Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử nhiếp ảnh, có rất nhiều máy ảnh với những hình dạng lớn nhỏ đã ra đời. Tuy nhiên, có một loại máy ảnh tuy không nổi tiếng lắm nhưng về độ "kì lạ" và kích thước thì vẫn khiến cho nhiều người phải bái phục. Hay nói đúng hơn, đó là một máy ảnh khổng lồ. Máy ảnh Graflex "Big Bertha" được bắt đầu sử dụng vào những năm 1940. Dù không quá nổi tiếng, nhưng nó được biết tới là công cụ rất được yêu thích của các nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thể thao thời đó.Cấu tạo chính của chiếc máy ảnh này bao gồm một hộp màu đen là buồng chứa các linh phụ kiện cần thiết giống một body máy ảnh ngày nay. Gắn liền với đó là một ống kính khổng lồ mà ngày nay khó có thể tìm thấy được ở bất cứ hãng nào. Với ngoại hình như vậy, trông nó chẳng khác gì một khẩu đại bác. (Ảnh này được chụp lại bằng Graflex "Big Bertha)Ngoài ra, tiêu cự của ống kính có chiều dài lên tới 1000mm, đó chắc hẳn là con số mà bất cứ một ống kính nào ngày nay dù hiện đại tới mấy cũng chào thua. Ngoài ra, cân nặng của nó lên tới hơn 54kg, do đó phải cần tới một chân máy ảnh đủ chắc chắn mới có thể đỡ được chiếc máy này. Do sự cồng kềnh và công nghệ ngày càng phát triển, tới cuối những năm 1970, chiếc máy ảnh khổng lồ này chính thức bị loại khỏi cuộc chơi nhiếp ảnh.Nhưng mới đây, "cỗ máy" này lại xuất hiện trên một sân bóng đá. Theo Petapixel, một nhiếp ảnh gia có tên Geoffrey Berliner là người đã đưa chiếc máy trở lại. Do thời gian và lâu không được sử dụng, máy bộc lộ những hạn chế như lò xo quá cứng và tốc độ màn trập khá chậm. Phải nhờ đến chiếc iPhone của mình, Berliner mới có thể xem được những hình ảnh từ chiếc máy ảnh đặc biệt này."Chúng đã rất phổ biến từ những năm 1940 đến những năm 1970, có thể lâu hơn. Khi công nghệ tiên tiến, các máy ảnh không còn cần thiết hoặc thuận tiện để sử dụng." Berliner cho biết.
Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử nhiếp ảnh, có rất nhiều máy ảnh với những hình dạng lớn nhỏ đã ra đời. Tuy nhiên, có một loại máy ảnh tuy không nổi tiếng lắm nhưng về độ "kì lạ" và kích thước thì vẫn khiến cho nhiều người phải bái phục. Hay nói đúng hơn, đó là một máy ảnh khổng lồ.
Máy ảnh Graflex "Big Bertha" được bắt đầu sử dụng vào những năm 1940. Dù không quá nổi tiếng, nhưng nó được biết tới là công cụ rất được yêu thích của các nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thể thao thời đó.
Cấu tạo chính của chiếc máy ảnh này bao gồm một hộp màu đen là buồng chứa các linh phụ kiện cần thiết giống một body máy ảnh ngày nay. Gắn liền với đó là một ống kính khổng lồ mà ngày nay khó có thể tìm thấy được ở bất cứ hãng nào. Với ngoại hình như vậy, trông nó chẳng khác gì một khẩu đại bác. (Ảnh này được chụp lại bằng Graflex "Big Bertha)
Ngoài ra, tiêu cự của ống kính có chiều dài lên tới 1000mm, đó chắc hẳn là con số mà bất cứ một ống kính nào ngày nay dù hiện đại tới mấy cũng chào thua. Ngoài ra, cân nặng của nó lên tới hơn 54kg, do đó phải cần tới một chân máy ảnh đủ chắc chắn mới có thể đỡ được chiếc máy này. Do sự cồng kềnh và công nghệ ngày càng phát triển, tới cuối những năm 1970, chiếc máy ảnh khổng lồ này chính thức bị loại khỏi cuộc chơi nhiếp ảnh.
Nhưng mới đây, "cỗ máy" này lại xuất hiện trên một sân bóng đá. Theo Petapixel, một nhiếp ảnh gia có tên Geoffrey Berliner là người đã đưa chiếc máy trở lại. Do thời gian và lâu không được sử dụng, máy bộc lộ những hạn chế như lò xo quá cứng và tốc độ màn trập khá chậm. Phải nhờ đến chiếc iPhone của mình, Berliner mới có thể xem được những hình ảnh từ chiếc máy ảnh đặc biệt này.
"Chúng đã rất phổ biến từ những năm 1940 đến những năm 1970, có thể lâu hơn. Khi công nghệ tiên tiến, các máy ảnh không còn cần thiết hoặc thuận tiện để sử dụng." Berliner cho biết.