1. Vệ sinh ít nhất 1 tháng/lần
Tùy vào dung lượng và loại thực phẩm đựng trong tủ, bạn cân nhắc thời gian làm sạch các ngăn đựng nhiều hơn 1 lần/tháng. Riêng với khay chứa đồ tươi sống (cá, thịt, rau…) việc dọn dẹp thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 lần/ tháng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo hoặc tạo mùi hôi khó chịu.
Để khử mùi hôi ở các khay đựng, bạn nên dọn dẹp thức ăn, những đồ chín được bọc vào túi hoặc hộp kín, phân loại các khu vực chứa đồ. Sau đó, bạn cắt lát chanh hoặc đặt bát giấm ở góc tủ, khử mùi hôi dễ dàng. 2. Ngăn đá đóng nhiều tuyết
Khi thấy ngăn đá đóng tuyết nhiều đây là dấu hiệu giúp bạn nhận biết đã đến lúc cần xả tuyết cho tủ nếu không muốn hỏng block, tủ lạnh hoạt động liên tục dẫn đến hao tốn điện năng, làm giảm tuổi thọ của máy. Một số tủ lạnh hiện nay được trang bị nút rã đông tích hợp sẵn trong bảng điều khiển nhiệt độ trong tủ. Khi thấy băng tuyết tích tụ có độ dày khoảng 6mm thì bạn nên rã đông cho tủ. 3. Tủ lạnh có mùi hôi
Đây là điểm dễ nhận biết nhất cảnh báo tình trạng tủ lạnh bị bỏ bê quá lâu. Khi dọn dẹp đừng cố giữ lại những thức ăn cũ bạn đã cất giữ quá 4 ngày. Đồ chín chỉ còn có thể ăn được khi bảo quản không quá 4 ngày, được đựng trong hộp kín để không bị vi khuẩn ở đồ tươi sống tấn công, ảnh hưởng sức khỏe. 4. Thức ăn ở ngăn lạnh bị đóng đá hoặc héo nhũn
Khi thấy rau, hoa quả ở khay mát bị đóng đá hoặc có lớp tuyết mỏng phủ một góc phía trên, tình trạng này xảy ra có thể do hơi lạnh phả trực tiếp vào rau quả khi bạn để chúng sát dàn lạnh. Bạn cần giải quyết tình trạng đồ ăn chật ních trong tủ, dọn dẹp thực phẩm để tủ lạnh không quá tải.Bạn nên cho rau quả vào túi bọc, kiểm tra công suất máy đang ở mức nào, nếu núm chỉnh độ lạnh ở mức cao nhất (Max), bạn chỉnh về 3-4 để hơi lạnh được ổn định. 5. Thức ăn bị mốc
Tủ lạnh có mùi hôi, thức ăn có nấm mốc là những dấu hiệu dễ dàng nhất để bạn biết nên làm sạch cho tủ lạnh. Tuy nhiên, với tình trạng này, cách xử lý cần phải chú ý đến khâu diệt khuẩn. Nếu tủ có công nghệ Nano Titanium, plasma khử mùi, và giữ cho tủ lạnh thanh khiết, bạn nên bật tính năng hỗ trợ này lên sau khi dọn tủ.
Với những tủ lạnh đời cũ, để tiêu diệt nấm mốc, bạn nên tháo các ngăn và khay đựng, lau rửa bằng nước ấm, để ráo nước rồi lắp vào tủ. Ngoài ra, có thể đặt một bát giấm được đun nóng vào tủ khoảng 3- 5 tiếng, để hơi giấm khử sạch vi khuẩn còn ẩn nấp. 6. Đá lấy từ tủ lạnh có mùi hôi
Mùi khó chịu xuất hiện trong nước làm đá tủ lạnh có thể là mùi nhựa của khay chứa nước, mùi kim loại của hệ thống bơm nước làm đá. Với dạng tủ thông thường, bạn cần vệ sinh khay chứa, thay nước mới. Đối với tủ lạnh làm đá tự động, nên xả nước qua vòi trong 60 giây để rửa trôi cặn bận bám trong vòi. Nếu không thể xử lý, bạn nên gọi hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật.
