Mới đây, gia đình chị Hà My (32 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) có chuyến du lịch tới Sơn La trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023. Hình ảnh ngôi làng bình yên, đẹp mộng mơ giữa núi đồi với những con suối trong vắt, bể khoáng nóng bốc khói nghi ngút được gia đình ghi lại thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.Chị My chia sẻ, địa điểm gia đình ghé thăm là bản Lướt, ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km. Xã Ngọc Chiến nổi tiếng với những nguồn suối khoáng nóng tự nhiên. Nơi đây có bà con dân tộc Thái, Mông, La Ha,... sinh sống, trong đó người Thái chiếm đa số.Vợ chồng chị My thường xuyên đưa con trai 8 tuổi và con gái 5 tuổi tìm tới những địa điểm thiên nhiên tươi đẹp, không quá đông đúc để khám phá, trải nghiệm. Gia đình nhỏ này từng “ngủ trong rừng, ăn bên suối” ở hàng chục tỉnh thành khác nhau như Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lâm Đồng,... Trong chuyến trở lại Sơn La lần này, chị My chọn ngôi làng hoang sơ bản Lướt Sơn La.Bản Lướt nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, lọt thỏm giữa núi đồi và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Dọc theo con đường quanh co đi vào làng là những ngôi nhà sàn mái pơ mu hàng trăm năm tuổi, mang đặc trưng kiến trúc người Thái.Nhà sàn gỗ pơ mu là một trong nhưng nét nổi bật trong văn hóa nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến. Pơ mu là loại gỗ rất bền và chắc, có khả năng chống mối mọt và các loại ruồi nhặng, trong thân gỗ có dầu và gỗ rất thơm, nhất là khi đem gỗ đốt lửa, tỏa ra mùi hương thơm bay rất xa quyện vào sương khói núi rừng. Loại gỗ này có thể ngâm trong nước hoặc chôn sâu dưới đất vài chục năm mà không bị mục. Ngày ngay, bà con trong bản không phá rừng lấy gỗ làm nhà nữa. Những ngôi nhà pơ mu được bà con lưu giữ để làm nơi cho du khách đến tham quan, trải nghiệm."Nơi đây không quá đông khách nên khung cảnh còn hoang sơ, thanh bình", chị My cho hay.Những dòng suối nóng gắn liền với cuộc sống người dân bản Lướt từ bao đời nay. Họ có truyền thống tắm khoáng nóng tại bể công cộng lộ thiên. Nhiệt độ trung bình của nước từ 35 độ C đến 50 độ C, có điểm lên tới 70 độ C. Đó là lý do khi đi dạo quanh bản, du khách dễ dàng phát hiện những bể nước bốc hơi nghi ngút."Buổi sáng, ông xã mình dậy sớm chạy quanh bản gần 10km rồi trở về homestay, ngâm mình trong bể khoáng nóng, cảm giác rất dễ chịu. Điều thú vị, ở đây, chi phí tắm khoáng nóng rất rẻ, chỉ 20.000 đồng. Quanh bản có tới 13 mó nước khoáng nóng", chị My cho biết.Người dân bản Lướt cho biết, suối khoáng nóng Ngọc Chiến có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp, tim mạch... Thông thường, gia đình nhỏ sẽ cắm trại tại các điểm đến, tuy nhiên tới Sơn La vào dịp Tết Dương lịch, lo ngại thời tiết lạnh, chị My thuê homestay để đảm bảo sức khỏe cho gia đình."Dịch vụ du lịch cộng đồng ở bản đang bắt đầu phát triển khá tốt. Có một điểm lưu ý, du khách nên đặt đồ ăn trước vì trong bản không có chợ. Thực phẩm là người dân tự cung tự cấp hoặc phải đi chợ ở khá xa", chị My cho hay.Tới bản Lướt để "sống chậm", du khách có thể kết hợp lịch trình leo núi Tà Chì Nhù, lên bản Nậm Nghiệp ngắm mùa hoa sơn tra hoăc đi thị trấn Mù Cang Chải.
