1. Nokia không vội vàng để trở lại sản xuất điện thoại. Năm 2013, Nokia bán bộ phận di động cho Microsoft với giá 7,2 tỷ USD. Theo thỏa thuận hai bên, hãng có thể bắt đầu được phép sử dụng lại thương hiệu trên điện thoại từ năm nay. Dù bóng gió sẽ tiếp tục theo đuổi mảng kinh doanh từng làm nên tên tuổi của mình, Nokia vẫn tỏ ra dè chừng. Phát biểu tại sự kiện MWC 2016, công ty cho biết sẽ không vội vàng nếu quay trở lại làm điện thoại, thay vào đó sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn hướng đi đúng đắn cho mình. 2. Mark Zuckerberg kiên trì dự án Internet miễn phí. Dự án Internet.org, nhằm giúp người dân tại những khu vực kém phát triển có cơ hội tiếp cận Internet ở Ấn Độ đã thất bại do vấn đề về tính trung lập của nhà cung cấp dịch vụ. Các đối tác từng ủng hộ Facebook bỗng quay sang phản đối ý tưởng “phổ cập Internet” bởi họ lo ngại sẽ xảy ra tình trạng “bất bình đẳng”. Người dân có thể chỉ được truy cập vào Facebook và các dịch vụ được chọn lọc trước. Thậm chí, tốc độ đường truyền với mỗi website sẽ khác nhau. Tuy chưa hiện thực hóa được ý tưởng, Mark Zuckerberg vẫn tỏ ra lạc quan và quyết tâm theo đuổi dự án. Ông sẽ tìm kiếm các phương thức khác để cung cấp dịch vụ miễn phí tới người dân, bao gồm cả kế hoạch sử dụng máy bay không người lái và 10.000 địa điểm là các trường học cũ để phát Internet. 3. Thương hiệu Motorola đang biến mất. Sau hai năm về tay Lenovo, công việc làm ăn của Motorola tỏ ra khấm khá hơn. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn bị khai tử để trở thành Moto by Lenovo. Tại cuộc họp báo trước thềm sự kiện MWC 2016, Chủ tịch Rick Osterloh rói rằng, thương hiệu Moto sẽ không đi đâu cả. Công ty vẫn giữ nguyên vị trí và vai trò của Motorola, nhưng sẽ tập trung để đẩy mạnh thương hiệu Lenovo nhằm tạo sức cạnh tranh với những Apple hay Samsung. 4. Samsung công bố Galaxy S7 và S7 edge. Cặp đôi Galaxy S7 và S7 edge nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới công nghệ nhờ thiết kế cong, ôm tay đầy tinh tế. Samsung bổ sung 2 khe cắm SIM, một bên hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài, bên cạnh tính năng chống nước và bụi. Người hâm mộ đều đánh giá S7 và S7 edge đẹp và xuất sắc hơn phiên bản tiền nhiệm. Hãng công nghệ Hàn Quốc còn cho biết, camera trên sản phẩm mới được cải thiện đáng kể nhờ hệ thống lấy nét tự động theo pha và những tính năng chỉ thấy trên chiếc DSLR. Sản phẩm sẽ lên kệ từ ngày 11/3 nhưng giá bán chưa được công bố. 5. Huawei ra mắt máy tính siêu mỏng MateBook. Huawei từng gây bất ngờ khi trở thành đối tác sản xuất Nexus 6P của Google. Tại MWC lần này, hãng thêm một lần nữa tạo dấu ấn nhờ chiếc máy tính chạy Windows 10 - MateBook. Thiết bị trông khá giống Surface Pro khi sử dụng màn hình 12 inch, chỉ mỏng 6,9 mm và nặng 640 gram. Giá khởi điểm MateBook là 699 USD, đi kèm vi xử lý M3, RAM 4 GB và ổ cứng SSD dung lượng 128 GB. Huawei trang bị thêm cho máy bộ bàn phím rời giá 129 USD và bút từ Stylus giá 69 USD. 6. LG G5 độc, lạ với thiết kế dạng module. LG chính là hãng điện thoại mang tới nhiều bất ngờ nhất tại MWC 2016 với phiên bản đầu bảng LG G5 dạng module. Hãng nói lời tạm biệt vỏ nhựa truyền thống để thay bằng kim loại và kính sang trọng. Máy trang bị màn hình 5,3 inch Quad HD, vi xử lý Snapdragon 820, RAM 4 GB, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài microSD, camera kép với một cảm biến 16 MP và máy ảnh góc rộng 8 MP. Đặc biệt hơn cả, LG G5 có phần cạnh đáy dễ dàng tháo rời để thay thế pin. Ngoài ra, hãng điện thoại Hàn Quốc còn bán kèm nhiều module khác nhau nhằm hỗ trợ thêm tính năng cho sản phẩm. 7. Không có chiếc máy tính bảng nào ra mắt. Năm 2010, máy tính bảng trở thành hiện