Máy ảnh càng nhiều “chấm” càng tốt. Các công ty máy ảnh thường lấy số lượng chấm (megapixel) làm nhân tố then chốt trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm, tuy nhiên ngoài số lượng “chấm” trên camera, còn nhiều yếu tố khác quyết định chất lượng ảnh chụp của nó. Đối với một chiếc máy ảnh compact, 8 megapixel là đủ để chụp được những bức ảnh bắt mắt.
Phần mềm mã nguồn mở “không có cửa” so với phần mềm thương mại. Với tư tưởng “tiền nào của nấy”, người ta thường đánh giá chất lượng những thứ mà họ phải bỏ tiền ra mua cao hơn các sản phẩm miễn phí. Tuy nhiên, nếu áp dụng câu nói này với phần mềm mã nguồn mở thì hoàn toàn sai lầm. Là những sản phẩm do nhiều người cùng tham gia phát triển, hàm lượng chất xám được đầu tư cho chúng đôi khi còn nhiều hơn so với các phần mềm thương mại, do vậy sản phẩm được tạo ra có chất lượng không hề thua kém. Ví dụ điển hình là Android, một sản phẩm xuất sắc của trí tuệ tập thể và đang là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới hiện nay. Máy tự lắp không sánh được với máy bộ. Bạn có quyền tự hào với một máy tính 15-20 triệu, nhưng đừng vội chê những chiếc máy tự lắp ráp chỉ có giá vài triệu. Đôi khi những chiếc máy như vậy lại có cấu hình và hiệu năng ngang ngửa, tậm chí cao hơn những máy tính bộ đắt đỏ. Hầu hết các máy được bán tại các showroom máy tính có cấu hình định sẵn và dành cho thị trường đại trà. Nếu không chịu khó đầu tư, đừng mơ một chiếc máy bộ như vậy có thể xử lý những công việc cần nhiều sức mạnh. Thêm vào đó, hệ điều hành được cài sẵn trên những chiếc máy này thường đi kèm nhiều phần mềm do nhà sản xuất khuyến nghị mà bạn chẳng khi nào dùng tới, gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy. Trong khi đó việc cài lại máy là điều không phải ai cũng muốn vì nó ảnh hưởng đến bản quyền hệ điều hành – một trong những ưu đãi khi mua máy tính bộ. Mặt khác, khi tự ráp một chiếc máy tính, bạn có thể so sánh nhiều phần cứng khác nhau và chọn ra cái phù hợp nhất với nhu cầu và hầu bao của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt bất kỳ hệ điều hành nào mình muốn, Windows, Linux hay Mac OS X mà không lo lắng về vấn đề bản quyền.
Chỉ những phần mềm diệt virus đắt đỏ mới khiến bạn yên tâm. Nhiều người chỉ tin dùng các phần mềm diệt virus có giá vài trăm hoặc vài triệu, nhưng sự thật là bạn hoàn oàn có thể tìm cho mình một phần mềm diệt virus tốt mà không mất một xu. Nguy cơ nhiễm virus của máy tính cao hay thấp không phải do phần mềm diệt virus quyết định, mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của người dùng: nếu bạn thường xuyên click vào các đường link có mã độc, truy cập các website bị cánh báo, hoặc chạy các file thực thi mà không kiểm tra nguồn kỹ lưỡng, thì ngay cả phần mềm diệt virus đắt nhất thế giới cũng bó tay trước sự tấn công của virus trên máy bạn. Cần gia hạn bảo hành cho thiết bị điện tử. Khi mua một chiếc máy tính, điện thoại hoặc thiết bị điện tử, người bán hàng thường khuyên bạn trả thêm phí để gia hạn thời gian bảo hành cho nó, điều đó có thực sự cần thiết? Câu trả lời là tùy từng món hàng. Đối với những linh kiện nhỏ ít khi hỏng hóc như chuột hay bàn phím, thì gia hạn bảo hành là điều không cần thiết, mà nếu chúng có hỏng thì bạn có thể dễ dàng tìm chỗ sửa với chi phí thấp. Còn đối với những món đồ đắt đỏ như một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, khi mà phí sửa chữa chữa gần bằng cả giá trị của nó, thì gia hạn bảo hành là điều bạn có thể nghĩ tới. Màn hình càng lớn, hình ảnh càng rõ nét. Thực tế thì độ lớn của màn hình không quyết định chất lượng hình ảnh trên đó, mà độ phân giải mới là nhân tố mấu chốt. Nếu bạn sở hữu một màn hình 30 inch với độ phân giải lên tới 2048x1152 thì không còn gì phải phàn nàn, nhưng nếu mua phải một màn hình 27 inch mà độ phân giả chỉ đạt 1920x1080, thì trải nghiệm của bạn khi xem phim, ảnh… sẽ giảm đi đáng kể vì những hình ảnh răng cưa đáng ghét trên màn hình, do các pixel bị giãn ra để lấp đầy khoảng không gian 27 inch rộng lớn.
Cáp HDMI càng đắt càng tốt. Đã bao giờ bạn thấy một sợi cáp HDMI bán trên Amazon có giá chỉ vài chục nghìn, mà cũng là loại cáp đó, tại những siêu thị điện máy lớn nó lại có giá vài triệu? Liệu sự khác biệt giữa chúng có tương đương với mức giá quá chênh lệch như vậy? Câu trả lời là không. Sự thật là một sợi cáp giá vài chục nghìn là đủ để mang lại chất lương hình ảnh tương đương với những sợi cáp HDMI đắt đỏ, nếu khác biệt cũng là không đáng kể.
