Facebook Messenger - kẻ lũng đoạn dịch vụ tin nhắn. Quyết định tách Messenger trở thành ứng dụng di động riêng biệt vào năm ngoái là động thái rất thông minh của Facebook. Theo thống kê, có khoảng 700 triệu người dùng thường xuyên ứng dụng này. Ngay tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các thiết bị di động, nhắn tin Facebook là cách giao tiếp phổ biến hơn cả sử dụng tin nhắn văn bản. Instagram - mạng xã hội chia sẻ ảnh hàng đầu. 400 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng cho thấy sự phổ biến của ứng dụng di động này trên toàn thế giới. Nó thay đổi cách thức các nhãn hàng, thương hiệu tiếp cận với khách hàng của mình bằng nội dung hình ảnh. Thương vụ trị giá 1 tỷ USD của Facebook vào năm 2012 để mua lại Instagram đã trở thành con gà đẻ trứng vàng. WhatsApp - ứng dụng tin nhắn OTT phổ biến nhất thế giới. Mặc dù không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nhưng WhatsApp có 900 triệu người sử dụng trên thế giới, với 30 tỷ tin nhắn được gửi qua máy chủ. Khác với các app tin nhắn khác, WhatsApp chỉ tập trung vào trải nghiệm tin nhắn tương tự Tin nhắn văn bản. 19 tỷ USD để mua lại nền tảng này là giá hời của Facebook. WeChat. 600 triệu người sử dụng đã giúp ứng dụng đến từ Trung Quốc trở thành một trong những ứng dụng tin nhắn phổ biến trên thế giới. Hiện tại, đế chế WeChat đã mở rộng mô hình kinh doanh của mình. Người dùng có thể chuyển tiền, đón taxi, đặt thực phẩm, mua vé xem phim, đặt lịch hẹn với bác sĩ, đọc tin tức... 1Password - ứng dụng quản lý mật khẩu tất cả trong một. Trong bối cảnh người dùng ngày càng có nhiều tài khoản cá nhân trên mạng, 1Password quản lý thông tin đăng nhập có sẵn trên bất cứ thiết bị nào, từ PC, smartphone đến đồng hồ thông minh. Dropbox - dễ dàng lưu trữ các tập tin trên dịch vụ đám mây. Đã bao giờ trong quá khứ chúng ta nghĩ rằng chiếc điện thoại có bộ nhớ 16 GB không đủ để sử dụng? Lưu trữ đám mây trở thành xu hướng mới và là cứu cánh cho các thiết bị di động không có bộ nhớ ngoài. Dropbox giúp người dùng tự động đăng tải hình ảnh, dữ liệu lên tài khoản cá nhân trực tuyến. Outlook - ứng dụng thay thế email mặc định. Với việc phát hành một loạt các ứng dụng đa nền tảng, Microsoft đã thể hiện trọng tâm kinh doanh của hãng không còn gói gọn ở nền tảng Windows. Với khả năng push mail nhanh cùng giao diện trực quan cũng như kết nối với các dịch vụ lưu trữ đám mây, Outlook là ứng dụng email tốt nhất trên cả hai nền tảng iOS và Android. Sunrise - ứng dụng lịch sở hữu thiết kế đơn giản nhưng khá đẹp mắt. Nó tích hợp với các dịch vụ phổ biến khác như Facebook, Evernote, Google Calendar… giúp người dùng không bao giờ bỏ lỡ một cuộc hẹn hay lịch trình nào. Microsoft đã bỏ ra 100 triệu USD để mua lại công ty phát triển Sunrise. HBO Now - thay đổi cách thức xem truyền hình. Cùng với sự phát triển vũ bão của ngành công nghiệp di động, màn hình TV đã chuyển sang máy tính bảng và smartphone. HBO Now là ứng dụng độc quyền của Apple ra mắt vào đầu năm nay nhưng hiện tại đã có sẵn trên nhiều nền tảng khác. Người dùng cần trả 14,99 USD hàng tháng để xem các nội dung của HBO. Tuy nhiên, app chưa có tại thị trường Việt Nam. Google Photos - giải pháp quản lý hình ảnh đa nền tảng. Ứng dụng quản lý và lưu trữ hình ảnh trên thư viện đám mây với giao diện đơn giản đi kèm nhiều tính năng như nhận diện khuôn mặt, khả năng tìm kiếm... VSCO Cam - ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh ấn tượng trên di động. Sau khi phát hành, VSCO Cam nhận được khá nhiều bình luận tích cực từ người dùng nhờ khả năng chụp hình, bộ lọc màu, biên tập hình ảnh. Đặc biệt, nó còn có khả năng đồng bộ hóa tài khoản cá nhân nếu chẳng may bạn mất dữ liệu hoặc đổi thiết bị mới.
