Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 2004), học sinh lớp 11A1 trường THPT Lương Phú, Thái Nguyên, là nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia 2021. Chiếm được thiện cảm của khán giả nhờ gương mặt xinh xắn và khả năng nhảy Kpop, nữ sinh còn thể hiện phong cách thi đấu điềm tĩnh, tự tin khi nhập cuộc chơi. Cô giành được thành tích khá cao ở phần khi Khởi động (110 điểm) và về nhất cuộc thi tuần với 295 điểm. (Ảnh: Fanpage Olympia). Nguyễn Thị Thu Hằng (sinh năm 2003), học sinh lớp 12 trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình, là quán quân Olympia 2020. Cô là thí sinh nữ vô địch Olympia sau 9 năm các chàng trai thống trị vòng nguyệt quế. Trong top nhà leo núi nữ có thành tích cao nhất Olympia 21 năm qua, Thu Hằng ở vị trí thứ 2 với 350 điểm ghi được ở cuộc thi tuần. Nữ sinh từng đoạt giải 3 cấp tỉnh về nghiên cứu khoa học, giải 3 cấp huyện môn Tin học trẻ và nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học của trường. (Ảnh: Quỳnh Trang) Lê Vũ Quỳnh Hương (sinh năm 2003), đại diện trường THPT Phan Chu Trinh, Quảng Nam, gây ấn tượng tại Olympia 2020 khi giành được 360 điểm ở cuộc thi tuần. Đây hiện là kỷ lục điểm số 21 năm qua do một thí sinh nữ thiết lập. Cô gái này cũng ghi được 150 điểm Tăng tốc - thành tích tốt nhất ở phần thi này tại Olympia 2020. Quỳnh Hương dừng chân ở cuộc thi tháng. (Ảnh: VTV)“Hot girl Olympia” là biệt danh khán giả dành tặng cho Phan Nguyễn Hồng Lam (sinh năm 2003), học sinh trường THPT Lê Lợi, Phú Yên. Cô gái này gây chú ý tại cuộc thi tuần Olympia 2020 nhờ có thành tích học tập tốt và từng giành danh hiệu hoa khôi tại Hội thi Nữ sinh Duyên dáng - Tài năng tỉnh Phú Yên năm 2019. Hồng Lam là học sinh giỏi nhiều năm liền, từng nhận danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp Trung ương năm học 2018-2019, được Sở GD&ĐT Phú Yên tặng danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện xuất sắc của trường, giải nhất cờ vua cấp trường. Cô hiện là Bí thư chi đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường. (Ảnh: The Laboratory of O20)Tại cuộc thi tuần Olympia 2018, Trần Hoàng Yến Nhi (sinh năm 2001), đại diện trường THPT Nguyễn Thần Hiến, Kiên Giang, là cô gái đầu tiên chạm đến kỷ lục 120 điểm ở phần thi Khởi động, theo lời MC Diệp Chi. Từ năm lớp 7-11, cô gái này đều tham gia thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp huyện, tỉnh và Olympic tiếng Anh qua mạng (IOE). Yến Nhi là học sinh giỏi nhiều năm liền và giữ chức lớp trưởng. (Ảnh: VTV)Tại Olympia 2016, sự xuất hiện của Phạm Tường Lan Thy (sinh năm 1998), cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, từng “gây bão” bởi cô là một trong 3 em bé đầu tiên được sinh ra từ ống nghiệm tại Việt Nam. Dù dừng chân ở cuộc thi tuần, Lan Thy được mệnh danh là “hot girl Olympia” và thu hút sự chú ý trên mạng xã hội trong thời gian dài. Sau Olympia, cô gái này liên tiếp vướng tranh cãi khi có điểm thi THPT quốc gia 2016 thấp và bị tố “ăn cắp chất xám”. Lan Thy sau đó đi du học 3 năm tại Nhật Bản theo học bổng toàn phần và có cuộc sống kín tiếng hơn. (Ảnh: VTV, FBNV)Năm 2014, Nguyễn Thục Nữ (sinh năm 1996) từng dự thi Olympia với tư cách đại diện trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam. Trong cuộc thi tuần năm đó, cô về nhì với 225 điểm và được đi tiếp nhờ thành tích điểm nhì cao nhất. Thục Nữ cũng nằm trong số thí sinh có điểm phần thi Tăng tốc cao thứ 2 năm đó (150 điểm). Tại cuộc thi Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, Thục Nữ bất ngờ “tái xuất” và thể hiện khả năng ghi nhớ chi tiết tên sách, năm đầu tiên xuất bản, nhà xuất bản của 1.000 tác phẩm. Cô tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, khoa Y Dược của ĐH Quốc gia TP.HCM. (Ảnh: Siêu trí tuệ)Tại Olympia năm đầu tiên, Trần Ngọc Minh, cựu học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long, giành chức vô địch với 325 điểm. Sau khi nhận phần thưởng, cô theo học chương trình kỹ sư chuyên ngành Viễn thông và Công nghệ Thông tin tại Đại học Swinburne (Australia). Tốt nghiệp với kết quả thuộc top 5% xuất sắc, cô được trao học bổng toàn phần cho chương trình đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành Mạng Thông tin của Swinburne. Năm 2013, Ngọc Minh lập gia đình. Trong Gala 20 năm của Olympia, nhà báo Tạ Bích Loan tiết lộ quán quân Olympia năm đầu tiên hiện sinh sống và làm việc cho một công ty viễn thông tại thành phố Melbourne. (Ảnh: Fanpage Olympia) >>> Mời các bạn xem thêm video: Người đàn bà ở Sóc Trăng giả chết để trốn nợ, bên trong quan tài là bao cát. Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp
Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 2004), học sinh lớp 11A1 trường THPT Lương Phú, Thái Nguyên, là nữ sinh đầu tiên giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia 2021. Chiếm được thiện cảm của khán giả nhờ gương mặt xinh xắn và khả năng nhảy Kpop, nữ sinh còn thể hiện phong cách thi đấu điềm tĩnh, tự tin khi nhập cuộc chơi. Cô giành được thành tích khá cao ở phần khi Khởi động (110 điểm) và về nhất cuộc thi tuần với 295 điểm. (Ảnh: Fanpage Olympia).
Nguyễn Thị Thu Hằng (sinh năm 2003), học sinh lớp 12 trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình, là quán quân Olympia 2020. Cô là thí sinh nữ vô địch Olympia sau 9 năm các chàng trai thống trị vòng nguyệt quế. Trong top nhà leo núi nữ có thành tích cao nhất Olympia 21 năm qua, Thu Hằng ở vị trí thứ 2 với 350 điểm ghi được ở cuộc thi tuần. Nữ sinh từng đoạt giải 3 cấp tỉnh về nghiên cứu khoa học, giải 3 cấp huyện môn Tin học trẻ và nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học của trường. (Ảnh: Quỳnh Trang)
Lê Vũ Quỳnh Hương (sinh năm 2003), đại diện trường THPT Phan Chu Trinh, Quảng Nam, gây ấn tượng tại Olympia 2020 khi giành được 360 điểm ở cuộc thi tuần. Đây hiện là kỷ lục điểm số 21 năm qua do một thí sinh nữ thiết lập. Cô gái này cũng ghi được 150 điểm Tăng tốc - thành tích tốt nhất ở phần thi này tại Olympia 2020. Quỳnh Hương dừng chân ở cuộc thi tháng. (Ảnh: VTV)
“Hot girl Olympia” là biệt danh khán giả dành tặng cho Phan Nguyễn Hồng Lam (sinh năm 2003), học sinh trường THPT Lê Lợi, Phú Yên. Cô gái này gây chú ý tại cuộc thi tuần Olympia 2020 nhờ có thành tích học tập tốt và từng giành danh hiệu hoa khôi tại Hội thi Nữ sinh Duyên dáng - Tài năng tỉnh Phú Yên năm 2019. Hồng Lam là học sinh giỏi nhiều năm liền, từng nhận danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp Trung ương năm học 2018-2019, được Sở GD&ĐT Phú Yên tặng danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện xuất sắc của trường, giải nhất cờ vua cấp trường. Cô hiện là Bí thư chi đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường. (Ảnh: The Laboratory of O20)
Tại cuộc thi tuần Olympia 2018, Trần Hoàng Yến Nhi (sinh năm 2001), đại diện trường THPT Nguyễn Thần Hiến, Kiên Giang, là cô gái đầu tiên chạm đến kỷ lục 120 điểm ở phần thi Khởi động, theo lời MC Diệp Chi. Từ năm lớp 7-11, cô gái này đều tham gia thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp huyện, tỉnh và Olympic tiếng Anh qua mạng (IOE). Yến Nhi là học sinh giỏi nhiều năm liền và giữ chức lớp trưởng. (Ảnh: VTV)
Tại Olympia 2016, sự xuất hiện của Phạm Tường Lan Thy (sinh năm 1998), cựu học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, từng “gây bão” bởi cô là một trong 3 em bé đầu tiên được sinh ra từ ống nghiệm tại Việt Nam. Dù dừng chân ở cuộc thi tuần, Lan Thy được mệnh danh là “hot girl Olympia” và thu hút sự chú ý trên mạng xã hội trong thời gian dài. Sau Olympia, cô gái này liên tiếp vướng tranh cãi khi có điểm thi THPT quốc gia 2016 thấp và bị tố “ăn cắp chất xám”. Lan Thy sau đó đi du học 3 năm tại Nhật Bản theo học bổng toàn phần và có cuộc sống kín tiếng hơn. (Ảnh: VTV, FBNV)
Năm 2014, Nguyễn Thục Nữ (sinh năm 1996) từng dự thi Olympia với tư cách đại diện trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam. Trong cuộc thi tuần năm đó, cô về nhì với 225 điểm và được đi tiếp nhờ thành tích điểm nhì cao nhất. Thục Nữ cũng nằm trong số thí sinh có điểm phần thi Tăng tốc cao thứ 2 năm đó (150 điểm). Tại cuộc thi Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2, Thục Nữ bất ngờ “tái xuất” và thể hiện khả năng ghi nhớ chi tiết tên sách, năm đầu tiên xuất bản, nhà xuất bản của 1.000 tác phẩm. Cô tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, khoa Y Dược của ĐH Quốc gia TP.HCM. (Ảnh: Siêu trí tuệ)
Tại Olympia năm đầu tiên, Trần Ngọc Minh, cựu học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long, giành chức vô địch với 325 điểm. Sau khi nhận phần thưởng, cô theo học chương trình kỹ sư chuyên ngành Viễn thông và Công nghệ Thông tin tại Đại học Swinburne (Australia). Tốt nghiệp với kết quả thuộc top 5% xuất sắc, cô được trao học bổng toàn phần cho chương trình đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành Mạng Thông tin của Swinburne. Năm 2013, Ngọc Minh lập gia đình. Trong Gala 20 năm của Olympia, nhà báo Tạ Bích Loan tiết lộ quán quân Olympia năm đầu tiên hiện sinh sống và làm việc cho một công ty viễn thông tại thành phố Melbourne. (Ảnh: Fanpage Olympia)
>>> Mời các bạn xem thêm video: Người đàn bà ở Sóc Trăng giả chết để trốn nợ, bên trong quan tài là bao cát. Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp