1. Lợi - hại cân nhắc khi dùng đệm nước
Đệm nước đắt khách vào thời điểm nắng nóng vì tác dụng làm mát, massage lưng nhờ dao động của nước, bạn chỉ cần thay nước cho đệm thường xuyên và sử dụng. Thậm chí, nhà sản xuất còn thiết kế loại đệm hai mặt tiện lợi, một mặt chống nóng và một mặt dùng cho mùa đông.
Tùy vào từng kích thước, đệm Mimosa (160-200 nghìn), Thiên Thanh (250 nghìn), đệm Trung Quốc (Yuongming, Shinglang…) có giá rẻ hơn (130 nghìn) được bán tại các cửa hàng thiết bị y tế hoặc chăn-ga dọc phố Phương Mai, Tôn Đức Thắng.
Hầu hết, người bán đều quảng cáo về tiện ích làm mát vô cùng tiết kiệm của sản phẩm. Khi được hỏi về “tác dụng phụ” đệm nước, chị N.T.H (bán hàng trên đường Phương Mai) gạt ngay đi và cho biết: “Mua về dùng còn mát hơn cả điều hòa, chả tốn điện, đệm này thì hại gì được, có phải dùng điện hay hóa chất gì đâu mà lo nhiễm độc hoặc ốm đau”.
Tuy nhiên, nhược điểm của đệm nước kém chất lượng nằm ở chất liệu bọc ngoài thường là vải pha nhựa hoặc có nhiều thành phần nylon, khiến khi nằm mồ hôi không thể thoát, đọng lại trên da, khi gặp bề mặt lạnh của đệm làm tăng nguy cơ ho, viêm phế quản hoặc cảm lạnh (nhất là với trẻ em, người già).
Hơn nữa, khi mồ hôi đọng lại lâu, không được lau sạch, cộng thêm bụi bẩn khiến bề mặt đệm thành đại bản doanh của vi khuẩn gây bệnh. Nếu thường xuyên để trẻ tiếp xúc tay, chân, và đưa tay lên miệng sẽ rất mất vệ sinh.
Trên diễn đàn webtretho.com, thành viên dieuchan phàn nàn “đệm chòng chành, rất giống say sóng”, hơn nữa “đệm nước rất nặng”, gây khó khăn khi di chuyển hoặc thay nước mới. Nickname tranmaihuong thậm chí còn đưa ra lời khuyên "Tốt nhất không nên mua”,“trời nóng đệm cũng nóng”.
Chia sẻ về việc dùng đệm nước, chị Hà Thương (nhân viên hành chính) cho biết: Không biết có phải do mình mua phải đệm rởm không, nhưng lúc mới mang về, mùi nhựa của đệm khó chịu lắm, mùi hắc mà mất 3-4 ngày mới hết. Hôm thay nước, nước cũng lẫn mùi nhựa. Dùng đệm được 3 tháng thì thấy rò rỉ nước ở van đệm, chán thật.
2. Khắc chế điểm hại của đệm nước
Bạn có thể giảm bớt những bất tiện của đệm khi chọn sản phẩm ở nơi uy tín, vải có chất cotton hoặc không có nhiều thành phần nhựa để thoáng khí. Đồng thời, kiểm tra bề mặt đệm dày và dẻo, trọng lượng tối đa, an toàn khi nằm lên đệm, van nước chắc chắn để không bị rò rỉ nước. Chia sẻ kinh nghiệm của mình, chị Thu Trang (nhân viên kế toán) cho biết: Nếu muốn mát nhanh, lấy khăn bọc đá lạnh, lau qua bề mặt đệm hoặc trải đệm xuống nền nhà. Đệm mới nên lau sạch bằng khăn mềm, ngâm với nước ấm, rồi mới dùng. Tránh để vật sắc nhọn đâm rách lớp vải làm nước chảy ra ngoài .Theo BS Lâm Thanh Mai, Phòng khám đa khoa (Trần Khát Chân): Đệm nước tốt cho người lớn, nhưng nằm cả đêm, sáng ra có thể bị lạnh sống lưng. Trẻ em dưới 6 tuổi hệ hô hấp chưa hoàn thiện, dùng nhiều có thể bị nhiễm lạnh. Bạn chỉ nên sử dụng vào những ngày nắng nóng trên 35 độ và không nằm đệm quá lâu trong phòng điều hòa.