Mới đây, gia đình chị Hà My (32 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) có chuyến du lịch tới Sơn La trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2023. Hình ảnh ngôi làng bình yên, đẹp mộng mơ giữa núi đồi với những con suối trong vắt, bể khoáng nóng bốc khói nghi ngút được gia đình ghi lại thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Chị My chia sẻ, địa điểm gia đình ghé thăm là bản Lướt, ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km. Xã Ngọc Chiến nổi tiếng với những nguồn suối khoáng nóng tự nhiên. Nơi đây có bà con dân tộc Thái, Mông, La Ha,... sinh sống, trong đó người Thái chiếm đa số.
Vợ chồng chị My thường xuyên đưa con trai 8 tuổi và con gái 5 tuổi tìm tới những địa điểm thiên nhiên tươi đẹp, không quá đông đúc để khám phá, trải nghiệm. Gia đình nhỏ này từng “ngủ trong rừng, ăn bên suối” ở hàng chục tỉnh thành khác nhau như Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lâm Đồng,... Trong chuyến trở lại Sơn La lần này, chị My chọn ngôi làng hoang sơ bản Lướt Sơn La.
Bản Lướt nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, lọt thỏm giữa núi đồi và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Dọc theo con đường quanh co đi vào làng là những ngôi nhà sàn mái pơ mu hàng trăm năm tuổi, mang đặc trưng kiến trúc người Thái.
Nhà sàn gỗ pơ mu là một trong nhưng nét nổi bật trong văn hóa nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến. Pơ mu là loại gỗ rất bền và chắc, có khả năng chống mối mọt và các loại ruồi nhặng, trong thân gỗ có dầu và gỗ rất thơm, nhất là khi đem gỗ đốt lửa, tỏa ra mùi hương thơm bay rất xa quyện vào sương khói núi rừng. Loại gỗ này có thể ngâm trong nước hoặc chôn sâu dưới đất vài chục năm mà không bị mục. Ngày ngay, bà con trong bản không phá rừng lấy gỗ làm nhà nữa. Những ngôi nhà pơ mu được bà con lưu giữ để làm nơi cho du khách đến tham quan, trải nghiệm."Nơi đây không quá đông khách nên khung cảnh còn hoang sơ, thanh bình", chị My cho hay.
Những dòng suối nóng gắn liền với cuộc sống người dân bản Lướt từ bao đời nay. Họ có truyền thống tắm khoáng nóng tại bể công cộng lộ thiên. Nhiệt độ trung bình của nước từ 35 độ C đến 50 độ C, có điểm lên tới 70 độ C. Đó là lý do khi đi dạo quanh bản, du khách dễ dàng phát hiện những bể nước bốc hơi nghi ngút.
"Buổi sáng, ông xã mình dậy sớm chạy quanh bản gần 10km rồi trở về homestay, ngâm mình trong bể khoáng nóng, cảm giác rất dễ chịu. Điều thú vị, ở đây, chi phí tắm khoáng nóng rất rẻ, chỉ 20.000 đồng. Quanh bản có tới 13 mó nước khoáng nóng", chị My cho biết.
Người dân bản Lướt cho biết, suối khoáng nóng Ngọc Chiến có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp, tim mạch... Thông thường, gia đình nhỏ sẽ cắm trại tại các điểm đến, tuy nhiên tới Sơn La vào dịp Tết Dương lịch, lo ngại thời tiết lạnh, chị My thuê homestay để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
"Dịch vụ du lịch cộng đồng ở bản đang bắt đầu phát triển khá tốt. Có một điểm lưu ý, du khách nên đặt đồ ăn trước vì trong bản không có chợ. Thực phẩm là người dân tự cung tự cấp hoặc phải đi chợ ở khá xa", chị My cho hay.Tới bản Lướt để "sống chậm", du khách có thể kết hợp lịch trình leo núi Tà Chì Nhù, lên bản Nậm Nghiệp ngắm mùa hoa sơn tra hoăc đi thị trấn Mù Cang Chải.