Tôi đến Nepal không chỉ để nhìn ngắm những cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn muốn nhìn ngắm những điều khác hơn, chính vì thế tôi chọn thời điểm ít khách du lịch này. Thủ đô Kathmandu chào đón tôi bằng một cơn mưa đêm nhẹ đầu tháng 8 khi chuyến bay vừa đáp xuống sân bay. Làm thủ tục xin visa, lấy hành lý xong thì đồng hồ cũng đã chuyển sang 10h đêm. Từ tháng 6 đến tháng 9 thì các ngọn núi thường bị che lấp trong mây và đường đi khá lầy lội do bùn, nhưng không phải vì thế mà Nepal trở nên xấu đi, ngược lại, lúc này Nepal có những nét đẹp khác ẩn mình trong những đám mây, trong những con đường trơn trượt đó. Cảnh vật và con người nơi đây thực sự khiến tôi "phát sốt' vì yêu mến.Hầu hết các bảo tháp ở Nepal đều theo kiến trúc có khúc tháp vuông phía trên với biểu tượng quan trọng nổi bật lên là 4 cặp mắt Phật nhìn về 4 hướng, vốn được xem là biểu tượng của thống nhất và trí tuệ. Xung quanh mắt không có miệng, không có tai. Ở phần lỗ mũi là một biểu tượng giống như một chấm hỏi. Thực chất đó là chữ "một" viết theo lối chữ Phạn mới "devanagari", biểu thị tính duy nhất của đức Phật.Đem theo cảm giác buồn man mác và hơi rùng mình khi nhìn những hình ảnh chưa bao giờ tận mắt chứng kiến trước đây về nghi thức hỏa táng tôi rời Kathmandu để đến thành phố hiền hòa Pokhara. Từ đó tôi đi Dhampus để ngắm dãy núi Annapurna. Đây là vùng khá xa thành phố càng lên cao không khí lạnh và loãng, lại không quen với thức ăn khá nhiều dầu mỡ, cay nồng cùng mùi cà ri khiến tôi bắt đầu cảm thấy lạnh. Dù đã chuẩn bị nước ấm để uống thường xuyên nhưng cơn sốt bắt đầu làm tôi cảm thấy khó chịu. Thế là, tôi lại "phát sốt" theo nghĩa đen giữa cái lạnh của vùng núi cao.Tôi cũng lưu ý mọi du khách có ý định đến Nepal là ở vùng đất này tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, ngay cả người bản địa bởi do thay đổi môi trường và thời tiết. Chính vì vậy mà trước khi lên đường tôi được khuyên nên mang theo các loại thuốc bổ, vitamin, uống nhiều nước trên đường đi cũng như nên dự trữ vài viên thuốc giải độc điều chế từ than hoạt tính để phòng trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy sau 2 ngày trải qua cơn sốt nóng và lạnh cùng sự quan tâm chăm sóc của 3 người bạn đồng hành người Bangladesh và một vài người dân bản địa tôi đã lành hẳn.Giữa cái lạnh của một vùng đất xa xôi, giữa cái bệnh của cơ thể mà mình không hoàn toàn kiểm soát được tôi bỗng nhớ nhà, thèm được ăn món Việt, thèm được nói tiếng Việt... Nhưng thật ấm lòng khi tôi vẫn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của những con người dù xa lạ nhưng lại ấm áp tình người.Một trong những bảo tháp đặc trưng tại Nepal.Món bánh Puri ăn cùng cà ri và ly trà sữa cho buổi sáng.Hồ Phewa tại thành phố Pokhara trong ánh hoàng hôn.Dãy Annapurna thấp thoáng sau những đám mây.Pokhara và hồ Phewa nhìn từ trên cao.
Tôi đến Nepal không chỉ để nhìn ngắm những cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn muốn nhìn ngắm những điều khác hơn, chính vì thế tôi chọn thời điểm ít khách du lịch này. Thủ đô Kathmandu chào đón tôi bằng một cơn mưa đêm nhẹ đầu tháng 8 khi chuyến bay vừa đáp xuống sân bay. Làm thủ tục xin visa, lấy hành lý xong thì đồng hồ cũng đã chuyển sang 10h đêm. Từ tháng 6 đến tháng 9 thì các ngọn núi thường bị che lấp trong mây và đường đi khá lầy lội do bùn, nhưng không phải vì thế mà Nepal trở nên xấu đi, ngược lại, lúc này Nepal có những nét đẹp khác ẩn mình trong những đám mây, trong những con đường trơn trượt đó. Cảnh vật và con người nơi đây thực sự khiến tôi "phát sốt' vì yêu mến.
Hầu hết các bảo tháp ở Nepal đều theo kiến trúc có khúc tháp vuông phía trên với biểu tượng quan trọng nổi bật lên là 4 cặp mắt Phật nhìn về 4 hướng, vốn được xem là biểu tượng của thống nhất và trí tuệ. Xung quanh mắt không có miệng, không có tai. Ở phần lỗ mũi là một biểu tượng giống như một chấm hỏi. Thực chất đó là chữ "một" viết theo lối chữ Phạn mới "devanagari", biểu thị tính duy nhất của đức Phật.
Đem theo cảm giác buồn man mác và hơi rùng mình khi nhìn những hình ảnh chưa bao giờ tận mắt chứng kiến trước đây về nghi thức hỏa táng tôi rời Kathmandu để đến thành phố hiền hòa Pokhara. Từ đó tôi đi Dhampus để ngắm dãy núi Annapurna. Đây là vùng khá xa thành phố càng lên cao không khí lạnh và loãng, lại không quen với thức ăn khá nhiều dầu mỡ, cay nồng cùng mùi cà ri khiến tôi bắt đầu cảm thấy lạnh. Dù đã chuẩn bị nước ấm để uống thường xuyên nhưng cơn sốt bắt đầu làm tôi cảm thấy khó chịu. Thế là, tôi lại "phát sốt" theo nghĩa đen giữa cái lạnh của vùng núi cao.
Tôi cũng lưu ý mọi du khách có ý định đến Nepal là ở vùng đất này tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, ngay cả người bản địa bởi do thay đổi môi trường và thời tiết. Chính vì vậy mà trước khi lên đường tôi được khuyên nên mang theo các loại thuốc bổ, vitamin, uống nhiều nước trên đường đi cũng như nên dự trữ vài viên thuốc giải độc điều chế từ than hoạt tính để phòng trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy sau 2 ngày trải qua cơn sốt nóng và lạnh cùng sự quan tâm chăm sóc của 3 người bạn đồng hành người Bangladesh và một vài người dân bản địa tôi đã lành hẳn.
Giữa cái lạnh của một vùng đất xa xôi, giữa cái bệnh của cơ thể mà mình không hoàn toàn kiểm soát được tôi bỗng nhớ nhà, thèm được ăn món Việt, thèm được nói tiếng Việt... Nhưng thật ấm lòng khi tôi vẫn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của những con người dù xa lạ nhưng lại ấm áp tình người.
Một trong những bảo tháp đặc trưng tại Nepal.
Món bánh Puri ăn cùng cà ri và ly trà sữa cho buổi sáng.
Hồ Phewa tại thành phố Pokhara trong ánh hoàng hôn.
Dãy Annapurna thấp thoáng sau những đám mây.
Pokhara và hồ Phewa nhìn từ trên cao.