1. Vệ sinh ít nhất 1 tháng/lần
Tùy vào dung lượng và loại thực phẩm đựng trong tủ, bạn cân nhắc thời gian làm sạch các ngăn đựng nhiều hơn 1 lần/tháng. Riêng với khay chứa đồ tươi sống (cá, thịt, rau…) việc dọn dẹp thường xuyên hơn, khoảng 2 – 3 lần/ tháng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo hoặc tạo mùi hôi khó chịu.
Để khử mùi hôi ở các khay đựng, bạn nên dọn dẹp thức ăn, những đồ chín được bọc vào túi hoặc hộp kín, phân loại các khu vực chứa đồ. Sau đó, bạn cắt lát chanh hoặc đặt bát giấm ở góc tủ, khử mùi hôi dễ dàng.
2. Ngăn đá đóng nhiều tuyết
Khi thấy ngăn đá đóng tuyết nhiều đây là dấu hiệu giúp bạn nhận biết đã đến lúc cần xả tuyết cho tủ nếu không muốn hỏng block, tủ lạnh hoạt động liên tục dẫn đến hao tốn điện năng, làm giảm tuổi thọ của máy.
Một số tủ lạnh hiện nay được trang bị nút rã đông tích hợp sẵn trong bảng điều khiển nhiệt độ trong tủ. Khi thấy băng tuyết tích tụ có độ dày khoảng 6mm thì bạn nên rã đông cho tủ.
3. Tủ lạnh có mùi hôi
Đây là điểm dễ nhận biết nhất cảnh báo tình trạng tủ lạnh bị bỏ bê quá lâu. Khi dọn dẹp đừng cố giữ lại những thức ăn cũ bạn đã cất giữ quá 4 ngày. Đồ chín chỉ còn có thể ăn được khi bảo quản không quá 4 ngày, được đựng trong hộp kín để không bị vi khuẩn ở đồ tươi sống tấn công, ảnh hưởng sức khỏe.
4. Thức ăn ở ngăn lạnh bị đóng đá hoặc héo nhũn
Khi thấy rau, hoa quả ở khay mát bị đóng đá hoặc có lớp tuyết mỏng phủ một góc phía trên, tình trạng này xảy ra có thể do hơi lạnh phả trực tiếp vào rau quả khi bạn để chúng sát dàn lạnh. Bạn cần giải quyết tình trạng đồ ăn chật ních trong tủ, dọn dẹp thực phẩm để tủ lạnh không quá tải.
Bạn nên cho rau quả vào túi bọc, kiểm tra công suất máy đang ở mức nào, nếu núm chỉnh độ lạnh ở mức cao nhất (Max), bạn chỉnh về 3-4 để hơi lạnh được ổn định.
5. Thức ăn bị mốc
Tủ lạnh có mùi hôi, thức ăn có nấm mốc là những dấu hiệu dễ dàng nhất để bạn biết nên làm sạch cho tủ lạnh. Tuy nhiên, với tình trạng này, cách xử lý cần phải chú ý đến khâu diệt khuẩn. Nếu tủ có công nghệ Nano Titanium, plasma khử mùi, và giữ cho tủ lạnh thanh khiết, bạn nên bật tính năng hỗ trợ này lên sau khi dọn tủ.
Với những tủ lạnh đời cũ, để tiêu diệt nấm mốc, bạn nên tháo các ngăn và khay đựng, lau rửa bằng nước ấm, để ráo nước rồi lắp vào tủ. Ngoài ra, có thể đặt một bát giấm được đun nóng vào tủ khoảng 3- 5 tiếng, để hơi giấm khử sạch vi khuẩn còn ẩn nấp.
6. Đá lấy từ tủ lạnh có mùi hôi
Mùi khó chịu xuất hiện trong nước làm đá tủ lạnh có thể là mùi nhựa của khay chứa nước, mùi kim loại của hệ thống bơm nước làm đá. Với dạng tủ thông thường, bạn cần vệ sinh khay chứa, thay nước mới. Đối với tủ lạnh làm đá tự động, nên xả nước qua vòi trong 60 giây để rửa trôi cặn bận bám trong vòi. Nếu không thể xử lý, bạn nên gọi hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật.