Sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay của các tác giả Nguyễn Đức Hiệp - Tim Doling - Võ Chi Mai (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành giữa tháng 7) đưa bạn đọc khám phá về văn hóa xã hội, cảnh quan và kiến trúc của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn từ thế kỷ 19 cho đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.Với nhiều hình ảnh xưa, phần lớn được sưu tầm từ các báo, tạp chí đầu thế kỷ 20, hoặc từ các sưu tập cá nhân, sách cho biết diện mạo cảnh quan, kiến trúc, nhịp sống của đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn hơn 100 năm trước. Trong ảnh là nhịp sống trước quảng trường Nhà hát thành phố vào khoảng đầu thập niên 1900.Trước khi Nhà hát thành phố (Théâtre municipale) bắt đầu xây vào cuối thế kỷ 19 và hoàn thành năm 1901, Sài Gòn đã có một nhà hát nhỏ ngay góc cạnh đại lộ Bonnard và đường Catinat (vị trí khách sạn Caravelle ngày nay).Tòa nhà thị sảnh thành phố và khách sạn Continental thế kỷ 19. Trong thập niên 1870 khoảng hơn 10 năm sau khi Pháp đến Sài Gòn và Nam Kỳ, người Pháp dân sự qua làm việc cho chính quyền Pháp hay qua làm ăn thương mại thường phải ở tạm vài nơi như khách sạn Favre trên đường Catinat nhưng vì nhu cầu cao nên thiếu chỗ. Ông Pierre Cazeau, một doanh nhân và thầu khoán, đã xây một khách sạn đối diện với khách sạn Favre, khách sạn mang tên là Continental. Vào cuối thế kỷ 19, tòa nhà này (nay là Khách sạn Continental) được dùng làm tòa thị sảnh thành phố trong một thời gian.Ảnh một dãy nhà xây liền kề nhau ở Sài Gòn. Theo các tác giả đây có thể là các nhà do công ty địa ốc Tạ Mã Diên hay công ty của anh em Hui Bon Hoa (chú Hỏa) đầu tư xây.Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng TP.HCM). Khởi công xây dựng năm 1885 với công năng là tòa nhà Bảo tàng Thương mại trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Nhưng năm 1887, Liên bang Đông Dương thành lập, Toàn quyền Đông Dương lấy Dinh Norodom làm trụ sở phía Nam của Phủ Toàn quyền và chuyển Phủ Thống đốc Nam Kỳ sang tòa nhà Bảo tàng Thương Mại. Do đó, năm 1890, tòa nhà được khánh thành, trở thành trụ sở của Phủ Thống đốc Nam Kỳ nên được gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ (còn gọi Dinh Phó soái). Ảnh Hoàng đế Khải Định viếng Dinh Thống đốc Nam Kỳ 1922 (trái) và ảnh Mặt tiền dinh phó soái 1880 (phải).Được xây dựng vào năm 1865, cạnh nơi được gọi là Bến Ngự (vị trí đầu đường Đồng Khởi) nơi vua tắm khi vua đến ngự tại thành Gia Định, và đối diện với bến Nhà Rồng. Cột cờ thủ ngữ (mât des signaux) báo hiệu cho tàu bè đến cảng Sài Gòn biết được địa điểm thành phố và tín hiệu, ngày (cờ) và đêm (đèn). Cạnh cột cờ thủ ngữ sau này là nơi có quán cà phê, nước uống mà người Pháp thường ra hóng gió giải khuây và tán chuyện vui giải trí nên cũng được gọi là Pointe des Blagueurs (Điểm của những người tán dóc, khôi hài, tiếu lâm).Một trong những công trình đầu tiên của công ty Eiffel là xây cây cầu bắc ngang kinh Tàu Hủ cho Công ty dịch vụ hàng hải (Messageries maritimes) để có thể giao thông hành khách và hàng hóa từ bến nhà Rồng và cảng thương mại Sài Gòn (Khánh Hội) với bến Chương Dương và khu vực trung tâm Sài Gòn. Cầu Mống được xây và hoàn tất vào năm 1882 mà ngày nay vẫn còn tồn tại.Tiệm bán rượu chát của ông Poujade de Ladevèze thành lập vào cuối thế kỷ 19 nằm ở góc đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) và rue d’Amiral Dupré (Đông Du). Theo các tác giả sách, có lẽ đây là tiệm bán rượu chát phổ thông nhất Sài Gòn mà mọi giới có thể mua với giá phải chăng vào cuối thế kỷ 19.Trường nữ sinh Marie Curie (Lycée Marie Curie) được xây vào năm 1918 tại địa điểm trên đường Mac-Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Ảnh cảnh tan trường nữ sinh Pháp Marie Curie.Ga xe lửa Sài Gòn đầu thế kỷ 20 (Công viên 2 tháng 9 ngày nay). Ga xe lửa Sài Gòn là điểm khởi đầu của đường xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho.Cửa vào chùa Dakao (chùa Ngọc Hoàng) vào đầu thế kỷ 20. Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, được dựng lên vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Trường Vẽ Gia Định (École de dessin Gia Định) được thành lập vào năm 1913, sau là Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (École des Arts Appliqués à Gia Dinh) (1920).Người dân nô nức đi xem hát bội ngoài trời cuối thế kỷ 19.
Sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay của các tác giả Nguyễn Đức Hiệp - Tim Doling - Võ Chi Mai (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành giữa tháng 7) đưa bạn đọc khám phá về văn hóa xã hội, cảnh quan và kiến trúc của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn từ thế kỷ 19 cho đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Với nhiều hình ảnh xưa, phần lớn được sưu tầm từ các báo, tạp chí đầu thế kỷ 20, hoặc từ các sưu tập cá nhân, sách cho biết diện mạo cảnh quan, kiến trúc, nhịp sống của đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn hơn 100 năm trước. Trong ảnh là nhịp sống trước quảng trường Nhà hát thành phố vào khoảng đầu thập niên 1900.
Trước khi Nhà hát thành phố (Théâtre municipale) bắt đầu xây vào cuối thế kỷ 19 và hoàn thành năm 1901, Sài Gòn đã có một nhà hát nhỏ ngay góc cạnh đại lộ Bonnard và đường Catinat (vị trí khách sạn Caravelle ngày nay).
Tòa nhà thị sảnh thành phố và khách sạn Continental thế kỷ 19. Trong thập niên 1870 khoảng hơn 10 năm sau khi Pháp đến Sài Gòn và Nam Kỳ, người Pháp dân sự qua làm việc cho chính quyền Pháp hay qua làm ăn thương mại thường phải ở tạm vài nơi như khách sạn Favre trên đường Catinat nhưng vì nhu cầu cao nên thiếu chỗ. Ông Pierre Cazeau, một doanh nhân và thầu khoán, đã xây một khách sạn đối diện với khách sạn Favre, khách sạn mang tên là Continental. Vào cuối thế kỷ 19, tòa nhà này (nay là Khách sạn Continental) được dùng làm tòa thị sảnh thành phố trong một thời gian.
Ảnh một dãy nhà xây liền kề nhau ở Sài Gòn. Theo các tác giả đây có thể là các nhà do công ty địa ốc Tạ Mã Diên hay công ty của anh em Hui Bon Hoa (chú Hỏa) đầu tư xây.
Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng TP.HCM). Khởi công xây dựng năm 1885 với công năng là tòa nhà Bảo tàng Thương mại trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Nhưng năm 1887, Liên bang Đông Dương thành lập, Toàn quyền Đông Dương lấy Dinh Norodom làm trụ sở phía Nam của Phủ Toàn quyền và chuyển Phủ Thống đốc Nam Kỳ sang tòa nhà Bảo tàng Thương Mại. Do đó, năm 1890, tòa nhà được khánh thành, trở thành trụ sở của Phủ Thống đốc Nam Kỳ nên được gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ (còn gọi Dinh Phó soái). Ảnh Hoàng đế Khải Định viếng Dinh Thống đốc Nam Kỳ 1922 (trái) và ảnh Mặt tiền dinh phó soái 1880 (phải).
Được xây dựng vào năm 1865, cạnh nơi được gọi là Bến Ngự (vị trí đầu đường Đồng Khởi) nơi vua tắm khi vua đến ngự tại thành Gia Định, và đối diện với bến Nhà Rồng. Cột cờ thủ ngữ (mât des signaux) báo hiệu cho tàu bè đến cảng Sài Gòn biết được địa điểm thành phố và tín hiệu, ngày (cờ) và đêm (đèn). Cạnh cột cờ thủ ngữ sau này là nơi có quán cà phê, nước uống mà người Pháp thường ra hóng gió giải khuây và tán chuyện vui giải trí nên cũng được gọi là Pointe des Blagueurs (Điểm của những người tán dóc, khôi hài, tiếu lâm).
Một trong những công trình đầu tiên của công ty Eiffel là xây cây cầu bắc ngang kinh Tàu Hủ cho Công ty dịch vụ hàng hải (Messageries maritimes) để có thể giao thông hành khách và hàng hóa từ bến nhà Rồng và cảng thương mại Sài Gòn (Khánh Hội) với bến Chương Dương và khu vực trung tâm Sài Gòn. Cầu Mống được xây và hoàn tất vào năm 1882 mà ngày nay vẫn còn tồn tại.
Tiệm bán rượu chát của ông Poujade de Ladevèze thành lập vào cuối thế kỷ 19 nằm ở góc đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) và rue d’Amiral Dupré (Đông Du). Theo các tác giả sách, có lẽ đây là tiệm bán rượu chát phổ thông nhất Sài Gòn mà mọi giới có thể mua với giá phải chăng vào cuối thế kỷ 19.
Trường nữ sinh Marie Curie (Lycée Marie Curie) được xây vào năm 1918 tại địa điểm trên đường Mac-Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Ảnh cảnh tan trường nữ sinh Pháp Marie Curie.
Ga xe lửa Sài Gòn đầu thế kỷ 20 (Công viên 2 tháng 9 ngày nay). Ga xe lửa Sài Gòn là điểm khởi đầu của đường xe lửa Sài Gòn Mỹ Tho.
Cửa vào chùa Dakao (chùa Ngọc Hoàng) vào đầu thế kỷ 20. Chùa được xây để thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, được dựng lên vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Trường Vẽ Gia Định (École de dessin Gia Định) được thành lập vào năm 1913, sau là Trường Mỹ nghệ Thực hành Gia Định (École des Arts Appliqués à Gia Dinh) (1920).
Người dân nô nức đi xem hát bội ngoài trời cuối thế kỷ 19.