Lỗi bảo mật Heartbleed được đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa an ninh bảo mật của hàng triệu trang web, bao gồm cả những web nổi bật như Yahoo, Flickr, Facebook, Paypal, Ebay và Tumblr… nhằm ăn cắp mật khẩu của người sử dụng và các thông tin cá nhân khác. Đối phó với lỗi bảo mật Heartbleed, các chuyên gia kêu gọi người dùng thay đổi mật khẩu cho các tài khoản khác nhau, đặc biệt tài khoản trong các giao dịch trực tuyến để tăng cường bảo mật (đây cũng là cách dễ thực hiện nhất). Để tạo ra một mật khẩu đủ mạnh để chặn tin tặc và các phần mềm độc hại, các chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng ít nhất 12 ký tự. Mật khẩu nên chọn ngẫu nhiên từ tất cả các số, chữ cái và các ký hiệu trên bàn phím.Đặc biệt, mật khẩu nên hạn chế sử dụng chữ cái, nó có thể góp phần cho hacker dễ dàng bẻ khóa chỉ trong vài phút. Nhà khoa học Richard Boyd tại Viện nghiên cứu công nghệ Georgia ở Atlanta cho biết: “Miễn là mật khẩu hợp lý, người dùng có thể nhớ, nhưng phải có ít nhất 10 đến 12 ký tự”. Ban khoa học máy tính thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh gợi ý vài mẹo giúp người dùng tạo được mật khẩu mới an toàn như sau; KHÔNG chọn mật khẩu dựa trên dữ liệu cá nhân như tên của bạn, giống tên đăng nhập hoặc các thông tin khác về bạn mà hacker có thể dễ dàng tìm thấy từ Internet. KHÔNG chọn mật khẩu là một từ, tên riêng, tên của một chương trình truyền hình, hay theo trình tự bàn phím. Một vị Giáo sư thuộc Đại học Carnegie Mellon kiến nghị người dùng nên dùng một câu mà họ có thể dễ dàng ghi nhớ, sau đó dùng các chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu, bao gồm cả dấu hai chấm, chấm than, dấu chấm… để tạo mật khẩu. Ví dụ: “I have two kids: Jack and Jill” có thể biến thành mật khẩu như sau: “Ih2k:JaJ”
Lỗi bảo mật Heartbleed được đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa an ninh bảo mật của hàng triệu trang web, bao gồm cả những web nổi bật như Yahoo, Flickr, Facebook, Paypal, Ebay và Tumblr… nhằm ăn cắp mật khẩu của người sử dụng và các thông tin cá nhân khác.
Đối phó với lỗi bảo mật Heartbleed, các chuyên gia kêu gọi người dùng thay đổi mật khẩu cho các tài khoản khác nhau, đặc biệt tài khoản trong các giao dịch trực tuyến để tăng cường bảo mật (đây cũng là cách dễ thực hiện nhất).
Để tạo ra một mật khẩu đủ mạnh để chặn tin tặc và các phần mềm độc hại, các chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng ít nhất 12 ký tự.
Mật khẩu nên chọn ngẫu nhiên từ tất cả các số, chữ cái và các ký hiệu trên bàn phím.
Đặc biệt, mật khẩu nên hạn chế sử dụng chữ cái, nó có thể góp phần cho hacker dễ dàng bẻ khóa chỉ trong vài phút.
Nhà khoa học Richard Boyd tại Viện nghiên cứu công nghệ Georgia ở Atlanta cho biết: “Miễn là mật khẩu hợp lý, người dùng có thể nhớ, nhưng phải có ít nhất 10 đến 12 ký tự”.
Ban khoa học máy tính thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh gợi ý vài mẹo giúp người dùng tạo được mật khẩu mới an toàn như sau; KHÔNG chọn mật khẩu dựa trên dữ liệu cá nhân như tên của bạn, giống tên đăng nhập hoặc các thông tin khác về bạn mà hacker có thể dễ dàng tìm thấy từ Internet. KHÔNG chọn mật khẩu là một từ, tên riêng, tên của một chương trình truyền hình, hay theo trình tự bàn phím.
Một vị Giáo sư thuộc Đại học Carnegie Mellon kiến nghị người dùng nên dùng một câu mà họ có thể dễ dàng ghi nhớ, sau đó dùng các chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu, bao gồm cả dấu hai chấm, chấm than, dấu chấm… để tạo mật khẩu. Ví dụ: “I have two kids: Jack and Jill” có thể biến thành mật khẩu như sau: “Ih2k:JaJ”