Mỹ phẩm chống nắng mang lại lợi ích bảo vệ cho da, nhưng một số công thức có thể gây rắc rối nếu da của trẻ nhạy cảm. Hãy tìm mua những loại kem chống nắng không chứa a-xít para-aminobenzoic (PABA), thành phần này có thể gây kích ứng cho da. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn nên sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng - có khả năng chống tia UVA và UVB - với chỉ số SPF từ 30 trở lên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ. Xà phòng diệt khuẩn dạng nước rất tốt về mặt lý thuyết nhưng chúng có thể hàm chứa một số nguy cơ nguy hiểm. Thành phần triclosan thường gặp có thể gây kích ứng đối với trẻ có làn da nhạy cảm. Để diệt vi trùng, bạn nên sử dụng nước và xà phòng thông thường - chúng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Người ta thường có khuynh hướng giữ cho da trẻ được mềm mại bằng kem dưỡng da, nhưng các loại kem giữ ẩm có thể chứa hương liệu có thể làm kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ, nhất là những trẻ đã bị chàm. Đối với da khô, hãy sử dụng xà phòng dịu nhẹ, nên vỗ nhẹ (đừng chà xát) làn da khô của bé sau khi tắm xong, và hãy xin lời khuyên của bác sĩ nhi khoa về kem dưỡng da.
Sử dụng khăn lau dành cho trẻ hay là khăn mặt? Các loại khăn lau chỉ sử dụng một lần dành cho trẻ tất nhiên là tiện lợi, nhưng chúng cũng có thể chứa cồn và một số hương liệu gây kích ứng da. Một số khăn lau cũng có chứa chất bảo quản có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng - đây là một loại ban hoặc là mề đay do tiếp xúc với chất gây dị ứng gây ra.
Hoá chất có trong một số bột giặt có thể gây viêm da kích thích - đây là chứng phát ban do tiếp xúc với một chất/ một vật nào đó làm cho da bị kích ứng. Hiện tượng này thường thấy ở trẻ bị chàm nhiều hơn. Để giúp ngăn ngừa tình trạng phát ban này, hãy sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ không chứa thêm hương liệu và thuốc nhuộm.
Bạn nên kiểm tra nhãn có ghi thành phần trước khi xát xà phòng lên tóc của con. Một số hương liệu và hoá chất có trong dầu gội đầu và dầu dưỡng tóc có thể làm cho da đầu nhạy cảm trở nên khó chịu và bị kích ứng. Nghiên cứu cũng đã xác định được một số thành phần như phthalates, formaldehyde, và 1,4 dioxane có thể gây một số vấn đề về sức khỏe.
Nếu da bé nhạy cảm, bạn có thể cần nên tránh các chất lỏng làm mềm vải. Các sản phẩm này có thể chứa hoá chất và hương liệu như limonene và benzyl acetate có thể làm kích ứng da, mắt, mũi, và cổ họng. Thay vào đó, hãy thử thêm ½ tách bi-các-bô-nát na-tri hoặc ½ tách giấm vào máy giặt để giữ cho áo quần được mềm mại hơn.
Các loại chất tẩy rửa gia dụng và sức khỏe. Thuật ngữ “không độc hại” không được kiểm soát chặt chẽ, thế nên hãy đọc kỹ nhãn thành phần ghi trên các loại dung dịch tẩy rửa gia dụng. Chẳng hạn như, alkylphenol ethoxylates (APEs), có trong một số chất tẩy rửa và thuốc khử trùng, có thể gây nhiều vấn đề về hoóc-môn. A-mô-ni-ắc có thể làm khó chịu, làm kích ứng đường hô hấp, làm rát da, và rất độc hại nếu nuốt phải.
Một số loại xà phòng - thậm chí là sản phẩm có “mác” dành cho em bé -cũng có thể chứa formaldehyde, đây là một chất bảo quản có thể làm cho da, mắt, và phổi bị kích ứng. Xà phòng cũng có thể gây chàm - da bị viêm và kích ứng. Bạn nên tìm mua những sản phẩm không chứa hương liệu hoặc hoá chất.
Bạn nên tránh sử dụng sản phẩm kết hợp mỹ phẩm chống nắng và dung dịch xịt côn trùng DEET. Nghiên cứu cho thấy hoá chất có thể thẩm thấu nhanh hơn vào da khi được kết hợp chung mỹ phẩm chống nắng và DEET có thể làm cho mỹ phẩm chống nắng trở nên ít có tác dụng hơn.
Nhiều loại thuốc trừ sâu bị mang theo vào nhà. Vì trẻ nhỏ và trẻ mới tập đi tiếp xúc với sàn, mặt đất rất nhiều nên bất kể các chất gây ô nhiễm, chất gây bệnh nào trên sàn nhà và trên thảm cũng có thể vào miệng của chúng được. Bạn nên đảm bảo phải lau chùi hết tất cả bề mặt nhà - nhất là sàn nhà -bằng các sản phẩm tẩy rửa an toàn.
