Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 120km, khu vực Bãi Bùi thuộc xóm Khộp, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là địa điểm “trốn khói bụi” mới nổi được nhiều bạn trẻ tìm đến check-in trong thời gian gần đây bởi khung cảnh xanh mát, bình yên. Điểm đến này thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, có diện tích rộng khoảng 9ha và nằm ở độ cao trên 500m so với mực nước biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây được ví như “thảo nguyên xanh” đẹp nhất Hòa Bình.Trước đây, Bãi Bùi là nơi chăn thả gia súc của người bản địa. Đến năm 2022, đường đi được cải tạo, hệ thống giao thông trở nên thuận tiện, nơi đây trở thành điểm đến đến lý tưởng cho du khách tránh nóng hoặc “đổi gió” dịp cuối tuần.Đến Bãi Bùi giữa tháng 5 vừa qua, Vũ Minh Quang (23 tuổi, ở Hà Nội) cùng bạn bè không khỏi ấn tượng trước khung cảnh “bãi cỏ xanh mướt như được chăm sóc thường xuyên”, rộng mênh mông và rất đỗi bình yên. Quang cho biết, đường đi tới Bãi Bùi khá dễ, đường to và các đoạn dốc không quá cao, có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy. Đến đây lúc 10h tối, cả nhóm quyết định cắm trại qua đêm, tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.10X nhận xét, Bãi Bùi đẹp nhất là vào lúc bình minh. Khi ấy, bãi cỏ rộng, bằng phẳng và xanh mướt, chan hòa với ánh nắng mặt trời. Xung quanh, từng đàn trâu, bò thong dong gặm cỏ hay đầm mình dưới bùn để tắm mát.Điều khiến du khách ấn tượng khi ghé Bãi Bùi chính là sự xuất hiện của những cây tlau (hay còn gọi là cây châu) với tuổi đời hàng trăm năm. Ở đây hiện có khoảng 60 cây tlau, từng được HĐND xã Ngọc Lâu ra nghị quyết bảo tồn vào năm 2007. Đây là loại cây quen thuộc trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Vào mùa hè, cây tlau tỏa bóng xanh mát, còn sang mùa đông, lá cây chuyển sắc vàng, đỏ, tạo khung cảnh lãng mạn chẳng kém mùa thu trời Âu.Hiện, Bãi Bùi, xã Ngọc Lâu là một trong số ít khu vực còn lượng lớn cây tlau cổ thụ. Không chỉ có tác dụng che bóng mát, hay lấy lá non làm thực phẩm ăn kèm thịt muối, thịt chua, cây tlau còn trở thành niềm tự hào của người địa phương.Để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, người dân nơi đây còn thiết kế một số xích đu bằng tre hoặc gỗ dưới tán cây tlau để làm chỗ nghỉ chân, vui chơi hay chụp hình.Vì Bãi Bùi là địa điểm du lịch mới nổi nên chưa có nhiều dịch vụ, còn khá hoang sơ. Nếu muốn lưu trú qua đêm, khách có thể thuê phòng nghỉ tại homestay gần đó hoặc thuê lều riêng, loại dành cho 4 - 5 người với giá dao động từ 300.000 - 500.000 đồng. Ở đây cũng có một vài quầy nước giải khát nhưng giá bán khá cao. Du khách nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống, mang theo đầy đủ các dụng cụ cắm trại để chủ động và tiết kiệm hơn cho chuyến đi.Nếu có dịp ghé thăm Bãi Bùi, du khách cần đặc biệt chú ý giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh, không được xả rác bừa bãi hay leo trèo, làm tổn hại những cây tlau cổ thụ.Khách du lịch cũng cần lưu ý thêm một số điều như: Mang theo áo khoác hoặc chăn mỏng để đắp nếu lưu trú qua đêm; Chuẩn bị thuốc bôi hoặc xịt tránh côn trùng; Nướng đồ cách mặt đất khoảng 10-20cm, tránh để lửa tiếp xúc trực tiếp với mặt cỏ, nhất là vào mùa cỏ khô dễ gây cháy.Ngoài Bãi Bùi, nếu đến xã Ngọc Lâu, du khách có thể kết hợp ghé thăm một số điểm đến hấp dẫn trong vùng như giếng nước thần ở xóm Khộp, hang Băng hay khám phá các tọa độ check-in cách đó không quá xa như Thác Mu, trải nghiệm tắm suối mát,… và thưởng thức đặc sản địa phương thơm ngon nức tiếng.
Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 120km, khu vực Bãi Bùi thuộc xóm Khộp, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là địa điểm “trốn khói bụi” mới nổi được nhiều bạn trẻ tìm đến check-in trong thời gian gần đây bởi khung cảnh xanh mát, bình yên. Điểm đến này thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, có diện tích rộng khoảng 9ha và nằm ở độ cao trên 500m so với mực nước biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây được ví như “thảo nguyên xanh” đẹp nhất Hòa Bình.
Trước đây, Bãi Bùi là nơi chăn thả gia súc của người bản địa. Đến năm 2022, đường đi được cải tạo, hệ thống giao thông trở nên thuận tiện, nơi đây trở thành điểm đến đến lý tưởng cho du khách tránh nóng hoặc “đổi gió” dịp cuối tuần.
Đến Bãi Bùi giữa tháng 5 vừa qua, Vũ Minh Quang (23 tuổi, ở Hà Nội) cùng bạn bè không khỏi ấn tượng trước khung cảnh “bãi cỏ xanh mướt như được chăm sóc thường xuyên”, rộng mênh mông và rất đỗi bình yên. Quang cho biết, đường đi tới Bãi Bùi khá dễ, đường to và các đoạn dốc không quá cao, có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy. Đến đây lúc 10h tối, cả nhóm quyết định cắm trại qua đêm, tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.
10X nhận xét, Bãi Bùi đẹp nhất là vào lúc bình minh. Khi ấy, bãi cỏ rộng, bằng phẳng và xanh mướt, chan hòa với ánh nắng mặt trời. Xung quanh, từng đàn trâu, bò thong dong gặm cỏ hay đầm mình dưới bùn để tắm mát.
Điều khiến du khách ấn tượng khi ghé Bãi Bùi chính là sự xuất hiện của những cây tlau (hay còn gọi là cây châu) với tuổi đời hàng trăm năm. Ở đây hiện có khoảng 60 cây tlau, từng được HĐND xã Ngọc Lâu ra nghị quyết bảo tồn vào năm 2007. Đây là loại cây quen thuộc trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Vào mùa hè, cây tlau tỏa bóng xanh mát, còn sang mùa đông, lá cây chuyển sắc vàng, đỏ, tạo khung cảnh lãng mạn chẳng kém mùa thu trời Âu.
Hiện, Bãi Bùi, xã Ngọc Lâu là một trong số ít khu vực còn lượng lớn cây tlau cổ thụ. Không chỉ có tác dụng che bóng mát, hay lấy lá non làm thực phẩm ăn kèm thịt muối, thịt chua, cây tlau còn trở thành niềm tự hào của người địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, người dân nơi đây còn thiết kế một số xích đu bằng tre hoặc gỗ dưới tán cây tlau để làm chỗ nghỉ chân, vui chơi hay chụp hình.
Vì Bãi Bùi là địa điểm du lịch mới nổi nên chưa có nhiều dịch vụ, còn khá hoang sơ. Nếu muốn lưu trú qua đêm, khách có thể thuê phòng nghỉ tại homestay gần đó hoặc thuê lều riêng, loại dành cho 4 - 5 người với giá dao động từ 300.000 - 500.000 đồng. Ở đây cũng có một vài quầy nước giải khát nhưng giá bán khá cao. Du khách nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống, mang theo đầy đủ các dụng cụ cắm trại để chủ động và tiết kiệm hơn cho chuyến đi.
Nếu có dịp ghé thăm Bãi Bùi, du khách cần đặc biệt chú ý giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh, không được xả rác bừa bãi hay leo trèo, làm tổn hại những cây tlau cổ thụ.
Khách du lịch cũng cần lưu ý thêm một số điều như: Mang theo áo khoác hoặc chăn mỏng để đắp nếu lưu trú qua đêm; Chuẩn bị thuốc bôi hoặc xịt tránh côn trùng; Nướng đồ cách mặt đất khoảng 10-20cm, tránh để lửa tiếp xúc trực tiếp với mặt cỏ, nhất là vào mùa cỏ khô dễ gây cháy.
Ngoài Bãi Bùi, nếu đến xã Ngọc Lâu, du khách có thể kết hợp ghé thăm một số điểm đến hấp dẫn trong vùng như giếng nước thần ở xóm Khộp, hang Băng hay khám phá các tọa độ check-in cách đó không quá xa như Thác Mu, trải nghiệm tắm suối mát,… và thưởng thức đặc sản địa phương thơm ngon nức tiếng.