Facebook Messenger - kẻ lũng đoạn dịch vụ tin nhắn. Quyết định tách Messenger trở thành ứng dụng di động riêng biệt vào năm ngoái là động thái rất thông minh của Facebook. Theo thống kê, có khoảng 700 triệu người dùng thường xuyên ứng dụng này. Ngay tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các thiết bị di động, nhắn tin Facebook là cách giao tiếp phổ biến hơn cả sử dụng tin nhắn văn bản.
Instagram - mạng xã hội chia sẻ ảnh hàng đầu. 400 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng cho thấy sự phổ biến của ứng dụng di động này trên toàn thế giới. Nó thay đổi cách thức các nhãn hàng, thương hiệu tiếp cận với khách hàng của mình bằng nội dung hình ảnh. Thương vụ trị giá 1 tỷ USD của Facebook vào năm 2012 để mua lại Instagram đã trở thành con gà đẻ trứng vàng.
WhatsApp - ứng dụng tin nhắn OTT phổ biến nhất thế giới. Mặc dù không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nhưng WhatsApp có 900 triệu người sử dụng trên thế giới, với 30 tỷ tin nhắn được gửi qua máy chủ. Khác với các app tin nhắn khác, WhatsApp chỉ tập trung vào trải nghiệm tin nhắn tương tự Tin nhắn văn bản. 19 tỷ USD để mua lại nền tảng này là giá hời của Facebook.
WeChat. 600 triệu người sử dụng đã giúp ứng dụng đến từ Trung Quốc trở thành một trong những ứng dụng tin nhắn phổ biến trên thế giới. Hiện tại, đế chế WeChat đã mở rộng mô hình kinh doanh của mình. Người dùng có thể chuyển tiền, đón taxi, đặt thực phẩm, mua vé xem phim, đặt lịch hẹn với bác sĩ, đọc tin tức...
1Password - ứng dụng quản lý mật khẩu tất cả trong một. Trong bối cảnh người dùng ngày càng có nhiều tài khoản cá nhân trên mạng, 1Password quản lý thông tin đăng nhập có sẵn trên bất cứ thiết bị nào, từ PC, smartphone đến đồng hồ thông minh.
Dropbox - dễ dàng lưu trữ các tập tin trên dịch vụ đám mây. Đã bao giờ trong quá khứ chúng ta nghĩ rằng chiếc điện thoại có bộ nhớ 16 GB không đủ để sử dụng? Lưu trữ đám mây trở thành xu hướng mới và là cứu cánh cho các thiết bị di động không có bộ nhớ ngoài. Dropbox giúp người dùng tự động đăng tải hình ảnh, dữ liệu lên tài khoản cá nhân trực tuyến.
Outlook - ứng dụng thay thế email mặc định. Với việc phát hành một loạt các ứng dụng đa nền tảng, Microsoft đã thể hiện trọng tâm kinh doanh của hãng không còn gói gọn ở nền tảng Windows. Với khả năng push mail nhanh cùng giao diện trực quan cũng như kết nối với các dịch vụ lưu trữ đám mây, Outlook là ứng dụng email tốt nhất trên cả hai nền tảng iOS và Android.
Sunrise - ứng dụng lịch sở hữu thiết kế đơn giản nhưng khá đẹp mắt. Nó tích hợp với các dịch vụ phổ biến khác như Facebook, Evernote, Google Calendar… giúp người dùng không bao giờ bỏ lỡ một cuộc hẹn hay lịch trình nào. Microsoft đã bỏ ra 100 triệu USD để mua lại công ty phát triển Sunrise.
HBO Now - thay đổi cách thức xem truyền hình. Cùng với sự phát triển vũ bão của ngành công nghiệp di động, màn hình TV đã chuyển sang máy tính bảng và smartphone. HBO Now là ứng dụng độc quyền của Apple ra mắt vào đầu năm nay nhưng hiện tại đã có sẵn trên nhiều nền tảng khác. Người dùng cần trả 14,99 USD hàng tháng để xem các nội dung của HBO. Tuy nhiên, app chưa có tại thị trường Việt Nam.
Google Photos - giải pháp quản lý hình ảnh đa nền tảng. Ứng dụng quản lý và lưu trữ hình ảnh trên thư viện đám mây với giao diện đơn giản đi kèm nhiều tính năng như nhận diện khuôn mặt, khả năng tìm kiếm...
VSCO Cam - ứng dụng chụp và chỉnh sửa ảnh ấn tượng trên di động. Sau khi phát hành, VSCO Cam nhận được khá nhiều bình luận tích cực từ người dùng nhờ khả năng chụp hình, bộ lọc màu, biên tập hình ảnh. Đặc biệt, nó còn có khả năng đồng bộ hóa tài khoản cá nhân nếu chẳng may bạn mất dữ liệu hoặc đổi thiết bị mới.