Mỹ phẩm chống nắng mang lại lợi ích bảo vệ cho da, nhưng một số công thức có thể gây rắc rối nếu da của trẻ nhạy cảm. Hãy tìm mua những loại kem chống nắng không chứa a-xít para-aminobenzoic (PABA), thành phần này có thể gây kích ứng cho da. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn nên sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng - có khả năng chống tia UVA và UVB - với chỉ số SPF từ 30 trở lên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ.
Xà phòng diệt khuẩn dạng nước rất tốt về mặt lý thuyết nhưng chúng có thể hàm chứa một số nguy cơ nguy hiểm. Thành phần triclosan thường gặp có thể gây kích ứng đối với trẻ có làn da nhạy cảm. Để diệt vi trùng, bạn nên sử dụng nước và xà phòng thông thường - chúng cũng mang lại hiệu quả tốt.
Người ta thường có khuynh hướng giữ cho da trẻ được mềm mại bằng kem dưỡng da, nhưng các loại kem giữ ẩm có thể chứa hương liệu có thể làm kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ, nhất là những trẻ đã bị chàm. Đối với da khô, hãy sử dụng xà phòng dịu nhẹ, nên vỗ nhẹ (đừng chà xát) làn da khô của bé sau khi tắm xong, và hãy xin lời khuyên của bác sĩ nhi khoa về kem dưỡng da.
Sử dụng khăn lau dành cho trẻ hay là khăn mặt? Các loại khăn lau chỉ sử dụng một lần dành cho trẻ tất nhiên là tiện lợi, nhưng chúng cũng có thể chứa cồn và một số hương liệu gây kích ứng da. Một số khăn lau cũng có chứa chất bảo quản có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng - đây là một loại ban hoặc là mề đay do tiếp xúc với chất gây dị ứng gây ra.
Hoá chất có trong một số bột giặt có thể gây viêm da kích thích - đây là chứng phát ban do tiếp xúc với một chất/ một vật nào đó làm cho da bị kích ứng. Hiện tượng này thường thấy ở trẻ bị chàm nhiều hơn. Để giúp ngăn ngừa tình trạng phát ban này, hãy sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ không chứa thêm hương liệu và thuốc nhuộm.
Bạn nên kiểm tra nhãn có ghi thành phần trước khi xát xà phòng lên tóc của con. Một số hương liệu và hoá chất có trong dầu gội đầu và dầu dưỡng tóc có thể làm cho da đầu nhạy cảm trở nên khó chịu và bị kích ứng. Nghiên cứu cũng đã xác định được một số thành phần như phthalates, formaldehyde, và 1,4 dioxane có thể gây một số vấn đề về sức khỏe.
Nếu da bé nhạy cảm, bạn có thể cần nên tránh các chất lỏng làm mềm vải. Các sản phẩm này có thể chứa hoá chất và hương liệu như limonene và benzyl acetate có thể làm kích ứng da, mắt, mũi, và cổ họng. Thay vào đó, hãy thử thêm ½ tách bi-các-bô-nát na-tri hoặc ½ tách giấm vào máy giặt để giữ cho áo quần được mềm mại hơn.
Các loại chất tẩy rửa gia dụng và sức khỏe. Thuật ngữ “không độc hại” không được kiểm soát chặt chẽ, thế nên hãy đọc kỹ nhãn thành phần ghi trên các loại dung dịch tẩy rửa gia dụng. Chẳng hạn như, alkylphenol ethoxylates (APEs), có trong một số chất tẩy rửa và thuốc khử trùng, có thể gây nhiều vấn đề về hoóc-môn. A-mô-ni-ắc có thể làm khó chịu, làm kích ứng đường hô hấp, làm rát da, và rất độc hại nếu nuốt phải.
Một số loại xà phòng - thậm chí là sản phẩm có “mác” dành cho em bé -cũng có thể chứa formaldehyde, đây là một chất bảo quản có thể làm cho da, mắt, và phổi bị kích ứng. Xà phòng cũng có thể gây chàm - da bị viêm và kích ứng. Bạn nên tìm mua những sản phẩm không chứa hương liệu hoặc hoá chất.
Bạn nên tránh sử dụng sản phẩm kết hợp mỹ phẩm chống nắng và dung dịch xịt côn trùng DEET. Nghiên cứu cho thấy hoá chất có thể thẩm thấu nhanh hơn vào da khi được kết hợp chung mỹ phẩm chống nắng và DEET có thể làm cho mỹ phẩm chống nắng trở nên ít có tác dụng hơn.
Nhiều loại thuốc trừ sâu bị mang theo vào nhà. Vì trẻ nhỏ và trẻ mới tập đi tiếp xúc với sàn, mặt đất rất nhiều nên bất kể các chất gây ô nhiễm, chất gây bệnh nào trên sàn nhà và trên thảm cũng có thể vào miệng của chúng được. Bạn nên đảm bảo phải lau chùi hết tất cả bề mặt nhà - nhất là sàn nhà -bằng các sản phẩm tẩy rửa an toàn.