Hố khoan siêu sâu Kola là kết quả từ dự án khoan khoa học của Liên Xô tại quận Pechengsky, trên bán đảo Kola. Tính đến những năm đầu thế kỷ 21, đây là hố khoan nhân tạo sâu nhất hành tinh.Mục đích của dự án là khoan sâu hết mức có thể vào vỏ Trái Đất và chạm tới lớp manti để nghiên cứu những quá trình diễn ra bên trong và cấu tạo hành tinh, đồng thời tìm hiểu về các mảng kiến tạo.Quá trình khoan bắt đầu vào ngày 24/5/1970 bằng cách sử dụng thiết bị khoan Uralmash-4E, sau đó là Uralmash-15000. Hố được khoan bằng cách phân nhánh từ một lỗ trung tâm.Đây có thể nói là một công trình nghiên cứu khoa học có sức lan tỏa mạnh mẽ vào thời điểm đó. Toàn bộ dự án nghiên cứu được thực hiện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Địa chất Liên Xô cũ.Năm 1983, siêu lỗ khoan đã đạt tới độ sâu 12.000 mét, vượt qua Rãnh Mariana sâu nhất thế giới. Để chuẩn bị cho Đại hội Địa chất Quốc tế tổ chức tại Moscow vào năm 1984, công việc khoan sau đó đã bị dừng lại trong khoảng một năm.Trong thời gian này đã xảy ra một số tai nạn: tháng 9/1984, khi khoan tới 12.066 mét, một dây khoan dài 5.000 mét đã bị đứt và nằm lại trong lỗ khoan. Công việc khoan sau này phải bắt đầu lại từ độ sâu 7.000 mét.Năm 1989, lỗ khoan siêu sâu Kola lần đầu tiên đạt độ sâu tối đa: 12.262 mét. Các nhân viên dự đoán một cách lạc quan rằng độ sâu của lỗ khoan sẽ đạt 13.500 mét vào năm 1990 và 15.000 mét vào năm 1993.Nhưng nhiệt độ của lớp vỏ ở độ sâu này cao hơn dự kiến 100 độ C, lên tới 180 độ C. Thiết bị khoan bị hư hỏng nghiêm trọng. Sau đó, dự án bị dừng lại với lý do không đủ kinh phí.Việc khoan dừng vào năm 1992, nhưng nghiên cứu về lỗ khoan siêu sâu Kola vẫn tiếp tục đến khi nguồn kinh phí cạn kiệt hẳn vào năm 2006. Năm 2008, cơ sở này bị bỏ hoang, siêu lỗ khoan Kola cuối cùng đã bị niêm phong kín kẽ.Nhiều truyền thuyết bí ẩn được đồn thổi xung quanh lỗ khoan Kola, nhất là những âm thanh đến từ địa ngục. Theo đó, khi khoan tới độ sâu 12.000 mét dưới lòng đất. Máy ghi âm siêu chính xác của các nhà khoa học ghi lại được tiếng la hét giống như tiếng người.Vì vậy các nhà khoa học cho rằng họ đã đào đến cửa địa ngục. Thậm chí nhiều bài báo cho rằng, vì lí do này mà lối vào sau đó đã được bịt kín bằng bê tông cốt thép, 50 km xung quanh siêu lỗ khoan được coi là vùng cấm quân sự và vùng cấm bay.Trên thực tế, đây là tin đồn vô căn cứ. Nguồn gốc ban đầu tin đồn là lá thư từ một độc giả ở Phần Lan, sau đó được lưu truyền, phát tán trở nên rùng rợn.
Mời các bạn xem video: Kỳ lạ hòn đảo có số mèo nhiều gấp 6 lần số dân. Nguồn: VTC14
Hố khoan siêu sâu Kola là kết quả từ dự án khoan khoa học của Liên Xô tại quận Pechengsky, trên bán đảo Kola. Tính đến những năm đầu thế kỷ 21, đây là hố khoan nhân tạo sâu nhất hành tinh.
Mục đích của dự án là khoan sâu hết mức có thể vào vỏ Trái Đất và chạm tới lớp manti để nghiên cứu những quá trình diễn ra bên trong và cấu tạo hành tinh, đồng thời tìm hiểu về các mảng kiến tạo.
Quá trình khoan bắt đầu vào ngày 24/5/1970 bằng cách sử dụng thiết bị khoan Uralmash-4E, sau đó là Uralmash-15000. Hố được khoan bằng cách phân nhánh từ một lỗ trung tâm.
Đây có thể nói là một công trình nghiên cứu khoa học có sức lan tỏa mạnh mẽ vào thời điểm đó. Toàn bộ dự án nghiên cứu được thực hiện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Địa chất Liên Xô cũ.
Năm 1983, siêu lỗ khoan đã đạt tới độ sâu 12.000 mét, vượt qua Rãnh Mariana sâu nhất thế giới. Để chuẩn bị cho Đại hội Địa chất Quốc tế tổ chức tại Moscow vào năm 1984, công việc khoan sau đó đã bị dừng lại trong khoảng một năm.
Trong thời gian này đã xảy ra một số tai nạn: tháng 9/1984, khi khoan tới 12.066 mét, một dây khoan dài 5.000 mét đã bị đứt và nằm lại trong lỗ khoan. Công việc khoan sau này phải bắt đầu lại từ độ sâu 7.000 mét.
Năm 1989, lỗ khoan siêu sâu Kola lần đầu tiên đạt độ sâu tối đa: 12.262 mét. Các nhân viên dự đoán một cách lạc quan rằng độ sâu của lỗ khoan sẽ đạt 13.500 mét vào năm 1990 và 15.000 mét vào năm 1993.
Nhưng nhiệt độ của lớp vỏ ở độ sâu này cao hơn dự kiến 100 độ C, lên tới 180 độ C. Thiết bị khoan bị hư hỏng nghiêm trọng. Sau đó, dự án bị dừng lại với lý do không đủ kinh phí.
Việc khoan dừng vào năm 1992, nhưng nghiên cứu về lỗ khoan siêu sâu Kola vẫn tiếp tục đến khi nguồn kinh phí cạn kiệt hẳn vào năm 2006. Năm 2008, cơ sở này bị bỏ hoang, siêu lỗ khoan Kola cuối cùng đã bị niêm phong kín kẽ.
Nhiều truyền thuyết bí ẩn được đồn thổi xung quanh lỗ khoan Kola, nhất là những âm thanh đến từ địa ngục. Theo đó, khi khoan tới độ sâu 12.000 mét dưới lòng đất. Máy ghi âm siêu chính xác của các nhà khoa học ghi lại được tiếng la hét giống như tiếng người.
Vì vậy các nhà khoa học cho rằng họ đã đào đến cửa địa ngục. Thậm chí nhiều bài báo cho rằng, vì lí do này mà lối vào sau đó đã được bịt kín bằng bê tông cốt thép, 50 km xung quanh siêu lỗ khoan được coi là vùng cấm quân sự và vùng cấm bay.