Tính năng "poke" trên Facebook . Tính năng này được dùng để thu hút sự chú ý của người dùng khác. Poke không hề có mục đích sử dụng cụ thể nào vào người dùng có thể hiểu nó theo nhiều cách khác nhau. Nó tạo ra một "cuộc chiến" ngầm giữa người dùng. Sự việc càng trở nên tồi tệ khi Facebook cho phép người dùng thực hiện nhiều hành động khác (như vẫy sóng, ném cừu vào…) với bạn của mình. Thật may mắn là đến giờ Facebook đã xóa nút poke khỏi trang chủ. Tính năng Nudge (thúc cùi chỏ) trên MSN. Vào năm 2005, khi tính năng Nudge lần đầu được giới thiệu, người dung có thể “lắc” cửa sổ chat của người khác khi đang chat. MSN có quy định thời gian hạn định giữa mỗi lần “nudge” nên người dùng không thể lạm dụng tính năng này được. Tuy có tiện, nhưng tính năng đôi lúc khiến người dùng cảm giác bị làm phiền. Và để đối phó, họ để chế độ busy để tìm kiếm một chút “bình yên”. Chia sẻ tình yêu trên Bebo. Nút “chia sẻ tình yêu” của Bebo cho phép người dùng để một hình trái tim trên tin nhắn để gửi cho bạn bè. Mỗi ngày bạn chỉ được phép gửi 1 trái tim và số lượng trái tim bạn nhận được là thước đo về sự nổi tiếng của bạn. Sau một thời gian,bạn sẽ được phép gửi 3 trái tim/ngày. Điều này khiến mọi việc trở nên bớt hấp dẫn và nó dần dần bị lãng quên. Truyền tin nhắn trên Blackberry Messenger. Tính năng này cho phép người dùng cùng lúc gửi tin nhắn tới mọi người trong danh sách BBM. Nó khiến nhiều người đôi lúc có cảm giác bị phiền phức bởi những tin nhắn không liên quan. Hashtags (phím #). Phím này khá có tác dụng khi bạn sử dụng Twitter. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng phím này, có thể sẽ tạo ra hiệu ứng “unfollow”. Tính năng này còn khiến nhiều người khó chịu khi một số người mang phím này sang sử dụng ở những mạng xã hội khác như Facebook hoặc đưa từ này vào bài diễn thuyết của mình. Tin nhắn trực tiếp tự động trên Twitter. Tính năng này cho phép bạn gửi một tin nhắn trực tiếp tự động tới người đã nhấn nút “following (theo sau) bạn, cảm ơn họ vì đã “theo bạn” và yêu cầu có like trên trang Facebook của bạn, dù bạn chưa làm gì đáng giá. “Ai đang xem hồ sơ của bạn” trên LinkedIn. Tính năng này sẽ thực sự khiến bạn cảm thấy khó chịu khi chủ nhân của tài khoản này để chế độ vô danh, hoặc nó khiến chủ nhân cảm thấy bức bối vì luôn phải cư xử đúng mực. Google + “Có gì hot”. Được giới thiệu năm 2011, tính năng này cho thấy người dùng Google+ thích thú cái gì. Điều đáng nói là tính năng này được liệt kê vào tính năng “Những sự vụ được biết đến” trên Google+. Cập nhật trò chơi trên Facebook. “Bạn có biết là Jamie đã lấy được con bê đỏ trên Làng nông trại….”. Bạn có thấy bị làm phiền khi thấy những điều nhảm nhí này trong giờ làm việc không? Tính năng Mayor trên Foursquare. Tính năng này cho thấy bạn đã tiêu quá nhiều ở bất cứ một quán café, salon làm đẹp … nào đó. Vậy mà nhiều người vẫn mong muốn có được danh hiệu Thị trưởng này bằng cách liên tục thu thập các danh hiệu và phù hiệu ở cùng một địa điểm.
