Trang sách giáo khoa cũ với học sinh thế hệ 8X, 9X vẫn luôn là một điều gì đó rất thiêng liêng, đáng trân quý dù cho thời đi học chẳng ai chịu giữ gìn.Mỗi trang sách giáo khoa tuy đã ngả màu nhưng vẫn khiến các cô cậu tuổi 20-30 hiện nay thấy bồi hồi thấy cả tuổi thơ trong đó, và những giải nghĩa vô cùng dễ hiểu.Những quyển sách dù chỉ vài nghìn nhưng lại được truyền tay qua gần chục thế hệ, người dùng cuối chỉ còn lại những trang giấy nhàu nát.Vỡ lòng là quyển Học vần. Sau khi biết các chữ cái và ghép vần thì sẽ chuyển sang môn Tập đọc.Sách giáo khoa thời xưa in trên giấy ngả vàng, màu sắc chỉ xoay quanh 3-4 màu cơ bản.Sách giáo khoa là cả tuổi thơ của thế hệ 7X - 8X, được nhiều gia đình truyền tay nhau gần chục thế hệ mới thay sách.Riêng thập kỷ 1970 (sau khi thống nhất đất nước), môn học tương ứng với môn Tiếng Việt hiện nay ở lớp 5 trở xuống đều gọi là Tập đọc.Ngắm lại bìa sách giáo khoa môn Học vần, Tập đọc, Tiếng Việt, Văn... bậc tiểu học của 30 - 40 năm trước, những người thế hệ 7X, 8X hẳn sẽ thấy thương nhớ rưng rưng.Mỗi quyển sách chỉ vài trăm đồng nhưng ai cũng nâng niu, cố gắng giữ không nhàu nát.Những cuốn sách cũ giờ hiếm người có, tìm mãi may ra mới thấy trong đống sách cuối góc của 1 tiệm sách cũ nào đấy.Lên lớp 4,5 ngoài sách Tiếng Việt, học sinh còn có sách Văn (tương ứng với môn Ngữ văn hiện nay).Nhịp học của bộ sách giáo khoa cũ theo cũng được đánh giá là có phần chậm hơn so với sách mới giúp học sinh theo kịp bài giảng, dễ dàng tiếp thu kiến thức.So sánh với thực trạng hiện tại, nhiều người cảm thấy may mắn vì họ được học những cuốn sách nhẹ nhàng, dễ nhớ, ít chịu những áp lực “vô hình” như các cô cậu học trò ngày nay.Mời quý độc giả đón xem thêm video: Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới - Nguồn: VTV24
Trang sách giáo khoa cũ với học sinh thế hệ 8X, 9X vẫn luôn là một điều gì đó rất thiêng liêng, đáng trân quý dù cho thời đi học chẳng ai chịu giữ gìn.
Mỗi trang sách giáo khoa tuy đã ngả màu nhưng vẫn khiến các cô cậu tuổi 20-30 hiện nay thấy bồi hồi thấy cả tuổi thơ trong đó, và những giải nghĩa vô cùng dễ hiểu.
Những quyển sách dù chỉ vài nghìn nhưng lại được truyền tay qua gần chục thế hệ, người dùng cuối chỉ còn lại những trang giấy nhàu nát.
Vỡ lòng là quyển Học vần. Sau khi biết các chữ cái và ghép vần thì sẽ chuyển sang môn Tập đọc.
Sách giáo khoa thời xưa in trên giấy ngả vàng, màu sắc chỉ xoay quanh 3-4 màu cơ bản.
Sách giáo khoa là cả tuổi thơ của thế hệ 7X - 8X, được nhiều gia đình truyền tay nhau gần chục thế hệ mới thay sách.
Riêng thập kỷ 1970 (sau khi thống nhất đất nước), môn học tương ứng với môn Tiếng Việt hiện nay ở lớp 5 trở xuống đều gọi là Tập đọc.
Ngắm lại bìa sách giáo khoa môn Học vần, Tập đọc, Tiếng Việt, Văn... bậc tiểu học của 30 - 40 năm trước, những người thế hệ 7X, 8X hẳn sẽ thấy thương nhớ rưng rưng.
Mỗi quyển sách chỉ vài trăm đồng nhưng ai cũng nâng niu, cố gắng giữ không nhàu nát.
Những cuốn sách cũ giờ hiếm người có, tìm mãi may ra mới thấy trong đống sách cuối góc của 1 tiệm sách cũ nào đấy.
Lên lớp 4,5 ngoài sách Tiếng Việt, học sinh còn có sách Văn (tương ứng với môn Ngữ văn hiện nay).
Nhịp học của bộ sách giáo khoa cũ theo cũng được đánh giá là có phần chậm hơn so với sách mới giúp học sinh theo kịp bài giảng, dễ dàng tiếp thu kiến thức.
So sánh với thực trạng hiện tại, nhiều người cảm thấy may mắn vì họ được học những cuốn sách nhẹ nhàng, dễ nhớ, ít chịu những áp lực “vô hình” như các cô cậu học trò ngày nay.
Mời quý độc giả đón xem thêm video: Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới - Nguồn: VTV24