Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt là ngôi trường thu hút khách du lịch nhất ở Đà Lạt, là công trình kiến trúc độc đáo của thành phố ngàn hoa.Nét cổ kính đậm chất Tây Âu khiến nhiều người ví von đây là ngôi trường "Harvard Việt Nam".Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được thiết kế và xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX theo hình thức kiến trúc tân cổ điển độc đáo mang đậm phong cách châu Âu.Song song với hai dãy nhà chính là dãy nhà có kết cấu và trang trí đơn giản hơn.Hai dãy nhà này vừa dùng làm phòng học vừa làm ký túc xá cho sinh viên. Kế bên là dãy nhà có quy mô nhỏ hơn dùng làm phòng thí nghiệm, hội trường.Hành lang sâu hun hút, đẹp miên man trong lòng du khách.Tầng trệt để trống làm sân chơi. Tòa nhà được trụ chống bằng các cột tròn có khẩu độ 8x8m.Chiếc cầu thang vẫn hàng ngày gồng gánh biết bao nhiêu sinh viên trên con đường đến với tri thức.Trường mở cửa cho du khách tham quan từ 11h trưa đến 1h chiều và từ 4h chiều trở đi.Sân trường rộng rãi dùng để chào cờ và các hoạt đôngj thể thao, Ngoài ra, còn có một sân bóng đá phía sau khuôn viên trường.Công trình này đã được các nhà nghiên cứu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới trong Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ XX. Được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận trở thành di tích cấp Quốc gia vào tháng 12 năm 2001.Tìm đến ngôi trường cổ kính trong một chiều mưa, chúng tô như càng say đắm, ngỡ mình đang lạc giữa một rừng kiến trúc trời Âu.
Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt là ngôi trường thu hút khách du lịch nhất ở Đà Lạt, là công trình kiến trúc độc đáo của thành phố ngàn hoa.
Nét cổ kính đậm chất Tây Âu khiến nhiều người ví von đây là ngôi trường "Harvard Việt Nam".
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được thiết kế và xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX theo hình thức kiến trúc tân cổ điển độc đáo mang đậm phong cách châu Âu.
Song song với hai dãy nhà chính là dãy nhà có kết cấu và trang trí đơn giản hơn.
Hai dãy nhà này vừa dùng làm phòng học vừa làm ký túc xá cho sinh viên. Kế bên là dãy nhà có quy mô nhỏ hơn dùng làm phòng thí nghiệm, hội trường.
Hành lang sâu hun hút, đẹp miên man trong lòng du khách.
Tầng trệt để trống làm sân chơi. Tòa nhà được trụ chống bằng các cột tròn có khẩu độ 8x8m.
Chiếc cầu thang vẫn hàng ngày gồng gánh biết bao nhiêu sinh viên trên con đường đến với tri thức.
Trường mở cửa cho du khách tham quan từ 11h trưa đến 1h chiều và từ 4h chiều trở đi.
Sân trường rộng rãi dùng để chào cờ và các hoạt đôngj thể thao, Ngoài ra, còn có một sân bóng đá phía sau khuôn viên trường.
Công trình này đã được các nhà nghiên cứu kiến trúc nổi tiếng trên thế giới trong Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ XX. Được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận trở thành di tích cấp Quốc gia vào tháng 12 năm 2001.
Tìm đến ngôi trường cổ kính trong một chiều mưa, chúng tô như càng say đắm, ngỡ mình đang lạc giữa một rừng kiến trúc trời Âu.