Sinh ra ở vùng quê Yên Bái và vốn mang trong mình đức tính chịu thương chịu khó, ngay từ nhỏ Tuấn Ninh luôn biết mơ ước về những điều tươi đẹp cho chính bản thân và cuộc sống xung quanh.Trong suốt những tháng ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, Tuấn Ninh đã tích cực tham gia các sự kiện của các Đài truyền hình, cộng tác cho nhiều tờ báo khác nhau. Theo chia sẻ, anh chàng là cựu phóng viên điều tra của Báo Đời sống và pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam.Bằng đam mê và nhiệt huyết, Tuấn Ninh đã có trong mình những thành công nhất định trong nghề. Anh chàng từng đạt giải nhì VTV Got Talent - Top 12 phim ngắn xuất sắc MyDream VTV6 2018; Phim ngắn xuất sắc, quay phim xuất sắc tại cuộc thi làm phim không chuyên cho học sinh sinh viên do TPD tổ chức năm 2017.Tuấn Ninh cũng từng là đạo diễn của nhiều chương trình khác nhau như chương trình Tình Ca Yên Bái; 60 năm thành lập trường THPT Nguyễn Huệ, Đạo diễn hình ảnh huyện Trấn Yên - Yên Bái đón nhận huyện nông thôn mới đầu tiên của Tây Bắc, đạo diễn, trợ lý đạo diễn các cầu truyền hình VTV, VTC, VOV, NguoiduatinTV… Bên cạnh đó, Tuấn Ninh cũng tích cực tham gia vào các diễn đàn trẻ, anh chàng từng là diễn giả sự kiện của Khoa Du lịch trường Đại học Hà Nội; chương trình Stalk cùng các bạn sinh viên đam mê khám khá; diễn giả tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam… Có thể nói, công việc cũng như vị trí mà Tuấn Ninh đã có được thực sự là mơ ước của nhiều người trẻ.Mặc dù đã “an cư lạc nghiệp” tại thủ đô, nhưng Tuấn Ninh vẫn quyết định trở về quê hương Yên Bái của mình để thực hiện những hoài bão cao cả. Chính công việc phóng viên là cơ duyên để Tuấn Ninh được đi nhiều nơi và trải nghiệm những đặc sắc về con người, văn hóa mỗi vùng miền. Anh chàng phần nào thấm thía được nỗi vất vả, gian truân của người dân dân tộc thiểu số. Điều ấy thôi thúc Tuấn Ninh phải làm một điều ý nghĩa cho cuộc sống, anh chàng quan niệm: “Hạnh phúc là cho đi và thành công là không để lại ai phía sau”.Tuấn Ninh tâm sự: “Tôi đã từng đi nhiều nơi trải nghiệm nhiều vùng đất nhưng có lẽ chuyến đi về vùng trà cổ thụ quê tôi là chuyến đi đáng nhớ nhất khi tôi được làm những công việc mình chưa từng được làm thấy những khoảnh khắc mà tôi chỉ gặp vài lần trong đời”.Rời phố, Tuấn Ninh trở về vùng núi Suối Giàng thuộc huyện Văn Chấn, Yên Bái. Đây là vùng trà cổ thụ với những cột cây trăm tuổi, thuộc diện vùng 135 của cả nước, đời sống người dân có quá nhiều thiếu thốn.Tuấn Ninh chia sẻ: “Tôi cùng những người bạn xây dựng một khu du lịch đặc biệt. Khi dịch bệnh hết sức căng thẳng nhưng may mắn thay Yên Bái là vùng xanh của cả nước. Hàng ngày có 50-60 công nhân là người dân bản địa đến làm cùng chúng tôi, giúp họ có thêm thu nhập. Đặc biệt chúng tôi còn dạy người dân cách làm nhà trên núi. Bên cạnh đó, chúng tôi khôi phục làng nghề thổ cẩm để bao tiêu toàn bộ sản phẩm và khôi phục làng nghề rèn để sản xuất những dụng cụ nông nghiệp cho bà con”.Từ khu du lịch trà cổ thụ, Tuấn Ninh và những người bạn hy vọng có thể tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân nơi đây. Đó cũng là lý do chàng trai yêu mảnh đất này đến vậy.Tuấn Ninh đã kêu gọi và tập hợp được các bạn trẻ yêu thiên nhiên, yêu khám phá cùng nhau chung tay xây dựng các chuyến thiện nguyện đến với các bản làng khó khăn, trao cho các em nhỏ những xuất quà trong các dịp lễ tết. Anh chàng bộc bạch: “Tôi nhận ra rằng càng trưởng thành mình càng thấy được những điều mới mẻ đòi hỏi tôi phải cố gắng phải học tập mỗi ngày để mình có thêm kinh nghiệm, có thêm vốn sống để giúp đỡ được thật nhiều người. Một người anh mà tôi luôn quý trọng là kiến trúc sư Đào Đức Hiếu đã nói “Cuộc đời là biển cả/ Nếu không bơi sẽ chìm”. Câu nói ấy chính là cảm hứng để tôi cố gắng mỗi ngày”.“Ở một vùng trà Shan tuyết cổ thụ, bên cạnh việc làm du lịch tôi cũng phấn đấu để trở thành một nghệ nhân trà. Từ cách pha trà, làm trà, thưởng thức trà cho đến cảm nhận những dòng trà quý một phần đưa trà cổ thụ Việt tiếp cận được nhiều người hơn để chăm sóc sức khoẻ một phần để chia sẻ cho nhiều người biết tới văn hoá trà Việt”- Tuấn Ninh chia sẻ.Trong tương lai, Tuấn Ninh cho biết bản thân anh vẫn sẽ giữ cho mình đam mê làm báo. Tuy nhiên, hiện tại anh chàng muốn gắn bó với vùng trà cổ này cho đến khi đời sống của người dân có phần khấm khá hơn. Anh chàng tin rằng: "Ngày hôm nay chính là thành quả từ những nỗ lực của hôm qua. Còn sự nỗ lực của hôm nay lại là niềm hy vọng cho ngày mai. Hãy suy nghĩ về lúc không còn gánh nước nổi, bạn vẫn có nước để uống chứ? Vì vậy dù đã thành công, hãy cố gắng thêm một chút nữa..."
Sinh ra ở vùng quê Yên Bái và vốn mang trong mình đức tính chịu thương chịu khó, ngay từ nhỏ Tuấn Ninh luôn biết mơ ước về những điều tươi đẹp cho chính bản thân và cuộc sống xung quanh.
Trong suốt những tháng ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, Tuấn Ninh đã tích cực tham gia các sự kiện của các Đài truyền hình, cộng tác cho nhiều tờ báo khác nhau. Theo chia sẻ, anh chàng là cựu phóng viên điều tra của Báo Đời sống và pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam.
Bằng đam mê và nhiệt huyết, Tuấn Ninh đã có trong mình những thành công nhất định trong nghề. Anh chàng từng đạt giải nhì VTV Got Talent - Top 12 phim ngắn xuất sắc MyDream VTV6 2018; Phim ngắn xuất sắc, quay phim xuất sắc tại cuộc thi làm phim không chuyên cho học sinh sinh viên do TPD tổ chức năm 2017.
Tuấn Ninh cũng từng là đạo diễn của nhiều chương trình khác nhau như chương trình Tình Ca Yên Bái; 60 năm thành lập trường THPT Nguyễn Huệ, Đạo diễn hình ảnh huyện Trấn Yên - Yên Bái đón nhận huyện nông thôn mới đầu tiên của Tây Bắc, đạo diễn, trợ lý đạo diễn các cầu truyền hình VTV, VTC, VOV, NguoiduatinTV… Bên cạnh đó, Tuấn Ninh cũng tích cực tham gia vào các diễn đàn trẻ, anh chàng từng là diễn giả sự kiện của Khoa Du lịch trường Đại học Hà Nội; chương trình Stalk cùng các bạn sinh viên đam mê khám khá; diễn giả tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam… Có thể nói, công việc cũng như vị trí mà Tuấn Ninh đã có được thực sự là mơ ước của nhiều người trẻ.
