Sa mạc Gobi được mệnh danh là “vùng đất khô cằn” của vùng thảo nguyên. Vào mùa hè, nhiệt độ ở đây lên đến trên 40 độ C và có thể xuống thấp - 40 độ vào mùa đông. Khác với sa mạc Sahara, Gobi chỉ có khoảng 3% là đụn cát, phần còn lại được đá, đồng cỏ khô và sỏi bao phủ. Dù khí hậu vô cùng khắc nghiệt song số lượng động vật ở đây lại vô cùng phong phú với lạc đà 2 bướu, dê rừng, sói và đại bàng vàng.Vườn quốc gia Terelj. Mông Cổ có rất nhiều thắng cảnh làm say lòng người, trải dài từ những ngọn núi gồ ghề cho tới những ngọn đồi xanh được phân tầng. Ngoài ra, những ngọn núi đầy màu xanh như vườn quốc gia Terelj, một trong những khu vực được bảo tồn lớn nhất Mông Cổ. Nơi đây với tầng tầng lớp lớp đá xếp thẳng hàng tạo nên những ngọn núi cao ngất ngưởng, nổi tiếng là "hòn đá rùa”.Hồ Khovsgol. Hồ tọa lạc gần với biên giới Nga và các khu rừng Siberia, là nơi sâu nhất Mông Cổ, cung cấp khoảng 70% nước sạch cho người dân. Đây cũng là nhà của nhiều loài cá và các loài động vật hoang dã khác như dê núi, sói, hươu, nai. Mùa đông, mặt hồ sẽ đóng băng dày đến 1,5m.Hồ Trắng. Được hình thành bởi các dòng dung nham cách đây hàng triệu năm, hồ Trắng hay Tsagaan Nuur nằm ở tỉnh Arkghangai, trung tâm Mông Cổ. Hồ đặc biệt trở nên long lanh khi bình minh và hoàng hôn. Bạn có thể khám phá những đồng cỏ và cánh rừng quanh hồ cũng như cưỡi ngựa, câu cá hoặc chinh phục ngọn núi lửa Khorgo cao 2.965 m.Vách đá đỏ rực. Những vách đá đỏ rực nằm ở phía Nam sa mạc Gobi, nổi tiếng là một trong những nơi phát hiện hóa thạch khủng long.Tu viện Gandan. Thời kì Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở Mông Cổ suốt 7 thập kỷ cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ vào năm 1990, gần như tất cả các tu viện của nước này bị phá hủy và hàng ngàn nhà sư bị giết. Tu viện Gandan là nơi sống sót duy nhất với chưa đầy 100 tu sĩ cho đến khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, kéo theo sự chấm dứt của chế độ cộng sản tại đây.Trạm kiểm soát công nghệ cao. Cách sống du canh, du cư của người Mông Cổ có nhiều thay đổi. Họ sử dụng xe máy thay cho việc sử dụng ngựa để chăn nuôi gia súc. Nhiều gia đình du mục cũng dùng xe tải để di chuyển đồ đạc, hàng hóa thay cho lạc đà hay trâu bò. Hầu hết các lều truyền thống đã được tích hợp thành trạm kiểm soát và có tấm pin năng lượng mặt trời và truyền hình vệ tinh.Homestay. Hầu hết các công ty du lịch lữ hành đã phát triển các chuyến tham quan ngắn tới các gia đình du mục khi đến Mông Cổ.Không gian bao la. Với mật độ dân số chỉ 1,7 người trên một km2, Mông Cổ là một trong những quốc gia có số dân thưa nhất trên thế giới. Du khách có thể lái xe nhiều dặm mà không thấy một bóng người nào.Hoàng hôn kì diệu. Do cách xa phía Bắc, ban đêm ở Mông Cổ không thể xác định cho đến 10 giờ tối trong những ngày hè. Sự kỳ diệu thực sự sẽ xuất hiện tầm 7 - 9 giờ tối, khi bầu trời tươi xanh dần chuyển sang màu đỏ rực rỡ.