Thời gian gần đây, sứa đỏ cũng ngày càng trở nên nổi tiếng và được giới trẻ ưa chuộng. Đâu trên các trang mạng xã hội cũng thấy review đi ăn “sashimi phiên bản Việt”.Tuy nhiên, sứa đỏ không phải là một món đặc sản dễ ăn ngay từ lần đầu.Sứa đỏ phải ăn đúng cách, ngon nhất khi ăn cùng tía tô, kinh giới, đậu phụ, cùi dừa, hòa quyện vào nước chấm mắm tôm thơm lừng đặc trưng.Sứa đỏ vốn xuất xứ từ vùng biển của Hải Phòng, Nam Định nhưng cũng đã du nhập đến Hà Nội từ lâu.Song, những quán lâu đời chỉ có thể được đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến như ở Hàng Chiếu, Đường Thành, gõ Gốc Đề hay quán nhỏ ở ngõ Thanh Hà - gần chợ Đồng Xuân,.... Năm nay, sứa đỏ mất mùa và có muộn hơn nên số lượng nhập về ít, dẫn đến giá thành cao.Toàn bộ sứa được nhập từ mối quen lâu năm tại Hải Phòng. Sứa này có màu đỏ là do ngư dân đã làm sạch rồi ngâm trong vỏ sú vẹt, nước lá lăng.Sứa đỏ trong như thạch, có màu đỏ nổi bật đặc trưng, thân sứa mềm, mọng nước trong khi chân lại giòn, dai hơn. Vì vậy, khi vận chuyển phải hết sức cẩn thận để giữ được độ tươi ngon, không bị dập nát.Đến khi sứa về đến Hà Nội sẽ tiếp tục sơ chế, ngâm, rửa thêm nhiều lần. Ngoài ra, bà còn bỏ thêm vỏ chanh để khử mùi tanh.Thời gian trước, sứa đỏ thường được cắt nhỏ bằng que tre vót mỏng. Tuy nhiên, khi nhận thấy que tre dễ mục trong thời tiết “thất thường” của miền Bắc, nên nhiều chủ hàng đã chuyển sang dao inox sắc bén hơn.Các cô bác bán hàng cũng khuyến khích khách hàng rằng ngoài cùi dừa, đậu nướng thì nên cuộn tròn cả lá tía tô và kinh giới. Bởi sứa đỏ có tính hàn nên khi kết hợp với những loại thuốc Đông y có tính ấm, sẽ trung hòa được món ăn, không gây ra cảm giác đau bụng.Nhiều thực khách khi ăn “quen miệng” sứa đỏ sẽ rất thích vì khi ăn sẽ cảm nhận được cảm giác thanh mát, phù hợp để giải nhiệt trong những ngày nắng lên. Đặc biệt, khi ăn sứa đỏ thường có vị không rõ ràng, phải cảm nhận thật cẩn thận mới phát hiện ra nét thú vị khi sứa tan trong miệng.
Thời gian gần đây, sứa đỏ cũng ngày càng trở nên nổi tiếng và được giới trẻ ưa chuộng. Đâu trên các trang mạng xã hội cũng thấy review đi ăn “sashimi phiên bản Việt”.
Tuy nhiên, sứa đỏ không phải là một món đặc sản dễ ăn ngay từ lần đầu.
Sứa đỏ phải ăn đúng cách, ngon nhất khi ăn cùng tía tô, kinh giới, đậu phụ, cùi dừa, hòa quyện vào nước chấm mắm tôm thơm lừng đặc trưng.
Sứa đỏ vốn xuất xứ từ vùng biển của Hải Phòng, Nam Định nhưng cũng đã du nhập đến Hà Nội từ lâu.
Song, những quán lâu đời chỉ có thể được đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến như ở Hàng Chiếu, Đường Thành, gõ Gốc Đề hay quán nhỏ ở ngõ Thanh Hà - gần chợ Đồng Xuân,...
. Năm nay, sứa đỏ mất mùa và có muộn hơn nên số lượng nhập về ít, dẫn đến giá thành cao.
Toàn bộ sứa được nhập từ mối quen lâu năm tại Hải Phòng. Sứa này có màu đỏ là do ngư dân đã làm sạch rồi ngâm trong vỏ sú vẹt, nước lá lăng.
Sứa đỏ trong như thạch, có màu đỏ nổi bật đặc trưng, thân sứa mềm, mọng nước trong khi chân lại giòn, dai hơn. Vì vậy, khi vận chuyển phải hết sức cẩn thận để giữ được độ tươi ngon, không bị dập nát.
Đến khi sứa về đến Hà Nội sẽ tiếp tục sơ chế, ngâm, rửa thêm nhiều lần. Ngoài ra, bà còn bỏ thêm vỏ chanh để khử mùi tanh.
Thời gian trước, sứa đỏ thường được cắt nhỏ bằng que tre vót mỏng. Tuy nhiên, khi nhận thấy que tre dễ mục trong thời tiết “thất thường” của miền Bắc, nên nhiều chủ hàng đã chuyển sang dao inox sắc bén hơn.
Các cô bác bán hàng cũng khuyến khích khách hàng rằng ngoài cùi dừa, đậu nướng thì nên cuộn tròn cả lá tía tô và kinh giới. Bởi sứa đỏ có tính hàn nên khi kết hợp với những loại thuốc Đông y có tính ấm, sẽ trung hòa được món ăn, không gây ra cảm giác đau bụng.
Nhiều thực khách khi ăn “quen miệng” sứa đỏ sẽ rất thích vì khi ăn sẽ cảm nhận được cảm giác thanh mát, phù hợp để giải nhiệt trong những ngày nắng lên. Đặc biệt, khi ăn sứa đỏ thường có vị không rõ ràng, phải cảm nhận thật cẩn thận mới phát hiện ra nét thú vị khi sứa tan trong miệng.