Đèn: Sử dụng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao như T5, T8, T10... là một cách hữu hiệu giúp tiết kiệm năng lượng. Cùng với đó, hãy thiết kế lắp đặt bóng đèn hợp lý để phát huy hiệu quả chiếu sáng.Tắt ngay bóng đèn khi ra khỏi phòng; Khi lắp nên sử dụng máng/chóa để phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn. Một lưu ý nữa là thường xuyên vệ sinh máng/chóa để đèn luôn phát huy hiệu quả chiếu sáng, vì nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% - 20% độ sáng.Máy tính/tivi: Khi mua nên chọn sản phẩm có dãn nhãn tiết kiệm năng lượng. Khi sử dụng nên kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình và các thiết bị kết nối để đảm bảo luôn sử dụng ở chế độ tiết kiệm năng lượng.Khi tắt, nên tắt bằng nút nguồn thay vì dùng điều khiển từ xa vì khi tắt bằng điều khiển từ xa, chúng không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế độ chờ và vẫn tiêu thụ điện. Ngoài ra hãy điều chỉnh màu sắc (Color), độ sáng (Bright - ness) độ tương phản (Contrast), màn hình ở mức phù hợp (~50%).Điều hòa nhiệt độ: Cài đặt nhiệt độ hợp lý, tăng thêm 1 độ C nhiệt độ cài đặt sẽ giúp tiết kiệm 3% điện năng tiêu thụ. Ngoài ra nên bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc có thể sử dụng kết hợp với quạt để tăng khả năng luân chuyển không khí trong phòng điều hòa.Kết hợp với điều hòa là đóng cửa chớp hoặc dùng rèm che ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng; Vệ sinh các tấm lưới lọc bụi thường xuyên nếu dùng nhiều và các giàn trao đổi nhiệt ít nhất 2 lần/năm và bảo dưỡng máy ít nhất 1 lần/năm
Tủ lạnh: Nên chọn loại tủ lạnh sử dụng biến tần (inverter). Giá thành có đắt hơn loại thường, song tủ lạnh biến tần tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm 5% điện tiêu thụ và đảm bảo duy trì nhiệt độ trong tủ ổn định giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Để tủ lạnh ở vị trí thoáng mát, thành tủ cách tường ít nhất 5 cm; Xếp đồ trong các khoang ngăn nắp và thông thoáng sẽ giúp khí lạnh lưu thông tốt; Hạn chế mở cửa tủ, không mở cửa tủ quá lâu; Thường xuyên kiểm tra độ kín của các gioăng cửa.
Sử dụng lò vi sóng: Nên đặt lò ở chỗ thông thoáng. Nếu đặt lò trong hộc tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng cho lò, đặc biệt là với lò có chức năng nướng.Nên sử dụng các chương trình nấu được cài đặt sẵn vì đã được tối ưu hóa; Nhập chính xác khối lượng thực phẩm khi rã đông, nấu theo chương trình (tùy vào phần mềm của từng loại lò) để quá trình nấu được tối ưu.Máy giặt: Lượng quần áo giặt mỗi mẻ không nên thấp hơn công suất giặt/sấy của máy, dùng chế độ giặt tiết kiệm nếu giặt ít hơn; Nếu không cần thiết thì không nên giặt ở chế độ nước nóng.Đặc biệt, với máy giặt chế độ vắt rất tốn điện. Vì thế, hãy lưu ý chế độ vắt. Nếu trời nắng, không nhất thiết phải đặt chế độ vắt cao để tiết kiệm điện năng. Nếu máy giặt có chức năng sấy không nên lạm dụng chức năng này vào mùa hè.Mời độc giả xem video: Sự trở lại mạnh mẽ của Quang Hải. Nguồn: VTV24.
Đèn: Sử dụng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao như T5, T8, T10... là một cách hữu hiệu giúp tiết kiệm năng lượng. Cùng với đó, hãy thiết kế lắp đặt bóng đèn hợp lý để phát huy hiệu quả chiếu sáng.
Tắt ngay bóng đèn khi ra khỏi phòng; Khi lắp nên sử dụng máng/chóa để phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn. Một lưu ý nữa là thường xuyên vệ sinh máng/chóa để đèn luôn phát huy hiệu quả chiếu sáng, vì nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% - 20% độ sáng.
Máy tính/tivi: Khi mua nên chọn sản phẩm có dãn nhãn tiết kiệm năng lượng. Khi sử dụng nên kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình và các thiết bị kết nối để đảm bảo luôn sử dụng ở chế độ tiết kiệm năng lượng.
Khi tắt, nên tắt bằng nút nguồn thay vì dùng điều khiển từ xa vì khi tắt bằng điều khiển từ xa, chúng không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế độ chờ và vẫn tiêu thụ điện. Ngoài ra hãy điều chỉnh màu sắc (Color), độ sáng (Bright - ness) độ tương phản (Contrast), màn hình ở mức phù hợp (~50%).
Điều hòa nhiệt độ: Cài đặt nhiệt độ hợp lý, tăng thêm 1 độ C nhiệt độ cài đặt sẽ giúp tiết kiệm 3% điện năng tiêu thụ. Ngoài ra nên bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc có thể sử dụng kết hợp với quạt để tăng khả năng luân chuyển không khí trong phòng điều hòa.
Kết hợp với điều hòa là đóng cửa chớp hoặc dùng rèm che ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng; Vệ sinh các tấm lưới lọc bụi thường xuyên nếu dùng nhiều và các giàn trao đổi nhiệt ít nhất 2 lần/năm và bảo dưỡng máy ít nhất 1 lần/năm
Tủ lạnh: Nên chọn loại tủ lạnh sử dụng biến tần (inverter). Giá thành có đắt hơn loại thường, song tủ lạnh biến tần tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm 5% điện tiêu thụ và đảm bảo duy trì nhiệt độ trong tủ ổn định giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Để tủ lạnh ở vị trí thoáng mát, thành tủ cách tường ít nhất 5 cm; Xếp đồ trong các khoang ngăn nắp và thông thoáng sẽ giúp khí lạnh lưu thông tốt; Hạn chế mở cửa tủ, không mở cửa tủ quá lâu; Thường xuyên kiểm tra độ kín của các gioăng cửa.
Sử dụng lò vi sóng: Nên đặt lò ở chỗ thông thoáng. Nếu đặt lò trong hộc tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng cho lò, đặc biệt là với lò có chức năng nướng.
Nên sử dụng các chương trình nấu được cài đặt sẵn vì đã được tối ưu hóa; Nhập chính xác khối lượng thực phẩm khi rã đông, nấu theo chương trình (tùy vào phần mềm của từng loại lò) để quá trình nấu được tối ưu.
Máy giặt: Lượng quần áo giặt mỗi mẻ không nên thấp hơn công suất giặt/sấy của máy, dùng chế độ giặt tiết kiệm nếu giặt ít hơn; Nếu không cần thiết thì không nên giặt ở chế độ nước nóng.
Đặc biệt, với máy giặt chế độ vắt rất tốn điện. Vì thế, hãy lưu ý chế độ vắt. Nếu trời nắng, không nhất thiết phải đặt chế độ vắt cao để tiết kiệm điện năng. Nếu máy giặt có chức năng sấy không nên lạm dụng chức năng này vào mùa hè.
Mời độc giả xem video: Sự trở lại mạnh mẽ của Quang Hải. Nguồn: VTV24.