tượng của làng công nghệ. Apple phát hành thế hệ iPad đầu tiên, trong khi Samsung bắt đầu làm việc với Galaxy Tab và tạo cảm hứng cho nhiều nhà sản xuất khác tham gia thị trường tablet. Tuy nhiên, sau 6 năm, MWC lần đầu tiên vắng bóng máy tính bảng với việc không hề có bất kỳ model mới nào được ra mắt. Dường như các công ty và người tiêu dùng đã chuyển hướng quan tâm tới các sản phẩm khác. 8. Tranh luận nổ ra về vấn đề chặn quảng cáo di động. Việc hai nhà mạng di động lớn tại châu Âu đưa ra công cụ chặn quảng cáo mobile đã dấy lên nhiều tranh cãi. Vụ việc được hâm nóng tại MWC 2016, nơi các nhà cung cấp nội dung trực tuyến đổ lỗi cho hành vi chặn quảng cáo là phá hoại nguyên tắc kinh doanh cơ bản trên Internet. Trong khi đó, bên ủng hộ chỉ trích việc quảng cáo làm tăng dung lượng thuê bao và ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng. Các giải pháp đã được đưa ra để giải quyết vấn đề, vừa đảm bảo nguồn thu cho bên cung cấp nội dung, vừa không ảnh hưởng tới khách hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách nhìn nhận của các bên và chặn quảng cáo vẫn tiếp tục là vấn đề nóng trong thời gian tới. 9. Ngành công nghiệp smartphone đang có bước chuyển mình mới? Các nhà sản xuất điện thoại thông minh không còn bó buộc trong việc ra mắt một sản phẩm hoàn chỉnh. Thay vào đó, nhiều phụ kiện đi kèm đã được đầu tư để tăng tính cạnh tranh, bởi gần như các hãng đều chạm ngưỡng thông số kỹ thuật với hầu hết smartphone đều có cấu hình tương đương nhau. Thị trường khắc nghiệt đòi hỏi sự đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm. LG G5 mang tới bước thay đổi đáng kể về tư duy làm điện thoại, bên cạnh Galaxy S7 đang đạt tới độ hoàn thiện về thiết kế. Cũng không thể bỏ qua HP Elite chạy Windows 10 hướng tới sự linh hoạt về tính năng của smartphone giống như Lumia 950 của Microsoft.
1. Nokia không vội vàng để trở lại sản xuất điện thoại. Năm 2013, Nokia bán bộ phận di động cho Microsoft với giá 7,2 tỷ USD. Theo thỏa thuận hai bên, hãng có thể bắt đầu được phép sử dụng lại thương hiệu trên điện thoại từ năm nay. Dù bóng gió sẽ tiếp tục theo đuổi mảng kinh doanh từng làm nên tên tuổi của mình, Nokia vẫn tỏ ra dè chừng. Phát biểu tại sự kiện MWC 2016, công ty cho biết sẽ không vội vàng nếu quay trở lại làm điện thoại, thay vào đó sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn hướng đi đúng đắn cho mình.
2. Mark Zuckerberg kiên trì dự án Internet miễn phí. Dự án Internet.org, nhằm giúp người dân tại những khu vực kém phát triển có cơ hội tiếp cận Internet ở Ấn Độ đã thất bại do vấn đề về tính trung lập của nhà cung cấp dịch vụ. Các đối tác từng ủng hộ Facebook bỗng quay sang phản đối ý tưởng “phổ cập Internet” bởi họ lo ngại sẽ xảy ra tình trạng “bất bình đẳng”. Người dân có thể chỉ được truy cập vào Facebook và các dịch vụ được chọn lọc trước. Thậm chí, tốc độ đường truyền với mỗi website sẽ khác nhau. Tuy chưa hiện thực hóa được ý tưởng, Mark Zuckerberg vẫn tỏ ra lạc quan và quyết tâm theo đuổi dự án. Ông sẽ tìm kiếm các phương thức khác để cung cấp dịch vụ miễn phí tới người dân, bao gồm cả kế hoạch sử dụng máy bay không người lái và 10.000 địa điểm là các trường học cũ để phát Internet.
3. Thương hiệu Motorola đang biến mất. Sau hai năm về tay Lenovo, công việc làm ăn của Motorola tỏ ra khấm khá hơn. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn bị khai tử để trở thành Moto by Lenovo. Tại cuộc họp báo trước thềm sự kiện MWC 2016, Chủ tịch Rick Osterloh rói rằng, thương hiệu Moto sẽ không đi đâu cả. Công ty vẫn giữ nguyên vị trí và vai trò của Motorola, nhưng sẽ tập trung để đẩy mạnh thương hiệu Lenovo nhằm tạo sức cạnh tranh với những Apple hay Samsung.
