Chiều 23/6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ cưới tập thể cho 41 cặp đôi đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Các cặp đôi là người khuyết tật hoặc một trong hai là người khuyết tật đang có nhu cầu kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng chưa có điều kiện tổ chức đám cưới, sẽ được mặc đồ cưới, chụp ảnh cưới và có lễ cưới đầm ấm bên gia đình, bạn bè, người thân.Mỗi cặp đôi là một câu chuyện về nghị lực nhưng tất cả đều khao khát có được đám cưới của riêng mình.Và một lễ cưới tập thể của 41 cặp đôi khuyết tật mang tên "Giấc mơ có thật" đã giúp những cặp đôi được sống trọn vẹn trong những giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.Tại lễ cưới tập thể này có sự góp mặt của nhiều cặp đôi khuyết tật lấy nhau đã nhiều năm. Nhiều cặp đôi đã có những đứa con xinh xắn, có nhiều cặp đôi đã lên chức ông bà nội ngoại nhưng chỉ đến hôm nay, họ mới được khoác lên mình "chiếc váy trắng tinh khôi".Trong ngày hạnh phúc hôm nay, các cặp đôi một lần nữa lại trao cho nhau những ánh mắt đầy yêu thương, cái xiết tay thật chặt, nụ hôn ấm nồng...Mỗi cặp đôi là một hoàn cảnh kèm theo đó là một câu chuyện dài về tình của họ. Họ đã từng phải vượt qua rất nhiều rào cản, từ gia đình, bạn bè cũng như dư luận. Dù trải qua bao khó khăn, gian khổ khi cơ thể có một số điểm khuyết, bất hạnh của cuộc sống nhưng các cặp đôi luôn nắm chặt tay nhau vượt qua hành trình gian khó để kết duyên cùng nhau.Chia sẻ về đám cưới tập thể này, bà Nguyễn Thị Hảo – Giám Đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Hà Nội cho biết: "Người khuyết tật họ cũng chỉ mong mỏi có một tấm chân tình bầu bạn, để chia sẻ những khó khăn vất vả và rồi họ ước có một đám cưới như bao người bình thường khác. Với mong muốn thực hiện giấc mơ của họ, chúng tôi đã bàn bạc và lên ý tưởng tổ chức một đám cưới tập thể".Với mong muốn biến “giấc mơ” của những người khuyết tật thành hiện thực, những người tổ chức chương trình mong muốn làm một điều có ý nghĩa, viết tiếp giấc mơ cổ tích dành cho những người yếu thế, đang bị thiệt thòi và đôi khi bị xã hội lãng quên, mang đến sự lạc quan và tình yêu cuộc sống cho họ người khuyết tật và cả cộng đồng.Chắc chắn trong giờ phút thiêng liêng này, bản thân ai nấy đều gạt bỏ đi mặc cảm của riêng mình, cùng nhau tươi cười trong ngày trọng đại của cuộc đời.Trong ngày hạnh phúc này, có rất nhiều các cháu nhỏ theo cha mẹ đến đám cưới, các cặp đôi xứng đáng được viết tiếp giấc mơ của cuộc đời mình.
Chiều 23/6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ cưới tập thể cho 41 cặp đôi đến từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Các cặp đôi là người khuyết tật hoặc một trong hai là người khuyết tật đang có nhu cầu kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng chưa có điều kiện tổ chức đám cưới, sẽ được mặc đồ cưới, chụp ảnh cưới và có lễ cưới đầm ấm bên gia đình, bạn bè, người thân.
Mỗi cặp đôi là một câu chuyện về nghị lực nhưng tất cả đều khao khát có được đám cưới của riêng mình.
Và một lễ cưới tập thể của 41 cặp đôi khuyết tật mang tên "Giấc mơ có thật" đã giúp những cặp đôi được sống trọn vẹn trong những giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.
Tại lễ cưới tập thể này có sự góp mặt của nhiều cặp đôi khuyết tật lấy nhau đã nhiều năm. Nhiều cặp đôi đã có những đứa con xinh xắn, có nhiều cặp đôi đã lên chức ông bà nội ngoại nhưng chỉ đến hôm nay, họ mới được khoác lên mình "chiếc váy trắng tinh khôi".
Trong ngày hạnh phúc hôm nay, các cặp đôi một lần nữa lại trao cho nhau những ánh mắt đầy yêu thương, cái xiết tay thật chặt, nụ hôn ấm nồng...
Mỗi cặp đôi là một hoàn cảnh kèm theo đó là một câu chuyện dài về tình của họ. Họ đã từng phải vượt qua rất nhiều rào cản, từ gia đình, bạn bè cũng như dư luận. Dù trải qua bao khó khăn, gian khổ khi cơ thể có một số điểm khuyết, bất hạnh của cuộc sống nhưng các cặp đôi luôn nắm chặt tay nhau vượt qua hành trình gian khó để kết duyên cùng nhau.
Chia sẻ về đám cưới tập thể này, bà Nguyễn Thị Hảo – Giám Đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Hà Nội cho biết: "Người khuyết tật họ cũng chỉ mong mỏi có một tấm chân tình bầu bạn, để chia sẻ những khó khăn vất vả và rồi họ ước có một đám cưới như bao người bình thường khác. Với mong muốn thực hiện giấc mơ của họ, chúng tôi đã bàn bạc và lên ý tưởng tổ chức một đám cưới tập thể".
Với mong muốn biến “giấc mơ” của những người khuyết tật thành hiện thực, những người tổ chức chương trình mong muốn làm một điều có ý nghĩa, viết tiếp giấc mơ cổ tích dành cho những người yếu thế, đang bị thiệt thòi và đôi khi bị xã hội lãng quên, mang đến sự lạc quan và tình yêu cuộc sống cho họ người khuyết tật và cả cộng đồng.
Chắc chắn trong giờ phút thiêng liêng này, bản thân ai nấy đều gạt bỏ đi mặc cảm của riêng mình, cùng nhau tươi cười trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trong ngày hạnh phúc này, có rất nhiều các cháu nhỏ theo cha mẹ đến đám cưới, các cặp đôi xứng đáng được viết tiếp giấc mơ của cuộc đời mình.