh.Bỏ ra từ 3-5 triệu để "đầu tư" một chiếc máy như vậy xong vẫn chưa giải đáp hết những lo lắng của các bà nội trợ. Thực phẩm có khả năng nhiễm độc từ rất nhiều yếu tố (thuốc sâu, chất bảo quản), nếu loại máy trên chỉ đo được thành phần nitrat thì không nên quá tin tưởng rằng có thể chỉ ra được rau quả sạch hoàn toàn chỉ trong thời gian rất ngắn.Muốn phân tích và kết luận đúng đắn về vi lượng chất thì phải tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm uy tín chứ không đơn giản là dùng máy test nhanh được.Trên Otofun.net, thành viên có nickname raldei bày tỏ sự quan ngại về máy kiểm tra thực phẩm, không thể kết luận được đồ ăn sạch, không chất gây bệnh vì "thuốc sâu, thuốc bảo quản có ti tỷ loại" "cái máy nitrat đo được mỗi cái mà phán được hết thì quá lừa trẻ con". Bên cạnh yếu tố hiệu quả máy cần được cân nhắc kỹ trước khi mua, các bà nội trợ sẽ có thể gặp phải sự "ngăn cản" của những người bán hàng, không cho kiểm tra thực phẩm được bày bán. Chia sẻ trên Otofun.net về tình huống oái oăm mà mẹ mình mắc phải, nickname Cúc cù cu phải thốt lên "khổ quá" muốn thử hoa quả ở cửa hàng mà không được, vì chủ cửa hàng cho rằng "làm thế thì hại cháu à".Không thể sử dụng khi đi chợ, còn nếu đã mua rau, quả về nhà rồi mới kiếm tra thì vừa bất tiện lại tốn tiền, các bà nội trợ hãy cân nhắc yếu tố này.Việc chọn đồ ăn sạch còn phụ thuộc vào nguồn gốc, đơn vị cung cấp...ngoài ra khâu bảo quản, chế biến hợp vệ sinh của các bà nội trợ khá quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm này chỉ là một giải pháp cung cấp khả năng chọn được rau quả không nhiễm Nitrat và cần được kiểm chứng rõ ràng trước khi sử dụng.
Thực phẩm bẩn, dư lượng nitrat cao, có nhiều nguy cơ gây ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người dùng. Nhiều bà nội trợ quan tâm đến máy kiểm tra chất bảo vệ thực vật trong rau quả, thịt, cá...như Soeks, Laquatwin. Tuy nhiên mức độ tin tưởng và hiệu quả thực sự của sản phẩm chưa được bàn đến kỹ lưỡng.
Sản phẩm có thiết kế nhỏ, gọn, dùng phần mũi khoan nhỏ gắn trên máy, cắm vào thực phẩm cần kiểm tra nồng độ các chất nitrat. Sau khoảng 20-30s trên màn hình hiện ra thông số các chất, đối chiếu với bảng chuẩn giới hạn chất trong mỗi loại rau, quả. Nếu kết quả vượt quá mức cho phép thì các bà nội trợ phải nhanh chóng "khai tử" món hàng mình vừa mua.
Máy dùng pin 3A để hoạt động, trong máy có tích hợp danh bạ các loại thực phẩm (cà rốt, dứa, thịt...), người dùng có thể tìm tên thực phẩm rồi đối chiếu nồng độ ngay trên máy, không cần tra bảng bên ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phần ứng dụng này chỉ tích hợp được danh bạ nhất định, chưa mở rộng ra nhiều thực phẩm mới. Hơn nữa danh bạ không sắp xếp theo Alphabet, gây khó khăn cho việc tra cứu tên để so sánh.
Bỏ ra từ 3-5 triệu để "đầu tư" một chiếc máy như vậy xong vẫn chưa giải đáp hết những lo lắng của các bà nội trợ. Thực phẩm có khả năng nhiễm độc từ rất nhiều yếu tố (thuốc sâu, chất bảo quản), nếu loại máy trên chỉ đo được thành phần nitrat thì không nên quá tin tưởng rằng có thể chỉ ra được rau quả sạch hoàn toàn chỉ trong thời gian rất ngắn.
Muốn phân tích và kết luận đúng đắn về vi lượng chất thì phải tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm uy tín chứ không đơn giản là dùng máy test nhanh được.
Trên Otofun.net, thành viên có nickname raldei bày tỏ sự quan ngại về máy kiểm tra thực phẩm, không thể kết luận được đồ ăn sạch, không chất gây bệnh vì "thuốc sâu, thuốc bảo quản có ti tỷ loại" "cái máy nitrat đo được mỗi cái mà phán được hết thì quá lừa trẻ con".
Bên cạnh yếu tố hiệu quả máy cần được cân nhắc kỹ trước khi mua, các bà nội trợ sẽ có thể gặp phải sự "ngăn cản" của những người bán hàng, không cho kiểm tra thực phẩm được bày bán.
Chia sẻ trên Otofun.net về tình huống oái oăm mà mẹ mình mắc phải, nickname Cúc cù cu phải thốt lên "khổ quá" muốn thử hoa quả ở cửa hàng mà không được, vì chủ cửa hàng cho rằng "làm thế thì hại cháu à".
Không thể sử dụng khi đi chợ, còn nếu đã mua rau, quả về nhà rồi mới kiếm tra thì vừa bất tiện lại tốn tiền, các bà nội trợ hãy cân nhắc yếu tố này.
Việc chọn đồ ăn sạch còn phụ thuộc vào nguồn gốc, đơn vị cung cấp...ngoài ra khâu bảo quản, chế biến hợp vệ sinh của các bà nội trợ khá quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm này chỉ là một giải pháp cung cấp khả năng chọn được rau quả không nhiễm Nitrat và cần được kiểm chứng rõ ràng trước khi sử dụng.