Số lượng sinh viên trong một phòng ký túc xá thường từ 8-15 người/phòng, thậm chí có những phòng ký túc còn trên 20 người/phòng.Điều này không những làm cho việc học của bạn bị ảnh hưởng mà những sinh hoạt cá nhân cũng có phần bất tiện, chưa kể các phòng ký túc xá nam sinh còn trở thành các "quán nét" ngày ngủ đêm cày.Nếu có thiên truyện 1001 nỗi khổ của sinh viên sống ký túc xá thì câu chuyện mất điện, mất nước xứng đáng là chương mở đầu. Hầu hết các khu nội trú cho sinh viên trong các trường đại học hiện nay đều đã khá cũ, thậm chí xuống cấp nên việc mất điện, mất nước là câu chuyện thường như "cơm bữa".Cảnh tượng sinh viên xách xô nước đi một quãng đường dài xin nước nhà dân để "tiếp tế" cho ký túc xá ắt hẳn là hình ảnh không mấy xa lạ.Thường các ký túc xá quy định không cho sinh viên nấu ăn. Nhưng một số bạn vẫn "lách luật", nấu ăn lén lút mặc cho quy định ký túc.Vào kí túc xá, chỉ cần để ý kĩ sẽ thấy rất nhiều nồi cơm điện, bát đĩa được giấu khéo léo trong những góc phòng, gầm giường.Đôi khi, chỉ cần giám thị đi tuần tra một cái là các bạn lại ba chân bốn cẳng giấu "tang chứng" để tránh bị kiểm điểm."Đừng ngủ khi lũ bạn thức" - câu nói truyền miệng bấy lâu nay trong giới trẻ được xuất phát từ chính các bạn sinh viên ở ký túc.Chính vì ở chung phòng nên mối quan hệ lại càng khăng khít. Chính vì vậy, chỉ cần bạn chợp mắt thôi là khi tỉnh dậy cá rằng bạn sẽ phải hối hận vì không đề phòng "lũ quỷ" cùng phòng.Nồi cơm điện đầy nấm mốc sau kì nghỉ dài là cảnh thường thấy của các sinh viên ký túc xá.Nền nhà cũng mọc cây trông thật hài hước.Ba lô thì mốc trắng, bàn phím máy tính thì mọc cả cây xanh rờn.Những tình huống này thật sự khiến khổ chủ cười ra nước mắt.Mời quý độc giả đón xem thêm video: Sinh viên tiêu 3 triệu/tháng liệu có đủ? - Nguồn: VTV24
Số lượng sinh viên trong một phòng ký túc xá thường từ 8-15 người/phòng, thậm chí có những phòng ký túc còn trên 20 người/phòng.
Điều này không những làm cho việc học của bạn bị ảnh hưởng mà những sinh hoạt cá nhân cũng có phần bất tiện, chưa kể các phòng ký túc xá nam sinh còn trở thành các "quán nét" ngày ngủ đêm cày.
Nếu có thiên truyện 1001 nỗi khổ của sinh viên sống ký túc xá thì câu chuyện mất điện, mất nước xứng đáng là chương mở đầu. Hầu hết các khu nội trú cho sinh viên trong các trường đại học hiện nay đều đã khá cũ, thậm chí xuống cấp nên việc mất điện, mất nước là câu chuyện thường như "cơm bữa".
Cảnh tượng sinh viên xách xô nước đi một quãng đường dài xin nước nhà dân để "tiếp tế" cho ký túc xá ắt hẳn là hình ảnh không mấy xa lạ.
Thường các ký túc xá quy định không cho sinh viên nấu ăn. Nhưng một số bạn vẫn "lách luật", nấu ăn lén lút mặc cho quy định ký túc.
Vào kí túc xá, chỉ cần để ý kĩ sẽ thấy rất nhiều nồi cơm điện, bát đĩa được giấu khéo léo trong những góc phòng, gầm giường.
Đôi khi, chỉ cần giám thị đi tuần tra một cái là các bạn lại ba chân bốn cẳng giấu "tang chứng" để tránh bị kiểm điểm.
"Đừng ngủ khi lũ bạn thức" - câu nói truyền miệng bấy lâu nay trong giới trẻ được xuất phát từ chính các bạn sinh viên ở ký túc.
Chính vì ở chung phòng nên mối quan hệ lại càng khăng khít. Chính vì vậy, chỉ cần bạn chợp mắt thôi là khi tỉnh dậy cá rằng bạn sẽ phải hối hận vì không đề phòng "lũ quỷ" cùng phòng.
Nồi cơm điện đầy nấm mốc sau kì nghỉ dài là cảnh thường thấy của các sinh viên ký túc xá.
Nền nhà cũng mọc cây trông thật hài hước.
Ba lô thì mốc trắng, bàn phím máy tính thì mọc cả cây xanh rờn.
Những tình huống này thật sự khiến khổ chủ cười ra nước mắt.
Mời quý độc giả đón xem thêm video: Sinh viên tiêu 3 triệu/tháng liệu có đủ? - Nguồn: VTV24