Thực phẩm chế biến sẵn. Không phải thực phẩm chế biến sẵn nào cũng nguy hại. Tuy nhiên, những đồ ăn như bánh ngọt chứa nhiều calo, thịt hun khói, xúc xích… người mắc chứng thiếu máu não nên hạn chế tiêu thụ.
Ngoài việc hao tổn lượng nước khi trải qua quá trình đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều muối, hương vị nhân tạo và chất bảo quản. Nó cũng khá giàu natri, chất béo không có lợi cho người bệnh. Thịt đỏ. Thịt đỏ được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, thiếu máu não. Thực vậy, năm 2009, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ phát hiện những trường hợp ăn nhiều thịt đỏ dễ đối diện với nguy cơ ung thư, tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.Đồng tình quan điểm trên, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cho rằng nên hạn chế lượng thịt đỏ đưa vào cơ thể. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại cá như cá trích, cá hồi, cá thu… chứa nhiều axit béo omega – 3 có lợi, cung cấp nguồn protein dồi dào.
Phụ gia thực phẩm. Phụ gia thực phẩm được xem như một yếu tố đắc lực trong việc cải thiện hương vị của món ăn, làm hài lòng thực khách. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất phụ gia trong quá trình chế biến món ăn có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng vọt, dẫn đến huyết áp cao, dễ gây đột quỵ, thiếu máu não.Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải “đoạn tuyệt” với phụ gia thực phẩm. Bạn có thể dùng chúng trong chừng mực cho phép. Đồng thời, hạn chế loại phụ phẩm chứa thành phần natri benzoat, natri clorua, natri nitrat hoặc nitrit.
Thực phẩm chứa lượng carbohydrate tinh chế. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ chỉ ra rằng, chế độ ăn uống với hàm lượng carbohydrate tinh chế cao có khả năng gây tiểu đường tuýp 2. Nếu không được điều trị đúng cách, chứng bệnh này khiến cơ thể dễ đối diện với đột quỵ, thiếu máu não.
Trên thị trường, các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế gồm bánh mì, mì ống, ngũ cốc tinh chế... Thay vào đó, bệnh nhân nên chọn các loại bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt để chế biến thành món ăn. Nước ngọt. Sử dụng nhiều đồ uống ngọt có thể khiến nguy cơ huyết áp cao, tăng lượng “cholesterol xấu” tới 50%, dễ dẫn tới đột quỵ, thiếu máu não.
Nếu thích thú với loại đồ uống ngọt, hãy thay thế loại nước đóng chai được bày bán phổ biến trên thị trường bằng nước mía hoặc nước ép từ trái cây để giải khát.
Thực phẩm chế biến sẵn. Không phải thực phẩm chế biến sẵn nào cũng nguy hại. Tuy nhiên, những đồ ăn như bánh ngọt chứa nhiều calo, thịt hun khói, xúc xích… người mắc chứng thiếu máu não nên hạn chế tiêu thụ.
Ngoài việc hao tổn lượng nước khi trải qua quá trình đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều muối, hương vị nhân tạo và chất bảo quản. Nó cũng khá giàu natri, chất béo không có lợi cho người bệnh.
Thịt đỏ. Thịt đỏ được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, thiếu máu não. Thực vậy, năm 2009, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ phát hiện những trường hợp ăn nhiều thịt đỏ dễ đối diện với nguy cơ ung thư, tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Đồng tình quan điểm trên, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cho rằng nên hạn chế lượng thịt đỏ đưa vào cơ thể. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các loại cá như cá trích, cá hồi, cá thu… chứa nhiều axit béo omega – 3 có lợi, cung cấp nguồn protein dồi dào.
Phụ gia thực phẩm. Phụ gia thực phẩm được xem như một yếu tố đắc lực trong việc cải thiện hương vị của món ăn, làm hài lòng thực khách. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất phụ gia trong quá trình chế biến món ăn có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng vọt, dẫn đến huyết áp cao, dễ gây đột quỵ, thiếu máu não.
Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải “đoạn tuyệt” với phụ gia thực phẩm. Bạn có thể dùng chúng trong chừng mực cho phép. Đồng thời, hạn chế loại phụ phẩm chứa thành phần natri benzoat, natri clorua, natri nitrat hoặc nitrit.
Thực phẩm chứa lượng carbohydrate tinh chế. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ chỉ ra rằng, chế độ ăn uống với hàm lượng carbohydrate tinh chế cao có khả năng gây tiểu đường tuýp 2. Nếu không được điều trị đúng cách, chứng bệnh này khiến cơ thể dễ đối diện với đột quỵ, thiếu máu não.
Trên thị trường, các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế gồm bánh mì, mì ống, ngũ cốc tinh chế... Thay vào đó, bệnh nhân nên chọn các loại bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt để chế biến thành món ăn.
Nước ngọt. Sử dụng nhiều đồ uống ngọt có thể khiến nguy cơ huyết áp cao, tăng lượng “cholesterol xấu” tới 50%, dễ dẫn tới đột quỵ, thiếu máu não.
Nếu thích thú với loại đồ uống ngọt, hãy thay thế loại nước đóng chai được bày bán phổ biến trên thị trường bằng nước mía hoặc nước ép từ trái cây để giải khát.