Hà Nội và Sài Gòn đại diện cho 2 vùng văn hóa Bắc và Nam, với rất nhiều sự khác biệt thú vị. Phong tục và cách đón Tết Nguyên đán thể hiện một phần sự khác biệt đó.Về ẩm thực ngày Tết, người miền Bắc, đại diện là Hà Nội, không thể thiếu món dưa hành, còn người Sài Gòn luôn có món củ kiệu.Nếu như người Bắc dứt khoát phải có bánh chưng thì người Nam luôn có bánh tét. Điểm khác nhau lớn nhất là hình dáng của chúng.Nếu như người Bắc kiêng ăn trứng trong những ngày đầu năm thì người Nam rất chuộng món trứng vịt kho thịt trong dịp Tết. Mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội luôn có món canh bóng làm từ da lợn, còn người Nam phải có món canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt hầm.Về sinh hoạt, vui chơi ngày Tết, người miền Bắc thường ở nhà đón khách đến chúc Tết hoặc đi chúc Tết hàng xóm, anh em, bạn bè xung quanh; trong khi người Sài Gòn thường dùng khoảng thời gian này để đi du lịch.Khách đến nhà dịp Tết, người Hà Nội mời ăn bánh mứt kẹo và uống trà, còn người Sài Gòn mời nhậu.Người miền Nam không có tục cúng cá chép rồi thả sông như người Bắc.Hoa đào là biểu tượng Tết đối với người miền Bắc, còn với người miền Nam thì đó là hoa mai.Ngay cả thời tiết hai miền cũng trái ngược nhau. Nếu như Tết ở miền Bắc trời thường rét và có mưa phùn thì ở miền Nam, nắng vàng rực rỡ.
Hà Nội và Sài Gòn đại diện cho 2 vùng văn hóa Bắc và Nam, với rất nhiều sự khác biệt thú vị. Phong tục và cách đón Tết Nguyên đán thể hiện một phần sự khác biệt đó.
Về ẩm thực ngày Tết, người miền Bắc, đại diện là Hà Nội, không thể thiếu món dưa hành, còn người Sài Gòn luôn có món củ kiệu.
Nếu như người Bắc dứt khoát phải có bánh chưng thì người Nam luôn có bánh tét. Điểm khác nhau lớn nhất là hình dáng của chúng.
Nếu như người Bắc kiêng ăn trứng trong những ngày đầu năm thì người Nam rất chuộng món trứng vịt kho thịt trong dịp Tết.
Mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội luôn có món canh bóng làm từ da lợn, còn người Nam phải có món canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt hầm.
Về sinh hoạt, vui chơi ngày Tết, người miền Bắc thường ở nhà đón khách đến chúc Tết hoặc đi chúc Tết hàng xóm, anh em, bạn bè xung quanh; trong khi người Sài Gòn thường dùng khoảng thời gian này để đi du lịch.
Khách đến nhà dịp Tết, người Hà Nội mời ăn bánh mứt kẹo và uống trà, còn người Sài Gòn mời nhậu.
Người miền Nam không có tục cúng cá chép rồi thả sông như người Bắc.
Hoa đào là biểu tượng Tết đối với người miền Bắc, còn với người miền Nam thì đó là hoa mai.
Ngay cả thời tiết hai miền cũng trái ngược nhau. Nếu như Tết ở miền Bắc trời thường rét và có mưa phùn thì ở miền Nam, nắng vàng rực rỡ.