Mặc dù đã “an cư lạc nghiệp” tại thủ đô, nhưng Tuấn Ninh vẫn quyết định trở về quê hương Yên Bái của mình để thực hiện những hoài bão cao cả. Chính công việc phóng viên là cơ duyên để Tuấn Ninh được đi nhiều nơi và trải nghiệm những đặc sắc về con người, văn hóa mỗi vùng miền. Anh chàng phần nào thấm thía được nỗi vất vả, gian truân của người dân dân tộc thiểu số. Điều ấy thôi thúc Tuấn Ninh phải làm một điều ý nghĩa cho cuộc sống, anh chàng quan niệm: “Hạnh phúc là cho đi và thành công là không để lại ai phía sau”.
Tuấn Ninh tâm sự: “Tôi đã từng đi nhiều nơi trải nghiệm nhiều vùng đất nhưng có lẽ chuyến đi về vùng trà cổ thụ quê tôi là chuyến đi đáng nhớ nhất khi tôi được làm những công việc mình chưa từng được làm thấy những khoảnh khắc mà tôi chỉ gặp vài lần trong đời”.
Rời phố, Tuấn Ninh trở về vùng núi Suối Giàng thuộc huyện Văn Chấn, Yên Bái. Đây là vùng trà cổ thụ với những cột cây trăm tuổi, thuộc diện vùng 135 của cả nước, đời sống người dân có quá nhiều thiếu thốn.
Tuấn Ninh chia sẻ: “Tôi cùng những người bạn xây dựng một khu du lịch đặc biệt. Khi dịch bệnh hết sức căng thẳng nhưng may mắn thay Yên Bái là vùng xanh của cả nước. Hàng ngày có 50-60 công nhân là người dân bản địa đến làm cùng chúng tôi, giúp họ có thêm thu nhập. Đặc biệt chúng tôi còn dạy người dân cách làm nhà trên núi. Bên cạnh đó, chúng tôi khôi phục làng nghề thổ cẩm để bao tiêu toàn bộ sản phẩm và khôi phục làng nghề rèn để sản xuất những dụng cụ nông nghiệp cho bà con”.
Từ khu du lịch trà cổ thụ, Tuấn Ninh và những người bạn hy vọng có thể tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân nơi đây. Đó cũng là lý do chàng trai yêu mảnh đất này đến vậy.
Tuấn Ninh đã kêu gọi và tập hợp được các bạn trẻ yêu thiên nhiên, yêu khám phá cùng nhau chung tay xây dựng các chuyến thiện nguyện đến với các bản làng khó khăn, trao cho các em nhỏ những xuất quà trong các dịp lễ tết. Anh chàng bộc bạch: “Tôi nhận ra rằng càng trưởng thành mình càng thấy được những điều mới mẻ đòi hỏi tôi phải cố gắng phải học tập mỗi ngày để mình có thêm kinh nghiệm, có thêm vốn sống để giúp đỡ được thật nhiều người. Một người anh mà tôi luôn quý trọng là kiến trúc sư Đào Đức Hiếu đã nói “Cuộc đời là biển cả/ Nếu không bơi sẽ chìm”. Câu nói ấy chính là cảm hứng để tôi cố gắng mỗi ngày”.
“Ở một vùng trà Shan tuyết cổ thụ, bên cạnh việc làm du lịch tôi cũng phấn đấu để trở thành một nghệ nhân trà. Từ cách pha trà, làm trà, thưởng thức trà cho đến cảm nhận những dòng trà quý một phần đưa trà cổ thụ Việt tiếp cận được nhiều người hơn để chăm sóc sức khoẻ một phần để chia sẻ cho nhiều người biết tới văn hoá trà Việt”- Tuấn Ninh chia sẻ.
Trong tương lai, Tuấn Ninh cho biết bản thân anh vẫn sẽ giữ cho mình đam mê làm báo. Tuy nhiên, hiện tại anh chàng muốn gắn bó với vùng trà cổ này cho đến khi đời sống của người dân có phần khấm khá hơn. Anh chàng tin rằng: "Ngày hôm nay chính là thành quả từ những nỗ lực của hôm qua. Còn sự nỗ lực của hôm nay lại là niềm hy vọng cho ngày mai. Hãy suy nghĩ về lúc không còn gánh nước nổi, bạn vẫn có nước để uống chứ? Vì vậy dù đã thành công, hãy cố gắng thêm một chút nữa..."