4. Samsung công bố Galaxy S7 và S7 edge. Cặp đôi Galaxy S7 và S7 edge nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới công nghệ nhờ thiết kế cong, ôm tay đầy tinh tế. Samsung bổ sung 2 khe cắm SIM, một bên hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài, bên cạnh tính năng chống nước và bụi. Người hâm mộ đều đánh giá S7 và S7 edge đẹp và xuất sắc hơn phiên bản tiền nhiệm. Hãng công nghệ Hàn Quốc còn cho biết, camera trên sản phẩm mới được cải thiện đáng kể nhờ hệ thống lấy nét tự động theo pha và những tính năng chỉ thấy trên chiếc DSLR. Sản phẩm sẽ lên kệ từ ngày 11/3 nhưng giá bán chưa được công bố.
5. Huawei ra mắt máy tính siêu mỏng MateBook. Huawei từng gây bất ngờ khi trở thành đối tác sản xuất Nexus 6P của Google. Tại MWC lần này, hãng thêm một lần nữa tạo dấu ấn nhờ chiếc máy tính chạy Windows 10 - MateBook. Thiết bị trông khá giống Surface Pro khi sử dụng màn hình 12 inch, chỉ mỏng 6,9 mm và nặng 640 gram. Giá khởi điểm MateBook là 699 USD, đi kèm vi xử lý M3, RAM 4 GB và ổ cứng SSD dung lượng 128 GB. Huawei trang bị thêm cho máy bộ bàn phím rời giá 129 USD và bút từ Stylus giá 69 USD.
6. LG G5 độc, lạ với thiết kế dạng module. LG chính là hãng điện thoại mang tới nhiều bất ngờ nhất tại MWC 2016 với phiên bản đầu bảng LG G5 dạng module. Hãng nói lời tạm biệt vỏ nhựa truyền thống để thay bằng kim loại và kính sang trọng. Máy trang bị màn hình 5,3 inch Quad HD, vi xử lý Snapdragon 820, RAM 4 GB, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài microSD, camera kép với một cảm biến 16 MP và máy ảnh góc rộng 8 MP. Đặc biệt hơn cả, LG G5 có phần cạnh đáy dễ dàng tháo rời để thay thế pin. Ngoài ra, hãng điện thoại Hàn Quốc còn bán kèm nhiều module khác nhau nhằm hỗ trợ thêm tính năng cho sản phẩm.
7. Không có chiếc máy tính bảng nào ra mắt. Năm 2010, máy tính bảng trở thành hiện tượng của làng công nghệ. Apple phát hành thế hệ iPad đầu tiên, trong khi Samsung bắt đầu làm việc với Galaxy Tab và tạo cảm hứng cho nhiều nhà sản xuất khác tham gia thị trường tablet. Tuy nhiên, sau 6 năm, MWC lần đầu tiên vắng bóng máy tính bảng với việc không hề có bất kỳ model mới nào được ra mắt. Dường như các công ty và người tiêu dùng đã chuyển hướng quan tâm tới các sản phẩm khác.
8. Tranh luận nổ ra về vấn đề chặn quảng cáo di động. Việc hai nhà mạng di động lớn tại châu Âu đưa ra công cụ chặn quảng cáo mobile đã dấy lên nhiều tranh cãi. Vụ việc được hâm nóng tại MWC 2016, nơi các nhà cung cấp nội dung trực tuyến đổ lỗi cho hành vi chặn quảng cáo là phá hoại nguyên tắc kinh doanh cơ bản trên Internet. Trong khi đó, bên ủng hộ chỉ trích việc quảng cáo làm tăng dung lượng thuê bao và ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng. Các giải pháp đã được đưa ra để giải quyết vấn đề, vừa đảm bảo nguồn thu cho bên cung cấp nội dung, vừa không ảnh hưởng tới khách hàng. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất trong cách nhìn nhận của các bên và chặn quảng cáo vẫn tiếp tục là vấn đề nóng trong thời gian tới.
9. Ngành công nghiệp smartphone đang có bước chuyển mình mới? Các nhà sản xuất điện thoại thông minh không còn bó buộc trong việc ra mắt một sản phẩm hoàn chỉnh. Thay vào đó, nhiều phụ kiện đi kèm đã được đầu tư để tăng tính cạnh tranh, bởi gần như các hãng đều chạm ngưỡng thông số kỹ thuật với hầu hết smartphone đều có cấu hình tương đương nhau. Thị trường khắc nghiệt đòi hỏi sự đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm. LG G5 mang tới bước thay đổi đáng kể về tư duy làm điện thoại, bên cạnh Galaxy S7 đang đạt tới độ hoàn thiện về thiết kế. Cũng không thể bỏ qua HP Elite chạy Windows 10 hướng tới sự linh hoạt về tính năng của smartphone giống như Lumia 950 của Microsoft.