1. Gậy Selfie stick: đa dạng và tiện ích
Thay vì cố với tay chạm vào màn hình để chụp ảnh "tự sướng", góc ảnh hạn chế với khuôn mặt của chính mình, thì nay nhiều người chọn gậy Selfie stick làm giá đỡ điện thoại hoặc máy ảnh, đưa thiết bị chụp hình ra xa để pose hình. Thiết bị này có tay cầm làm từ nhựa hoặc kim loại, nếu kéo dài sẽ có khích thước khoảng 1 mét, khi thu gọn là 20cm. Phần giá đỡ gắn điện thoại rộng 7- 9cm. Gậy Selfie stick có 2 loại: dùng điều khiển từ xa (thông qua Bluetooth) và loại có nút bấm trực tiếp trên tay cầm. Anh N.T.V (bán hàng thiết bị camera tại Tràng Thi) cho biết: "Gần đây, gậy này bán rất chạy, cao điểm được 15-20 chiếc/ngày, chủ yếu là người trẻ".Tùy vào mức độ tiện ích mà sản phẩm chênh lệch mức giá. Loại gậy "bèo" nhất chỉ có tay cầm và giá đỡ khoảng 90 - 120.000 nghìn, bạn sẽ phải chi thêm một khoản 100 - 150 nghìn để sắm điều khiển đi kèm. Selfie stick "sang chảnh" hơn giá 800 - trên 1 triệu, tích hợp nút bấm và zoom xa/gần ngay trên thanh cầm. Bạn có thể tìm được những sản phẩm của hãng Kstar, Monopod, Gopro ở phố Thể Giao, Thái Hà... 2. Chọn và "xài" Selfie sao cho "sướng"
Thay vì chỉ chú ý đến tính năng của chiếc gậy, bạn nên xem xét chất liệu của phần tay cầm, cân nhắc độ bền của nhựa hoặc kim loại, đồng thời, kiểm tra khả năng co kéo, thay đổi độ dài của gậy có "mượt" hay không.Đối với những Selffie stick dùng điều khiển riêng bên ngoài, hãy kiểm tra độ nhạy kết nối bluetooth của điều khiển với điện thoại, nếu thiết bị này "đơ" thì chiếc gậy lúc này hoàn toàn vô dụng. Anh Minh Hùng (nhân viên cửa hàng công nghệ tại Thái Hà) tư vấn: "Khi mua cần hỏi kỹ điện thoại có phù hợp với điều khiển không vì nhiều loại điều khiển chỉ tương thích với dòng IOS và Android. Hơn nữa, việc sử dụng gậy chụp ảnh khá đơn giản, nhưng không vì thế bạn chủ quan khi gắn điện thoại hoặc máy chụp ảnh lên giá đỡ. Kiếm tra phần tiếp xúc giữa thanh gàm trên giá và điện thoại chắc chắn để không làm rơi máy hoặc xước màn hình.
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, bạn Thu Hà (sinh viên đại học Thăng Long) cho biết: "Gậy dùng thì thích lắm, nhưng loại tay cầm bằng nhựa yếu, rất nhanh bị gãy hơn loại bằng kim loại".
Ngoài ra, để chất lượng hình ảnh "ngon", bạn không nên kéo tay cầm quá dài, gậy nặng khiến tay dễ bị rung, làm ảnh bị nhòe. Không chỉ có vậy, thao tác tháo/lắp máy ảnh, điện thoại, chỉnh độ dài ngắn của chiếc gậy sẽ "ngốn" không ít thời gian của bạn.
Việc chụp ảnh tự sướng với Selfie stick cho lượng ảnh tốt hơn, số lượng người chụp đông hơn xong kém nhanh hơn cách chụp thông thường. Bạn nên cân nhắc có nên sắm sản phẩm này hay không, khi đi đâu cũng phải "tha lôi" theo chúng, khá bất tiện.