Đấu vật sư tử. Môn đấu vật là một trong ba môn thể thao dành cho nam giới được tổ chức trong lễ hội Naadam hằng năm ở Mông Cổ, thu hút khoảng 3.000 thí sinh. Hai môn còn lại là đua xe bắn cung và cưỡi ngựa. Không chia thể thức theo cân nặng như các giải đấu vật khác, những trận đấu được đánh giá dựa trên chiến lược. Mọi người thường xem một đối thủ nhẹ cân hơn thử vận may của mình chống lại một đối thủ rắn chắc. Sau khi trận đấu kết thúc, người chiến thắng sẽ nhảy “Điệu nhảy đại bàng” trong danh dự trước sự chứng kiến của giám khảo và người thua cuộc. Người chiến thắng chung cuộc sẽ được trao danh hiệu “Sư tử”.Bạn luôn được chào đón. Cuộc sống du mục đôi lúc rất cô đơn nên du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt và tham gia vào các tập tục truyền thống mà không cần được mời. Thậm chí không có ai ở nhà, du khách có thể tự nhiên nấu ăn với lương thực có sẵn. Khi bạn muốn ở lại một gia đình du mục, bạn nên chuẩn bị những món quà. Những vật dụng thiết thực như đồ cắt móng tay, bút, thực phẩm, nhất là trái cây tươi rất được chủ nhà ưa thích.Hòa quyện cùng thiên nhiên. Người dân du mục Mông Cổ không thể tách rời vật nuôi và môi trường chung quanh họ. Trong nhiều thế kỉ, sự gắn kết sâu sắc này đã giúp người dân tồn tại trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Những người chăn nuôi biết rõ từng con gia súc và hoàn toàn có thể nhận ra khi một con bị mất tích. Họ tin rằng các yếu tố tự nhiên như cỏ, đá và động vật chứa linh hồn và cần được trân trọng.250 ngày nắng. Trong tiết xuân, rất nhiều các lều trại mọc lên như nấm ở khu du lịch lớn để phục vụ số lượng du khách ngày càng tăng. Mùa du lịch bắt đầu vào tháng 5 và cao điểm là tháng 7 với lễ hội Naadam. Thời tiết trở lạnh vào tháng 9 nhưng không gây trở ngại. Tháng 10 với lễ hội lớn như Lễ hội Chim ưng, nơi tập hợp các thợ săn và chim ưng của họ.Tượng Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn được nhớ đến với sự hung bạo của mình khi chinh phục một nửa thế giới vào thế kỷ 13 nhưng người Mông Cổ xem ông là anh hùng dân tộc và là một biểu tượng của nền văn hóa. Tượng đài Thành Cát Tư Hãn cao 40 mét tại song Tuul, cách 54 km về phía đông của Ylaanbaatar. Bức tượng được làm bằng 250 tấn thép không gỉ và hướng về phía đông, nơi sinh của ông.Đài tưởng niệm Zaisan. Được người Nga xây dựng như một tượng đài cho những người lính Xô viết đã chết trong Chiến tranh thế giới thứ 2, đài Zaisan nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn ra Ilaanbaatar. Từ đây, du khách sẽ có tầm nhìn tuyệt đẹp của thành phố và cảnh hoàng hôn rực rỡ.Deel - Trang phục dân tộc Mông Cổ. Deel dành cho cả nam giới lẫn phụ nữ, đặc biệt là những người chăn nuôi. “Deel” cũng có nghĩa là “cổ xưa”. Deel tương tự như một chiếc áo choàng không túi được mặc với một chiếc khăn choàng lụa quấn chặt quanh eo. Dây nịt được sử dụng để mang theo các dụng cụ như tẩu thuốc, tăm xỉa răng, ngoáy tai và nhíp.Ovoos. Ovoos là những cọc đá được tìm thấy tại vùng cao như đồi hoặc núi. Tương truyền rằng bất cứ ai đi vòng trong Ovoos ba lần theo chiều kim đồng hồ sẽ nhận được may mắn. Kẹo, tiền bạc, sữa hoặc rượu vodlka là những thứ thường xuyên được thờ cúng.