Tính năng "poke" trên Facebook . Tính năng này được dùng để thu hút sự chú ý của người dùng khác. Poke không hề có mục đích sử dụng cụ thể nào vào người dùng có thể hiểu nó theo nhiều cách khác nhau. Nó tạo ra một "cuộc chiến" ngầm giữa người dùng. Sự việc càng trở nên tồi tệ khi Facebook cho phép người dùng thực hiện nhiều hành động khác (như vẫy sóng, ném cừu vào…) với bạn của mình. Thật may mắn là đến giờ Facebook đã xóa nút poke khỏi trang chủ.
Tính năng Nudge (thúc cùi chỏ) trên MSN. Vào năm 2005, khi tính năng Nudge lần đầu được giới thiệu, người dung có thể “lắc” cửa sổ chat của người khác khi đang chat. MSN có quy định thời gian hạn định giữa mỗi lần “nudge” nên người dùng không thể lạm dụng tính năng này được. Tuy có tiện, nhưng tính năng đôi lúc khiến người dùng cảm giác bị làm phiền. Và để đối phó, họ để chế độ busy để tìm kiếm một chút “bình yên”.
Chia sẻ tình yêu trên Bebo. Nút “chia sẻ tình yêu” của Bebo cho phép người dùng để một hình trái tim trên tin nhắn để gửi cho bạn bè. Mỗi ngày bạn chỉ được phép gửi 1 trái tim và số lượng trái tim bạn nhận được là thước đo về sự nổi tiếng của bạn. Sau một thời gian,bạn sẽ được phép gửi 3 trái tim/ngày. Điều này khiến mọi việc trở nên bớt hấp dẫn và nó dần dần bị lãng quên.
Truyền tin nhắn trên Blackberry Messenger. Tính năng này cho phép người dùng cùng lúc gửi tin nhắn tới mọi người trong danh sách BBM. Nó khiến nhiều người đôi lúc có cảm giác bị phiền phức bởi những tin nhắn không liên quan.
Hashtags (phím #). Phím này khá có tác dụng khi bạn sử dụng Twitter. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng phím này, có thể sẽ tạo ra hiệu ứng “unfollow”. Tính năng này còn khiến nhiều người khó chịu khi một số người mang phím này sang sử dụng ở những mạng xã hội khác như Facebook hoặc đưa từ này vào bài diễn thuyết của mình.
Tin nhắn trực tiếp tự động trên Twitter. Tính năng này cho phép bạn gửi một tin nhắn trực tiếp tự động tới người đã nhấn nút “following (theo sau) bạn, cảm ơn họ vì đã “theo bạn” và yêu cầu có like trên trang Facebook của bạn, dù bạn chưa làm gì đáng giá.
“Ai đang xem hồ sơ của bạn” trên LinkedIn. Tính năng này sẽ thực sự khiến bạn cảm thấy khó chịu khi chủ nhân của tài khoản này để chế độ vô danh, hoặc nó khiến chủ nhân cảm thấy bức bối vì luôn phải cư xử đúng mực.
Google + “Có gì hot”. Được giới thiệu năm 2011, tính năng này cho thấy người dùng Google+ thích thú cái gì. Điều đáng nói là tính năng này được liệt kê vào tính năng “Những sự vụ được biết đến” trên Google+.
Cập nhật trò chơi trên Facebook. “Bạn có biết là Jamie đã lấy được con bê đỏ trên Làng nông trại….”. Bạn có thấy bị làm phiền khi thấy những điều nhảm nhí này trong giờ làm việc không?
Tính năng Mayor trên Foursquare. Tính năng này cho thấy bạn đã tiêu quá nhiều ở bất cứ một quán café, salon làm đẹp … nào đó. Vậy mà nhiều người vẫn mong muốn có được danh hiệu Thị trưởng này bằng cách liên tục thu thập các danh hiệu và phù hiệu ở cùng một địa điểm.