Triển lãm ảnh "Sắc màu cuộc sống" bao gồm 50 bức ảnh chụp bằng smartphone với cái nhìn đa dạng về thiên nhiên, cuộc sống xung quanh con người. Sự kiện khai mạc chiều 12/5 tại TP HCM và kết thúc vào cuối tuần.Theo các nhà tổ chức, những tác phẩm trong triển lãm sẽ được bán để gây quỹ từ thiện cho những người bị đục thủy tinh thể ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong buổi khai mạc, hơn 50% số ảnh đã được đặt mua. Dù vậy, các tác phẩm này vẫn còn trưng bày cho tới khi kết thúc sự kiện.Ngoài mục đích gây quỹ từ thiện, triển lãm "Sắc màu cuộc sống" cũng mong muốn truyền đi thông điệp về căn bênh đục thủy tinh thể với hơn 700.000 người đang cần phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải.Các bức ảnh trưng bày trong triển lãm được thực hiện ở nhiều địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước, từ Sapa, Hội An, Đà Lạt, Cần Giờ, Ninh Thuận đến Singapore, Bhutan. Chúng được chụp từ dòng smartphone của Samsung gồm Galaxy S7 và S7 edge. Ảnh: Minh Hoà.Những hình ảnh trong triển lãm đều hướng đến sự hùng vĩ của thiên nhiên, sự độc đáo của kiến trúc và vẻ thanh bình trong cuộc sống. Ảnh: Đặng Tuấn.Nhiều tác phẩm cũng tái hiện thực trạng đáng báo động về thiên tai, hạn hán mà con người đang phải đối mặt. Ảnh: Nguyễn Phúc Lộc."Sắc màu cuộc sống" được diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM. Hình ảnh được in trên giấy và đóng khung khổ lớn. Theo tác giả Phạm An Dương, cảm biến trên smartphone trong những năm qua đã có sự thay đổi lớn, nhiều bức hình chụp cho tông màu không kém nhiều so với máy ảnh số. Ảnh: Minh Hoà.Một bức chụp đêm khác ở Hội An của tác giả Minh Hoà.Nhiều hình ảnh trong triển lãm được thực hiện nhân chuyến đi Bhutan của tác giả Nguyễn Thanh Hải.Một bức chụp có phơi sáng ở Đà Lạt của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải.Tác giả Nguyễn Phúc Lộc cho biết, các bức phơi sáng trên di động hiện cho chất lượng tốt. Ngoài ra, anh Lộc cũng cho rằng, với smartphone, người dùng nên chọn chụp trung hoặc cận, khi đó, ảnh thể hiện được chi tiết. Các bức chụp toàn cảnh trong một số môi trường có thể chưa cho độ chi tiết hết.Bình minh ở Đà Lạt của Phạm An Dương.Ảnh của tác giả Đăng Tuấn.Đêm ở Sa Pa của tác giả Phạm An Dương.Một bức ảnh chụp đêm khác của tác giả Phạm An Dương.
Triển lãm ảnh "Sắc màu cuộc sống" bao gồm 50 bức ảnh chụp bằng smartphone với cái nhìn đa dạng về thiên nhiên, cuộc sống xung quanh con người. Sự kiện khai mạc chiều 12/5 tại TP HCM và kết thúc vào cuối tuần.
Theo các nhà tổ chức, những tác phẩm trong triển lãm sẽ được bán để gây quỹ từ thiện cho những người bị đục thủy tinh thể ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong buổi khai mạc, hơn 50% số ảnh đã được đặt mua. Dù vậy, các tác phẩm này vẫn còn trưng bày cho tới khi kết thúc sự kiện.
Ngoài mục đích gây quỹ từ thiện, triển lãm "Sắc màu cuộc sống" cũng mong muốn truyền đi thông điệp về căn bênh đục thủy tinh thể với hơn 700.000 người đang cần phẫu thuật. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải.
Các bức ảnh trưng bày trong triển lãm được thực hiện ở nhiều địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước, từ Sapa, Hội An, Đà Lạt, Cần Giờ, Ninh Thuận đến Singapore, Bhutan. Chúng được chụp từ dòng smartphone của Samsung gồm Galaxy S7 và S7 edge. Ảnh: Minh Hoà.
Những hình ảnh trong triển lãm đều hướng đến sự hùng vĩ của thiên nhiên, sự độc đáo của kiến trúc và vẻ thanh bình trong cuộc sống. Ảnh: Đặng Tuấn.
Nhiều tác phẩm cũng tái hiện thực trạng đáng báo động về thiên tai, hạn hán mà con người đang phải đối mặt. Ảnh: Nguyễn Phúc Lộc.
"Sắc màu cuộc sống" được diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM. Hình ảnh được in trên giấy và đóng khung khổ lớn. Theo tác giả Phạm An Dương, cảm biến trên smartphone trong những năm qua đã có sự thay đổi lớn, nhiều bức hình chụp cho tông màu không kém nhiều so với máy ảnh số. Ảnh: Minh Hoà.
Một bức chụp đêm khác ở Hội An của tác giả Minh Hoà.
Nhiều hình ảnh trong triển lãm được thực hiện nhân chuyến đi Bhutan của tác giả Nguyễn Thanh Hải.
Một bức chụp có phơi sáng ở Đà Lạt của nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Hải.
Tác giả Nguyễn Phúc Lộc cho biết, các bức phơi sáng trên di động hiện cho chất lượng tốt. Ngoài ra, anh Lộc cũng cho rằng, với smartphone, người dùng nên chọn chụp trung hoặc cận, khi đó, ảnh thể hiện được chi tiết. Các bức chụp toàn cảnh trong một số môi trường có thể chưa cho độ chi tiết hết.
Bình minh ở Đà Lạt của Phạm An Dương.
Ảnh của tác giả Đăng Tuấn.
Đêm ở Sa Pa của tác giả Phạm An Dương.
Một bức ảnh chụp đêm khác của tác giả Phạm An Dương.