Thời gian vừa qua trên mạng xã hội, rất nhiều những quảng cáo liên quan đến việc vay tiền online, thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề xung quanh hình thức hoạt động của quỹ "tín dụng đen" này.Vay tiền nhanh trong 10 phút, vay tiền nóng online, vay tiền mặt không cần giấy tờ" là những lời rao như đang ngày càng phổ biến. Tiếp cận tín dụng chưa bao giờ dễ dàng đến vậy tại Việt Nam. Và đi liền với nó là không ít hệ lụy, mà trước hết là lãi suất trên trời, tới 700%/năm và sự bùng nổ của những "gã đồ tể" đòi nợ thuê.Đầu tiên hãy nhìn vào những chiêu thức lừa đảo có thể diễn ra khi vay tiền theo dạng online.Những đối tượng cho vay nhắm vào những người đang cần tiền vay gấp, không thể vay được ngân hàng vì không đủ điều kiện. Chính vì thế, ở trên các trang nhóm cho vay tiền nhanh đã có hàng trăm người dính bẫy.Đầu tiên các nhóm cho vay tiền trên mạng lập 1 trang với mục đích để nhân viên tín dụng và khách hàng tiếp cận nhau dễ dàng hơn, nhưng lâu dần đã có nhiều biến tướng khi các quản trị nhóm liên tục nhận được thông tin khiếu nại lừa đảo.Để giải thích về vấn đề này, một admin của trang cho vay tiền đã giải thích với PV rằng: "Những đối tượng lừa đảo đấy thì chúng tôi đã chặn hết không cho tham gia vào các nhóm vay tiền nữa. Tuy nhiên, khi bị chặn thì các đối tượng lại tiếp tục lập tài khoản facebook khác để xin tham gia vào nhóm. Các đối tượng lừa đảo đăng bài thì chúng tôi sẽ phát hiện và chặn ra khỏi nhóm ngay, nhưng còn một số đối tượng tinh vi khác không đăng bài mà chỉ tìm kiếm khách hàng khi khách hàng đăng bài và tư vấn trực tiếp với khách đấy".Thêm nữa, không phải hám lợi giá rẻ, những người mắc bẫy vay tiền thường là những người đang túng quẫn và mong mỏi một số vốn đổi đời, nhưng rồi vì dính bẫy lừa đảo, cuộc sống của họ lại trở nên héo mòn hơn.Theo chia sẻ của 1 người từng tham gia vay tiền online trên MXH cho biết: "Vay online rất dễ dàng, thậm chí có thể loại vay chỉ cần tài khoản iCloud là vay được, và nhanh chóng đến mức nửa tiếng sau khi khai hồ sơ qua mạng sẽ có nhân viên gọi thông báo kết quả rồi giải ngân trong ngày."Chính vì việc dễ dàng duyệt hồ sơ, giấy tờ và giải ngân nhanh nên dạng vay online đang dần trở thành xu thế được nhiều người sử dụng mạng xã hội lựa chọn khi có nhu cầu. Nhưng cũng từ đó rủi ro luôn rình rập với cả người sử dụng lẫn công ty cho vay.Nếu vào một ngày xấu trời một công ty đứng ra cho vay nào đó phải đóng cửa, chuyện gì xảy ra cho những khoản tiền của người cho vay? Một công ty khác đứng ra nhận chuyển giao khách hàng và mọi trách nhiệm đi kèm là giải pháp tốt. Nếu không được như thế, người ta sẽ thấy lại câu chuyện của iFan hay một vài quỹ tín dụng đổ vỡ thời gian qua.Ngoài ra còn có rủi ro liên quan đến gian lận. Phần lớn công ty thường cho phép người vay chỉ cần scan một vài tài liệu và gửi qua mạng mà không cần phải đến trực tiếp giao dịch. Chuyện kẻ xấu làm giả mạo hồ sơ để vay vốn ở các tổ chức tín dụng như ngân hàng hay công ty tài chính là câu chuyện thường ngày.