Sa mạc Gobi được mệnh danh là “vùng đất khô cằn” của vùng thảo nguyên. Vào mùa hè, nhiệt độ ở đây lên đến trên 40 độ C và có thể xuống thấp - 40 độ vào mùa đông. Khác với sa mạc Sahara, Gobi chỉ có khoảng 3% là đụn cát, phần còn lại được đá, đồng cỏ khô và sỏi bao phủ. Dù khí hậu vô cùng khắc nghiệt song số lượng động vật ở đây lại vô cùng phong phú với lạc đà 2 bướu, dê rừng, sói và đại bàng vàng.
Vườn quốc gia Terelj. Mông Cổ có rất nhiều thắng cảnh làm say lòng người, trải dài từ những ngọn núi gồ ghề cho tới những ngọn đồi xanh được phân tầng. Ngoài ra, những ngọn núi đầy màu xanh như vườn quốc gia Terelj, một trong những khu vực được bảo tồn lớn nhất Mông Cổ. Nơi đây với tầng tầng lớp lớp đá xếp thẳng hàng tạo nên những ngọn núi cao ngất ngưởng, nổi tiếng là "hòn đá rùa”.
Hồ Khovsgol. Hồ tọa lạc gần với biên giới Nga và các khu rừng Siberia, là nơi sâu nhất Mông Cổ, cung cấp khoảng 70% nước sạch cho người dân. Đây cũng là nhà của nhiều loài cá và các loài động vật hoang dã khác như dê núi, sói, hươu, nai. Mùa đông, mặt hồ sẽ đóng băng dày đến 1,5m.
Hồ Trắng. Được hình thành bởi các dòng dung nham cách đây hàng triệu năm, hồ Trắng hay Tsagaan Nuur nằm ở tỉnh Arkghangai, trung tâm Mông Cổ. Hồ đặc biệt trở nên long lanh khi bình minh và hoàng hôn. Bạn có thể khám phá những đồng cỏ và cánh rừng quanh hồ cũng như cưỡi ngựa, câu cá hoặc chinh phục ngọn núi lửa Khorgo cao 2.965 m.
Vách đá đỏ rực. Những vách đá đỏ rực nằm ở phía Nam sa mạc Gobi, nổi tiếng là một trong những nơi phát hiện hóa thạch khủng long.
Tu viện Gandan. Thời kì Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở Mông Cổ suốt 7 thập kỷ cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ vào năm 1990, gần như tất cả các tu viện của nước này bị phá hủy và hàng ngàn nhà sư bị giết. Tu viện Gandan là nơi sống sót duy nhất với chưa đầy 100 tu sĩ cho đến khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, kéo theo sự chấm dứt của chế độ cộng sản tại đây.
Trạm kiểm soát công nghệ cao. Cách sống du canh, du cư của người Mông Cổ có nhiều thay đổi. Họ sử dụng xe máy thay cho việc sử dụng ngựa để chăn nuôi gia súc. Nhiều gia đình du mục cũng dùng xe tải để di chuyển đồ đạc, hàng hóa thay cho lạc đà hay trâu bò. Hầu hết các lều truyền thống đã được tích hợp thành trạm kiểm soát và có tấm pin năng lượng mặt trời và truyền hình vệ tinh.
Homestay. Hầu hết các công ty du lịch lữ hành đã phát triển các chuyến tham quan ngắn tới các gia đình du mục khi đến Mông Cổ.
Không gian bao la. Với mật độ dân số chỉ 1,7 người trên một km2, Mông Cổ là một trong những quốc gia có số dân thưa nhất trên thế giới. Du khách có thể lái xe nhiều dặm mà không thấy một bóng người nào.
Hoàng hôn kì diệu. Do cách xa phía Bắc, ban đêm ở Mông Cổ không thể xác định cho đến 10 giờ tối trong những ngày hè. Sự kỳ diệu thực sự sẽ xuất hiện tầm 7 - 9 giờ tối, khi bầu trời tươi xanh dần chuyển sang màu đỏ rực rỡ.
