1. Chơi game quá lâu. “Cày” game liên tục là nguyên nhân làm điện thoại nóng như hòn than, vô tình khiến độ bền của pin máy giảm đi nhiều, nhanh hao hụt hơn bình thường. Bạn nên để “dế” có thời gian nghỉ ngơi, tránh để máy bị nóng. 2. Mang điện thoại vào nhà vệ sinh. Đặt điện thoại trên bồn rửa tay hoặc tranh thủ nhắn tin, lướt web trong nhà vệ sinh, chỉ cần một sơ suất nhỏ, điện thoại có thể bị vào nước hoặc nằm gọn trong bồn cầu. Hậu quả có thể là bạn sẽ sớm chia tay "dế" yêu. 3. Để điện thoại lung tung. Thói quen để điện thoại lung tung cũng là nguyên nhân phổ biến khiến điện thoại bị hỏng. Một phút bất cẩn cúi xuống, máy ở túi áo hoặc túi quần sau rất dễ rơi, nhẹ thì móp, nặng thì "chết hẳn", thậm chí màn hình bị xước vì để ở túi quần. 4. Bực tức ném điện thoại. Khi bực tức, bạn có thói quen ném điện thoại xuống đệm, ghế... Điều này sẽ thật tai hại, bởi thay vì rơi xuống đệm, máy nảy lên và rớt xuống đất. Hậu quả là bung pin, vỡ màn hình, trầy máy. 5. Xài sạc đa năng vô tội vạ. Một trong những nguyên nhân khiến điện thoại chóng hỏng là dễ dãi sạc nào cũng "xài" hoặc tin vào tính năng tương thích mọi loại máy của sạc đa năng. Bạn cần biết rằng, sạc kém chất lượng rất hại pin. Cách đơn giản nhất, bạn nên dùng đúng loại sạc đi kèm với máy, máy nào - sạc đó. 6. Sạc điện thoại xuyên đêm. Cắm sạc trước khi đi ngủ, rồi để máy nguyên đêm, điều này sẽ làm nóng máy, pin nhanh bị chai, thời gian dùng không được lâu. Tốt nhất, hãy sạc pin khi bạn còn thức, rút sạc khi pin đầy. 7. Nghe điện thoại dưới trời mưa. Khi đang đi dưới trời mưa, bạn không nên nghe điện thoại, bởi hơi ẩm sẽ làm cho máy nhanh hỏng. 8. Đặt điện thoại lên thiết bị điện khác. Một yếu tố gây hại không thể bỏ qua đó là để điện thoại lên bề mặt tủ lạnh, lò vì sóng, máy giặt... Những thiết bị này rung lắc và khá nóng khi hoạt động, vì thế, điện thoại chịu tác động không nhỏ. 9. Tất cả trong 1 túi xách. Để điện thoại lẫn cùng các vật dụng hàng ngày như kính, máy ảnh, đồ make up, vô tình những vật dụng này sẽ làm trầy xước máy. Đơn giản bạn nên để điện thoại ở ngăn riêng, tránh các bụi phấn rơi từ đồ trang điểm bám vào máy. 10. Vắt kiệt sức của điện thoại. Của bền tại người, bất cứ thiết bị nào cũng chỉ có giới hạn nhất định. Bạn thường xuyên sử dụng máy đến kiệt pin hoặc không xả pin sẽ khiến tuổi thọ của máy giảm. Tốt nhất, hãy xả pin cho máy 1 lần/tháng, tắt máy khi không sử dụng, đặc biệt là khi ngủ.
1. Chơi game quá lâu. “Cày” game liên tục là nguyên nhân làm điện thoại nóng như hòn than, vô tình khiến độ bền của pin máy giảm đi nhiều, nhanh hao hụt hơn bình thường. Bạn nên để “dế” có thời gian nghỉ ngơi, tránh để máy bị nóng.
2. Mang điện thoại vào nhà vệ sinh. Đặt điện thoại trên bồn rửa tay hoặc tranh thủ nhắn tin, lướt web trong nhà vệ sinh, chỉ cần một sơ suất nhỏ, điện thoại có thể bị vào nước hoặc nằm gọn trong bồn cầu. Hậu quả có thể là bạn sẽ sớm chia tay "dế" yêu.
3. Để điện thoại lung tung. Thói quen để điện thoại lung tung cũng là nguyên nhân phổ biến khiến điện thoại bị hỏng. Một phút bất cẩn cúi xuống, máy ở túi áo hoặc túi quần sau rất dễ rơi, nhẹ thì móp, nặng thì "chết hẳn", thậm chí màn hình bị xước vì để ở túi quần.
4. Bực tức ném điện thoại. Khi bực tức, bạn có thói quen ném điện thoại xuống đệm, ghế... Điều này sẽ thật tai hại, bởi thay vì rơi xuống đệm, máy nảy lên và rớt xuống đất. Hậu quả là bung pin, vỡ màn hình, trầy máy.
5. Xài sạc đa năng vô tội vạ. Một trong những nguyên nhân khiến điện thoại chóng hỏng là dễ dãi sạc nào cũng "xài" hoặc tin vào tính năng tương thích mọi loại máy của sạc đa năng. Bạn cần biết rằng, sạc kém chất lượng rất hại pin. Cách đơn giản nhất, bạn nên dùng đúng loại sạc đi kèm với máy, máy nào - sạc đó.
6. Sạc điện thoại xuyên đêm. Cắm sạc trước khi đi ngủ, rồi để máy nguyên đêm, điều này sẽ làm nóng máy, pin nhanh bị chai, thời gian dùng không được lâu. Tốt nhất, hãy sạc pin khi bạn còn thức, rút sạc khi pin đầy.
7. Nghe điện thoại dưới trời mưa. Khi đang đi dưới trời mưa, bạn không nên nghe điện thoại, bởi hơi ẩm sẽ làm cho máy nhanh hỏng.
8. Đặt điện thoại lên thiết bị điện khác. Một yếu tố gây hại không thể bỏ qua đó là để điện thoại lên bề mặt tủ lạnh, lò vì sóng, máy giặt... Những thiết bị này rung lắc và khá nóng khi hoạt động, vì thế, điện thoại chịu tác động không nhỏ.
9. Tất cả trong 1 túi xách. Để điện thoại lẫn cùng các vật dụng hàng ngày như kính, máy ảnh, đồ make up, vô tình những vật dụng này sẽ làm trầy xước máy. Đơn giản bạn nên để điện thoại ở ngăn riêng, tránh các bụi phấn rơi từ đồ trang điểm bám vào máy.
10. Vắt kiệt sức của điện thoại. Của bền tại người, bất cứ thiết bị nào cũng chỉ có giới hạn nhất định. Bạn thường xuyên sử dụng máy đến kiệt pin hoặc không xả pin sẽ khiến tuổi thọ của máy giảm. Tốt nhất, hãy xả pin cho máy 1 lần/tháng, tắt máy khi không sử dụng, đặc biệt là khi ngủ.