Thời gian vừa qua trên mạng xã hội, rất nhiều những quảng cáo liên quan đến việc vay tiền online, thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề xung quanh hình thức hoạt động của quỹ "tín dụng đen" này.
Vay tiền nhanh trong 10 phút, vay tiền nóng online, vay tiền mặt không cần giấy tờ" là những lời rao như đang ngày càng phổ biến. Tiếp cận tín dụng chưa bao giờ dễ dàng đến vậy tại Việt Nam. Và đi liền với nó là không ít hệ lụy, mà trước hết là lãi suất trên trời, tới 700%/năm và sự bùng nổ của những "gã đồ tể" đòi nợ thuê.
Đầu tiên hãy nhìn vào những chiêu thức lừa đảo có thể diễn ra khi vay tiền theo dạng online.Những đối tượng cho vay nhắm vào những người đang cần tiền vay gấp, không thể vay được ngân hàng vì không đủ điều kiện. Chính vì thế, ở trên các trang nhóm cho vay tiền nhanh đã có hàng trăm người dính bẫy.
Đầu tiên các nhóm cho vay tiền trên mạng lập 1 trang với mục đích để nhân viên tín dụng và khách hàng tiếp cận nhau dễ dàng hơn, nhưng lâu dần đã có nhiều biến tướng khi các quản trị nhóm liên tục nhận được thông tin khiếu nại lừa đảo.
Để giải thích về vấn đề này, một admin của trang cho vay tiền đã giải thích với PV rằng: "Những đối tượng lừa đảo đấy thì chúng tôi đã chặn hết không cho tham gia vào các nhóm vay tiền nữa. Tuy nhiên, khi bị chặn thì các đối tượng lại tiếp tục lập tài khoản facebook khác để xin tham gia vào nhóm. Các đối tượng lừa đảo đăng bài thì chúng tôi sẽ phát hiện và chặn ra khỏi nhóm ngay, nhưng còn một số đối tượng tinh vi khác không đăng bài mà chỉ tìm kiếm khách hàng khi khách hàng đăng bài và tư vấn trực tiếp với khách đấy".
Thêm nữa, không phải hám lợi giá rẻ, những người mắc bẫy vay tiền thường là những người đang túng quẫn và mong mỏi một số vốn đổi đời, nhưng rồi vì dính bẫy lừa đảo, cuộc sống của họ lại trở nên héo mòn hơn.
Theo chia sẻ của 1 người từng tham gia vay tiền online trên MXH cho biết: "Vay online rất dễ dàng, thậm chí có thể loại vay chỉ cần tài khoản iCloud là vay được, và nhanh chóng đến mức nửa tiếng sau khi khai hồ sơ qua mạng sẽ có nhân viên gọi thông báo kết quả rồi giải ngân trong ngày."
Chính vì việc dễ dàng duyệt hồ sơ, giấy tờ và giải ngân nhanh nên dạng vay online đang dần trở thành xu thế được nhiều người sử dụng mạng xã hội lựa chọn khi có nhu cầu. Nhưng cũng từ đó rủi ro luôn rình rập với cả người sử dụng lẫn công ty cho vay.
Nếu vào một ngày xấu trời một công ty đứng ra cho vay nào đó phải đóng cửa, chuyện gì xảy ra cho những khoản tiền của người cho vay? Một công ty khác đứng ra nhận chuyển giao khách hàng và mọi trách nhiệm đi kèm là giải pháp tốt. Nếu không được như thế, người ta sẽ thấy lại câu chuyện của iFan hay một vài quỹ tín dụng đổ vỡ thời gian qua.
Ngoài ra còn có rủi ro liên quan đến gian lận. Phần lớn công ty thường cho phép người vay chỉ cần scan một vài tài liệu và gửi qua mạng mà không cần phải đến trực tiếp giao dịch. Chuyện kẻ xấu làm giả mạo hồ sơ để vay vốn ở các tổ chức tín dụng như ngân hàng hay công ty tài chính là câu chuyện thường ngày.