Đấu vật sư tử. Môn đấu vật là một trong ba môn thể thao dành cho nam giới được tổ chức trong lễ hội Naadam hằng năm ở Mông Cổ, thu hút khoảng 3.000 thí sinh. Hai môn còn lại là đua xe bắn cung và cưỡi ngựa. Không chia thể thức theo cân nặng như các giải đấu vật khác, những trận đấu được đánh giá dựa trên chiến lược. Mọi người thường xem một đối thủ nhẹ cân hơn thử vận may của mình chống lại một đối thủ rắn chắc. Sau khi trận đấu kết thúc, người chiến thắng sẽ nhảy “Điệu nhảy đại bàng” trong danh dự trước sự chứng kiến của giám khảo và người thua cuộc. Người chiến thắng chung cuộc sẽ được trao danh hiệu “Sư tử”.
Bạn luôn được chào đón. Cuộc sống du mục đôi lúc rất cô đơn nên du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt và tham gia vào các tập tục truyền thống mà không cần được mời. Thậm chí không có ai ở nhà, du khách có thể tự nhiên nấu ăn với lương thực có sẵn. Khi bạn muốn ở lại một gia đình du mục, bạn nên chuẩn bị những món quà. Những vật dụng thiết thực như đồ cắt móng tay, bút, thực phẩm, nhất là trái cây tươi rất được chủ nhà ưa thích.
Hòa quyện cùng thiên nhiên. Người dân du mục Mông Cổ không thể tách rời vật nuôi và môi trường chung quanh họ. Trong nhiều thế kỉ, sự gắn kết sâu sắc này đã giúp người dân tồn tại trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Những người chăn nuôi biết rõ từng con gia súc và hoàn toàn có thể nhận ra khi một con bị mất tích. Họ tin rằng các yếu tố tự nhiên như cỏ, đá và động vật chứa linh hồn và cần được trân trọng.
250 ngày nắng. Trong tiết xuân, rất nhiều các lều trại mọc lên như nấm ở khu du lịch lớn để phục vụ số lượng du khách ngày càng tăng. Mùa du lịch bắt đầu vào tháng 5 và cao điểm là tháng 7 với lễ hội Naadam. Thời tiết trở lạnh vào tháng 9 nhưng không gây trở ngại. Tháng 10 với lễ hội lớn như Lễ hội Chim ưng, nơi tập hợp các thợ săn và chim ưng của họ.
Tượng Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn được nhớ đến với sự hung bạo của mình khi chinh phục một nửa thế giới vào thế kỷ 13 nhưng người Mông Cổ xem ông là anh hùng dân tộc và là một biểu tượng của nền văn hóa. Tượng đài Thành Cát Tư Hãn cao 40 mét tại song Tuul, cách 54 km về phía đông của Ylaanbaatar. Bức tượng được làm bằng 250 tấn thép không gỉ và hướng về phía đông, nơi sinh của ông.
Đài tưởng niệm Zaisan. Được người Nga xây dựng như một tượng đài cho những người lính Xô viết đã chết trong Chiến tranh thế giới thứ 2, đài Zaisan nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn ra Ilaanbaatar. Từ đây, du khách sẽ có tầm nhìn tuyệt đẹp của thành phố và cảnh hoàng hôn rực rỡ.
Deel - Trang phục dân tộc Mông Cổ. Deel dành cho cả nam giới lẫn phụ nữ, đặc biệt là những người chăn nuôi. “Deel” cũng có nghĩa là “cổ xưa”. Deel tương tự như một chiếc áo choàng không túi được mặc với một chiếc khăn choàng lụa quấn chặt quanh eo. Dây nịt được sử dụng để mang theo các dụng cụ như tẩu thuốc, tăm xỉa răng, ngoáy tai và nhíp.
Ovoos. Ovoos là những cọc đá được tìm thấy tại vùng cao như đồi hoặc núi. Tương truyền rằng bất cứ ai đi vòng trong Ovoos ba lần theo chiều kim đồng hồ sẽ nhận được may mắn. Kẹo, tiền bạc, sữa hoặc rượu vodlka là những thứ thường xuyên được thờ cúng.