1. Lợi - hại cân nhắc khi dùng đệm nước
Đệm nước đắt khách vào thời điểm nắng nóng vì tác dụng làm mát, massage lưng nhờ dao động của nước, bạn chỉ cần thay nước cho đệm thường xuyên và sử dụng. Thậm chí, nhà sản xuất còn thiết kế loại đệm hai mặt tiện lợi, một mặt chống nóng và một mặt dùng cho mùa đông.
Tùy vào từng kích thước, đệm Mimosa (160-200 nghìn), Thiên Thanh (250 nghìn), đệm Trung Quốc (Yuongming, Shinglang…) có giá rẻ hơn (130 nghìn) được bán tại các cửa hàng thiết bị y tế hoặc chăn-ga dọc phố Phương Mai, Tôn Đức Thắng.
Hầu hết, người bán đều quảng cáo về tiện ích làm mát vô cùng tiết kiệm của sản phẩm. Khi được hỏi về “tác dụng phụ” đệm nước, chị N.T.H (bán hàng trên đường Phương Mai) gạt ngay đi và cho biết: “Mua về dùng còn mát hơn cả điều hòa, chả tốn điện, đệm này thì hại gì được, có phải dùng điện hay hóa chất gì đâu mà lo nhiễm độc hoặc ốm đau”.
Tuy nhiên, nhược điểm của đệm nước kém chất lượng nằm ở chất liệu bọc ngoài thường là vải pha nhựa hoặc có nhiều thành phần nylon, khiến khi nằm mồ hôi không thể thoát, đọng lại trên da, khi gặp bề mặt lạnh của đệm làm tăng nguy cơ ho, viêm phế quản hoặc cảm lạnh (nhất là với trẻ em, người già).
Hơn nữa, khi mồ hôi đọng lại lâu, không được lau sạch, cộng thêm bụi bẩn khiến bề mặt đệm thành đại bản doanh của vi khuẩn gây bệnh. Nếu thường xuyên để trẻ tiếp xúc tay, chân, và đưa tay lên miệng sẽ rất mất vệ sinh.
Trên diễn đàn webtretho.com, thành viên dieuchan phàn nàn “đệm chòng chành, rất giống say sóng”, hơn nữa “đệm nước rất nặng”, gây khó khăn khi di chuyển hoặc thay nước mới. Nickname tranmaihuong thậm chí còn đưa ra lời khuyên "Tốt nhất không nên mua”,“trời nóng đệm cũng nóng”.
Chia sẻ về việc dùng đệm nước, chị Hà Thương (nhân viên hành chính) cho biết: Không biết có phải do mình mua phải đệm rởm không, nhưng lúc mới mang về, mùi nhựa của đệm khó chịu lắm, mùi hắc mà mất 3-4 ngày mới hết. Hôm thay nước, nước cũng lẫn mùi nhựa. Dùng đệm được 3 tháng thì thấy rò rỉ nước ở van đệm, chán thật.
2. Khắc chế điểm hại của đệm nước
Bạn có thể giảm bớt những bất tiện của đệm khi chọn sản phẩm ở nơi uy tín, vải có chất cotton hoặc không có nhiều thành phần nhựa để thoáng khí. Đồng thời, kiểm tra bề mặt đệm dày và dẻo, trọng lượng tối đa, an toàn khi nằm lên đệm, van nước chắc chắn để không bị rò rỉ nước.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, chị Thu Trang (nhân viên kế toán) cho biết: Nếu muốn mát nhanh, lấy khăn bọc đá lạnh, lau qua bề mặt đệm hoặc trải đệm xuống nền nhà. Đệm mới nên lau sạch bằng khăn mềm, ngâm với nước ấm, rồi mới dùng. Tránh để vật sắc nhọn đâm rách lớp vải làm nước chảy ra ngoài .
Theo BS Lâm Thanh Mai, Phòng khám đa khoa (Trần Khát Chân): Đệm nước tốt cho người lớn, nhưng nằm cả đêm, sáng ra có thể bị lạnh sống lưng. Trẻ em dưới 6 tuổi hệ hô hấp chưa hoàn thiện, dùng nhiều có thể bị nhiễm lạnh. Bạn chỉ nên sử dụng vào những ngày nắng nóng trên 35 độ và không nằm đệm quá lâu trong phòng điều hòa.