Cầu Nguyễn Văn Trỗi (TP Đà Nẵng) xây dựng từ năm 1960 với kiến trúc gồm 14 nhịp giàn thép Poni, tổng chiều dài 513,8m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộCầu Nguyễn Văn Trỗi là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn.Năm 1978, cầu được dỡ bỏ mặt cầu bằng gỗ, thay bằng kết cấu bê-tông cốt thép. Năm 1996, mặt cầu lại được thay bằng các tấm thép để giảm trọng lượng (do kết cấu móng bị yếu).Năm 2012, cầu Nguyễn Văn Trỗi dừng khai thác và đến năm 2013, qua quá trình cải tạo, cầu được cải tạo, thiết kế thêm chức năng có thể nâng lên hạ xuống cho tàu thuyền qua lại và phục vụ nhu cầu đi bộ, vui chơi, vãn cảnh của người dân, du khách.Mới đây, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn thống nhất phương án thí điểm tổ chức dịch vụ, phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ Đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi theo đề xuất của Sở Du lịch thành phố.Cụ thể, giải đoạn 1 (năm 2024), cầu Nguyễn Văn Trỗi và khu vực công viên tổ chức một số hoạt động như: Trang trí điện chiếu sáng tạo điểm check-in; Triển lãm tranh ảnh và trưng bày sản phẩm, tác phẩm chuyên ngành định kỳ hằng quý và vào các ngày lễ, Tết. Đặc biệt, tại khu vực sẽ tổ chức sân khấu biểu diễn âm nhạc dân tộc, âm nhạc trữ tình, vũ hội đường phố trên, các sự kiện đồng diễn flashmob, lễ hội Yoga, nghệ thuật đường phố, ngày hội sách, lễ hội bia.Bắt đầu từ năm 2025 đến cuối năm 2028 sẽ có thêm các gian hàng kinh doanh, bán đồ lưu niệm, sản phẩm OCOP, xe/quầy di động phục vụ giải khát và thức ăn nhanh. Vào dịp cuối tuần, lễ tết sẽ có các sự kiện, lễ hội đặc sắc tại sân phía Bắc hoặc sân phía Nam công viên bờ Đông và trên cầu Nguyễn Văn Trỗi.Đây sẽ là một trong những sản phẩm du lịch mới của TP Đà Nẵng giành cho người dân và du kháchCầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ nâng, hạ nhịp giữa 1 lần/ngày vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần và các ngày lễ, Tết trong khung giờ từ 16h-18h
Cầu Nguyễn Văn Trỗi (TP Đà Nẵng) xây dựng từ năm 1960 với kiến trúc gồm 14 nhịp giàn thép Poni, tổng chiều dài 513,8m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ
Cầu Nguyễn Văn Trỗi là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn.Năm 1978, cầu được dỡ bỏ mặt cầu bằng gỗ, thay bằng kết cấu bê-tông cốt thép. Năm 1996, mặt cầu lại được thay bằng các tấm thép để giảm trọng lượng (do kết cấu móng bị yếu).
Năm 2012, cầu Nguyễn Văn Trỗi dừng khai thác và đến năm 2013, qua quá trình cải tạo, cầu được cải tạo, thiết kế thêm chức năng có thể nâng lên hạ xuống cho tàu thuyền qua lại và phục vụ nhu cầu đi bộ, vui chơi, vãn cảnh của người dân, du khách.
Mới đây, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn thống nhất phương án thí điểm tổ chức dịch vụ, phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ Đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi theo đề xuất của Sở Du lịch thành phố.
Cụ thể, giải đoạn 1 (năm 2024), cầu Nguyễn Văn Trỗi và khu vực công viên tổ chức một số hoạt động như: Trang trí điện chiếu sáng tạo điểm check-in; Triển lãm tranh ảnh và trưng bày sản phẩm, tác phẩm chuyên ngành định kỳ hằng quý và vào các ngày lễ, Tết. Đặc biệt, tại khu vực sẽ tổ chức sân khấu biểu diễn âm nhạc dân tộc, âm nhạc trữ tình, vũ hội đường phố trên, các sự kiện đồng diễn flashmob, lễ hội Yoga, nghệ thuật đường phố, ngày hội sách, lễ hội bia.
Bắt đầu từ năm 2025 đến cuối năm 2028 sẽ có thêm các gian hàng kinh doanh, bán đồ lưu niệm, sản phẩm OCOP, xe/quầy di động phục vụ giải khát và thức ăn nhanh. Vào dịp cuối tuần, lễ tết sẽ có các sự kiện, lễ hội đặc sắc tại sân phía Bắc hoặc sân phía Nam công viên bờ Đông và trên cầu Nguyễn Văn Trỗi.
Đây sẽ là một trong những sản phẩm du lịch mới của TP Đà Nẵng giành cho người dân và du khách
Cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ nâng, hạ nhịp giữa 1 lần/ngày vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần và các ngày lễ, Tết trong khung giờ từ 16h-18h