Thử thách Cá voi xanh (Blue Whale Challenge) là một trò chơi truyền thông xã hội có nguồn gốc từ Nga, xuất hiện cách đây vài năm và đã lan truyền ra khắp thế giới. Đặc biệt trong thời buổi sức mạnh của Facebook, Youtube và Instagram đang phát triển thì thử thách "bệnh hoạn" này càng có thời cơ nảy nở và mới đây theo nhiều thông tin nó đã lây lan tới Việt Nam.Trước thông tin trò chơi "Cá voi xanh" lây lan tại Việt Nam, cộng đồng mạng Việt đã đưa ra những lời bình luận của riêng mình. Đa phần họ đều cho rằng đây là một trò thử thách "điên rồ", "bệnh hoạn" và chỉ có tâm thần mới đánh đổi tính mạng của mình với trò chơi chẳng mang đến lại điều gì.Theo góc nhìn của cộng đồng mạng, chỉ vì những cái like, share trên mạng xã hội, không ít bạn trẻ đã phải trả giá bằng cả mạng sống, để lại niềm đau không bao giờ nguôi cho người thân, bạn bè.Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn cả là sau cái chết của các bạn trẻ khi tham gia thử thách "Cá voi xanh" thì không ít người vẫn tiếp tục hủy hoại cuộc sống của mình bởi lý do tương tự, bất chấp mọi nỗ lực của các nhà chức trách, chuyên gia, gia đình lẫn giới truyền thông.Bên cạnh những lời bình luận nhiều dân mạng cũng không quên để lại những lời khuyên răn với các bạn trẻ đang "ấp ủ" ý định tham gia rằng mỗi người cần phải tỉnh táo để bảo vệ chính mình và giúp đỡ người thân, bạn bè tránh khỏi những tác động tiêu cực từ thế giới ảo.Một phần các bạn trẻ tham gia thử thách "bệnh hoạn" "Cá voi xanh" là do chưa phát triển nhận thức đầy đủ, dễ mắc phải những cạm bẫy trên mạng xã hội. Thêm nữa đây cũng là lứa tuổi thích thể hiện bản thân nhưng lại ít khi được lắng nghe và công nhận nên đã tìm đến trào lưu này như một cách để thể hiện bản thân trước cộng đồng.Lật lại về trò thử thách "Cá voi xanh", yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. Người tham gia bị điều khiển bởi quản trị viên, thực hiện các nhiệm vụ từ bình thường đến nguy hiểm, từ đơn giản đến "khó khăn" như: trao đổi thông tin trên mạng về cá voi xanh; xem phim Cá voi xanh; xem phim kinh dị; vẽ hình cá voi xanh (bằng bút bi) lên cơ thể; sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng con cá voi lên cánh tay hoặc chân.Vào ngày cuối cùng (ngày thứ 50), người chơi sẽ được cộng đồng mạng thừa nhận là "người chiến thắng" khi "dũng cảm" tự kết liễu đời mình (tự sát), giống như những con cá voi xanh tự lao lên bãi biển để tự kết liễu cuộc đời."Thử thách Cá voi xanh" trở thành trào lưu nguy hiểm trong giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Theo Ủy ban Điều tra của Nga, 130 bạn trẻ đã tự kết liễu cuộc đời mình khi hưởng ứng trào lưu "Cá voi xanh" trong năm 2016.Từ nước Nga, trò chơi nguy hiểm này đã lan rộng sang Mỹ, Brazil, một số nước Tây Âu, Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra lời cảnh báo các bậc cha mẹ về sự nguy hiểm cho con em mình từ trò chơi "Thử thách Cá voi xanh".Mời quý độc giả xem clip "Thử thách cá voi xanh" - tại sao chỉ vì một trò chơi mà có người sẵn sàng tự sát? - Nguồn: Youtube
Thử thách Cá voi xanh (Blue Whale Challenge) là một trò chơi truyền thông xã hội có nguồn gốc từ Nga, xuất hiện cách đây vài năm và đã lan truyền ra khắp thế giới. Đặc biệt trong thời buổi sức mạnh của Facebook, Youtube và Instagram đang phát triển thì thử thách "bệnh hoạn" này càng có thời cơ nảy nở và mới đây theo nhiều thông tin nó đã lây lan tới Việt Nam.
Trước thông tin trò chơi "Cá voi xanh" lây lan tại Việt Nam, cộng đồng mạng Việt đã đưa ra những lời bình luận của riêng mình. Đa phần họ đều cho rằng đây là một trò thử thách "điên rồ", "bệnh hoạn" và chỉ có tâm thần mới đánh đổi tính mạng của mình với trò chơi chẳng mang đến lại điều gì.
Theo góc nhìn của cộng đồng mạng, chỉ vì những cái like, share trên mạng xã hội, không ít bạn trẻ đã phải trả giá bằng cả mạng sống, để lại niềm đau không bao giờ nguôi cho người thân, bạn bè.
Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn cả là sau cái chết của các bạn trẻ khi tham gia thử thách "Cá voi xanh" thì không ít người vẫn tiếp tục hủy hoại cuộc sống của mình bởi lý do tương tự, bất chấp mọi nỗ lực của các nhà chức trách, chuyên gia, gia đình lẫn giới truyền thông.
Bên cạnh những lời bình luận nhiều dân mạng cũng không quên để lại những lời khuyên răn với các bạn trẻ đang "ấp ủ" ý định tham gia rằng mỗi người cần phải tỉnh táo để bảo vệ chính mình và giúp đỡ người thân, bạn bè tránh khỏi những tác động tiêu cực từ thế giới ảo.
Một phần các bạn trẻ tham gia thử thách "bệnh hoạn" "Cá voi xanh" là do chưa phát triển nhận thức đầy đủ, dễ mắc phải những cạm bẫy trên mạng xã hội. Thêm nữa đây cũng là lứa tuổi thích thể hiện bản thân nhưng lại ít khi được lắng nghe và công nhận nên đã tìm đến trào lưu này như một cách để thể hiện bản thân trước cộng đồng.
Lật lại về trò thử thách "Cá voi xanh", yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. Người tham gia bị điều khiển bởi quản trị viên, thực hiện các nhiệm vụ từ bình thường đến nguy hiểm, từ đơn giản đến "khó khăn" như: trao đổi thông tin trên mạng về cá voi xanh; xem phim Cá voi xanh; xem phim kinh dị; vẽ hình cá voi xanh (bằng bút bi) lên cơ thể; sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng con cá voi lên cánh tay hoặc chân.
Vào ngày cuối cùng (ngày thứ 50), người chơi sẽ được cộng đồng mạng thừa nhận là "người chiến thắng" khi "dũng cảm" tự kết liễu đời mình (tự sát), giống như những con cá voi xanh tự lao lên bãi biển để tự kết liễu cuộc đời.
"Thử thách Cá voi xanh" trở thành trào lưu nguy hiểm trong giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Theo Ủy ban Điều tra của Nga, 130 bạn trẻ đã tự kết liễu cuộc đời mình khi hưởng ứng trào lưu "Cá voi xanh" trong năm 2016.
Từ nước Nga, trò chơi nguy hiểm này đã lan rộng sang Mỹ, Brazil, một số nước Tây Âu, Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra lời cảnh báo các bậc cha mẹ về sự nguy hiểm cho con em mình từ trò chơi "Thử thách Cá voi xanh".
Mời quý độc giả xem clip "Thử thách cá voi xanh" - tại sao chỉ vì một trò chơi mà có người sẵn sàng tự sát? - Nguồn: Youtube