1. Gậy Selfie stick: đa dạng và tiện ích
Thay vì cố với tay chạm vào màn hình để chụp ảnh "tự sướng", góc ảnh hạn chế với khuôn mặt của chính mình, thì nay nhiều người chọn gậy Selfie stick làm giá đỡ điện thoại hoặc máy ảnh, đưa thiết bị chụp hình ra xa để pose hình.
Thiết bị này có tay cầm làm từ nhựa hoặc kim loại, nếu kéo dài sẽ có khích thước khoảng 1 mét, khi thu gọn là 20cm. Phần giá đỡ gắn điện thoại rộng 7- 9cm. Gậy Selfie stick có 2 loại: dùng điều khiển từ xa (thông qua Bluetooth) và loại có nút bấm trực tiếp trên tay cầm. Anh N.T.V (bán hàng thiết bị camera tại Tràng Thi) cho biết: "Gần đây, gậy này bán rất chạy, cao điểm được 15-20 chiếc/ngày, chủ yếu là người trẻ".
Tùy vào mức độ tiện ích mà sản phẩm chênh lệch mức giá. Loại gậy "bèo" nhất chỉ có tay cầm và giá đỡ khoảng 90 - 120.000 nghìn, bạn sẽ phải chi thêm một khoản 100 - 150 nghìn để sắm điều khiển đi kèm. Selfie stick "sang chảnh" hơn giá 800 - trên 1 triệu, tích hợp nút bấm và zoom xa/gần ngay trên thanh cầm. Bạn có thể tìm được những sản phẩm của hãng Kstar, Monopod, Gopro ở phố Thể Giao, Thái Hà...
2. Chọn và "xài" Selfie sao cho "sướng"
Thay vì chỉ chú ý đến tính năng của chiếc gậy, bạn nên xem xét chất liệu của phần tay cầm, cân nhắc độ bền của nhựa hoặc kim loại, đồng thời, kiểm tra khả năng co kéo, thay đổi độ dài của gậy có "mượt" hay không.
Đối với những Selffie stick dùng điều khiển riêng bên ngoài, hãy kiểm tra độ nhạy kết nối bluetooth của điều khiển với điện thoại, nếu thiết bị này "đơ" thì chiếc gậy lúc này hoàn toàn vô dụng. Anh Minh Hùng (nhân viên cửa hàng công nghệ tại Thái Hà) tư vấn: "Khi mua cần hỏi kỹ điện thoại có phù hợp với điều khiển không vì nhiều loại điều khiển chỉ tương thích với dòng IOS và Android.
Hơn nữa, việc sử dụng gậy chụp ảnh khá đơn giản, nhưng không vì thế bạn chủ quan khi gắn điện thoại hoặc máy chụp ảnh lên giá đỡ. Kiếm tra phần tiếp xúc giữa thanh gàm trên giá và điện thoại chắc chắn để không làm rơi máy hoặc xước màn hình.
Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, bạn Thu Hà (sinh viên đại học Thăng Long) cho biết: "Gậy dùng thì thích lắm, nhưng loại tay cầm bằng nhựa yếu, rất nhanh bị gãy hơn loại bằng kim loại".
Ngoài ra, để chất lượng hình ảnh "ngon", bạn không nên kéo tay cầm quá dài, gậy nặng khiến tay dễ bị rung, làm ảnh bị nhòe.
Không chỉ có vậy, thao tác tháo/lắp máy ảnh, điện thoại, chỉnh độ dài ngắn của chiếc gậy sẽ "ngốn" không ít thời gian của bạn.
Việc chụp ảnh tự sướng với Selfie stick cho lượng ảnh tốt hơn, số lượng người chụp đông hơn xong kém nhanh hơn cách chụp thông thường. Bạn nên cân nhắc có nên sắm sản phẩm này hay không, khi đi đâu cũng phải "tha lôi" theo chúng, khá bất tiện.