Để điện thoại lung tung. Đây là thói quen rất nhiều người dùng smartphone mắc phải, đặc biệt là khi đang ở nơi công cộng. Theo thống kê, trong năm 2014 ở Mỹ đã có tới hơn 2 triệu chiếc điện thoại bị đánh cắp do người dùng sơ hở trong quá trình sử dụng. Việc để điện thoại rơi vào tay kẻ gian có thể khiến bạn mất những thông tin cá nhân quan trọng như thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng…
Không cài đặt bảo mật. Nhiều người dùng có thói quen không cài đặt mật khẩu và các dạng bảo mật khác cho điện thoại vì cho rằng sẽ mất thời gian mở khóa cho mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, nếu việc làm này khiến bạn dễ dàng mở máy thì nó cũng đồng nghĩa với việc kẻ gian sẽ dễ dàng xâm phạm vào các tài liệu, thông tin quan trọng trên điện thoại của bạn.
Kết nối wifi miễn phí ở mọi nơi. Các chuyên gia cho biết, hacker sẽ dễ dàng lấy thông tin cá nhân trong máy điện thoại của bạn thông qua việc truy cập internet bằng wifi công cộng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi dùng wifi không được bảo mật ở những nơi công cộng như sân bay, siêu thị…, người dùng không nên thực hiện các giao dịch ngân hàng hay gửi dữ liệu quan trọng. Nếu cảm thấy không cần thiết, hãy hạn chế truy cập các mạng wifi không có bảo mật.
Cứ thấy link là… bấm. Tương tự như việc đánh cắp thông tin qua mạng wifi, nếu bạn cứ bấm vô tội vạ vào những đường link mình gặp trong lúc lướt web thì chính bạn đang làm tăng nguy cơ bị mất dữ liệu trên di động của mình. Những đường link này có thể là đường link giả mạo, khi bấm vào nó sẽ xuất hiện những trang web như email, mạng xã hội giả để đánh cắp thông tin hoặc điện thoại có thể tự tải về các phần mềm gián điệp và bị hacker kiểm soát.
Không cập nhật phần mềm, ứng dụng trên smartphone. Các nhà phát triển phần mềm thường xuyên nâng cấp ứng dụng, hệ điều hành, vá các lỗ hổng bảo mật để giúp điện thoại hoạt động ổn hơn. Chính vì thế, người dùng cần cập nhật phần mềm để điện thoại hoạt động trong tình trạng được bảo mật cao nhất.
Để điện thoại lung tung. Đây là thói quen rất nhiều người dùng smartphone mắc phải, đặc biệt là khi đang ở nơi công cộng. Theo thống kê, trong năm 2014 ở Mỹ đã có tới hơn 2 triệu chiếc điện thoại bị đánh cắp do người dùng sơ hở trong quá trình sử dụng. Việc để điện thoại rơi vào tay kẻ gian có thể khiến bạn mất những thông tin cá nhân quan trọng như thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng…
Không cài đặt bảo mật. Nhiều người dùng có thói quen không cài đặt mật khẩu và các dạng bảo mật khác cho điện thoại vì cho rằng sẽ mất thời gian mở khóa cho mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, nếu việc làm này khiến bạn dễ dàng mở máy thì nó cũng đồng nghĩa với việc kẻ gian sẽ dễ dàng xâm phạm vào các tài liệu, thông tin quan trọng trên điện thoại của bạn.
Kết nối wifi miễn phí ở mọi nơi. Các chuyên gia cho biết, hacker sẽ dễ dàng lấy thông tin cá nhân trong máy điện thoại của bạn thông qua việc truy cập internet bằng wifi công cộng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi dùng wifi không được bảo mật ở những nơi công cộng như sân bay, siêu thị…, người dùng không nên thực hiện các giao dịch ngân hàng hay gửi dữ liệu quan trọng. Nếu cảm thấy không cần thiết, hãy hạn chế truy cập các mạng wifi không có bảo mật.
Cứ thấy link là… bấm. Tương tự như việc đánh cắp thông tin qua mạng wifi, nếu bạn cứ bấm vô tội vạ vào những đường link mình gặp trong lúc lướt web thì chính bạn đang làm tăng nguy cơ bị mất dữ liệu trên di động của mình. Những đường link này có thể là đường link giả mạo, khi bấm vào nó sẽ xuất hiện những trang web như email, mạng xã hội giả để đánh cắp thông tin hoặc điện thoại có thể tự tải về các phần mềm gián điệp và bị hacker kiểm soát.
Không cập nhật phần mềm, ứng dụng trên smartphone. Các nhà phát triển phần mềm thường xuyên nâng cấp ứng dụng, hệ điều hành, vá các lỗ hổng bảo mật để giúp điện thoại hoạt động ổn hơn. Chính vì thế, người dùng cần cập nhật phần mềm để điện thoại hoạt động trong tình trạng được bảo mật cao nhất.