Máy ảnh càng nhiều “chấm” càng tốt. Các công ty máy ảnh thường lấy số lượng chấm (megapixel) làm nhân tố then chốt trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm, tuy nhiên ngoài số lượng “chấm” trên camera, còn nhiều yếu tố khác quyết định chất lượng ảnh chụp của nó. Đối với một chiếc máy ảnh compact, 8 megapixel là đủ để chụp được những bức ảnh bắt mắt.
Phần mềm mã nguồn mở “không có cửa” so với phần mềm thương mại. Với tư tưởng “tiền nào của nấy”, người ta thường đánh giá chất lượng những thứ mà họ phải bỏ tiền ra mua cao hơn các sản phẩm miễn phí. Tuy nhiên, nếu áp dụng câu nói này với phần mềm mã nguồn mở thì hoàn toàn sai lầm. Là những sản phẩm do nhiều người cùng tham gia phát triển, hàm lượng chất xám được đầu tư cho chúng đôi khi còn nhiều hơn so với các phần mềm thương mại, do vậy sản phẩm được tạo ra có chất lượng không hề thua kém. Ví dụ điển hình là Android, một sản phẩm xuất sắc của trí tuệ tập thể và đang là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Máy tự lắp không sánh được với máy bộ. Bạn có quyền tự hào với một máy tính 15-20 triệu, nhưng đừng vội chê những chiếc máy tự lắp ráp chỉ có giá vài triệu. Đôi khi những chiếc máy như vậy lại có cấu hình và hiệu năng ngang ngửa, tậm chí cao hơn những máy tính bộ đắt đỏ. Hầu hết các máy được bán tại các showroom máy tính có cấu hình định sẵn và dành cho thị trường đại trà. Nếu không chịu khó đầu tư, đừng mơ một chiếc máy bộ như vậy có thể xử lý những công việc cần nhiều sức mạnh. Thêm vào đó, hệ điều hành được cài sẵn trên những chiếc máy này thường đi kèm nhiều phần mềm do nhà sản xuất khuyến nghị mà bạn chẳng khi nào dùng tới, gây ảnh hưởng đến hiệu năng của máy. Trong khi đó việc cài lại máy là điều không phải ai cũng muốn vì nó ảnh hưởng đến bản quyền hệ điều hành – một trong những ưu đãi khi mua máy tính bộ. Mặt khác, khi tự ráp một chiếc máy tính, bạn có thể so sánh nhiều phần cứng khác nhau và chọn ra cái phù hợp nhất với nhu cầu và hầu bao của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt bất kỳ hệ điều hành nào mình muốn, Windows, Linux hay Mac OS X mà không lo lắng về vấn đề bản quyền.
Chỉ những phần mềm diệt virus đắt đỏ mới khiến bạn yên tâm. Nhiều người chỉ tin dùng các phần mềm diệt virus có giá vài trăm hoặc vài triệu, nhưng sự thật là bạn hoàn oàn có thể tìm cho mình một phần mềm diệt virus tốt mà không mất một xu. Nguy cơ nhiễm virus của máy tính cao hay thấp không phải do phần mềm diệt virus quyết định, mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của người dùng: nếu bạn thường xuyên click vào các đường link có mã độc, truy cập các website bị cánh báo, hoặc chạy các file thực thi mà không kiểm tra nguồn kỹ lưỡng, thì ngay cả phần mềm diệt virus đắt nhất thế giới cũng bó tay trước sự tấn công của virus trên máy bạn.
Cần gia hạn bảo hành cho thiết bị điện tử. Khi mua một chiếc máy tính, điện thoại hoặc thiết bị điện tử, người bán hàng thường khuyên bạn trả thêm phí để gia hạn thời gian bảo hành cho nó, điều đó có thực sự cần thiết? Câu trả lời là tùy từng món hàng. Đối với những linh kiện nhỏ ít khi hỏng hóc như chuột hay bàn phím, thì gia hạn bảo hành là điều không cần thiết, mà nếu chúng có hỏng thì bạn có thể dễ dàng tìm chỗ sửa với chi phí thấp. Còn đối với những món đồ đắt đỏ như một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, khi mà phí sửa chữa chữa gần bằng cả giá trị của nó, thì gia hạn bảo hành là điều bạn có thể nghĩ tới.
Màn hình càng lớn, hình ảnh càng rõ nét. Thực tế thì độ lớn của màn hình không quyết định chất lượng hình ảnh trên đó, mà độ phân giải mới là nhân tố mấu chốt. Nếu bạn sở hữu một màn hình 30 inch với độ phân giải lên tới 2048x1152 thì không còn gì phải phàn nàn, nhưng nếu mua phải một màn hình 27 inch mà độ phân giả chỉ đạt 1920x1080, thì trải nghiệm của bạn khi xem phim, ảnh… sẽ giảm đi đáng kể vì những hình ảnh răng cưa đáng ghét trên màn hình, do các pixel bị giãn ra để lấp đầy khoảng không gian 27 inch rộng lớn.
Cáp HDMI càng đắt càng tốt. Đã bao giờ bạn thấy một sợi cáp HDMI bán trên Amazon có giá chỉ vài chục nghìn, mà cũng là loại cáp đó, tại những siêu thị điện máy lớn nó lại có giá vài triệu? Liệu sự khác biệt giữa chúng có tương đương với mức giá quá chênh lệch như vậy? Câu trả lời là không. Sự thật là một sợi cáp giá vài chục nghìn là đủ để mang lại chất lương hình ảnh tương đương với những sợi cáp HDMI đắt đỏ, nếu khác biệt cũng là không đáng kể.