Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO thì độ tuổi dậy thì của các bé gái đang sớm hơn 2-3 năm, bé trai cũng đang sớm hơn 1-2 năm và kéo theo đó là nhiều hệ lụy đáng lo ngại. Bé gái được coi là dậy thì sớm khi có các dấu hiệu như là phát triển ngực, thay đổi ở vùng kín, bị mụn trứng cá, phát triển chiều cao quá nhanh và có kinh nguyệt trước 7-8 tuổi. Những biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai là bộ phận sinh dục to lên, mọc lông ở nách, mu và mọc râu trên mặt, trứng cá, giọng trầm xuống…trước năm 9 tuổi. Dậy thì sớm có thể diễn ra toàn phần tức có toàn bộ những dấu hiệu kể trên hoặc một phần với chỉ 1 hoặc hai dấu hiệu. Nghiên cứu cho thấy dậy thì sớm sẽ kéo theo sự phát triển sớm của một số bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì và các bệnh liên quan đến hormone sinh dục, estrogen như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, vô sinh. Vậy cha mẹ nên làm gì để ngăn không cho trẻ dậy thì quá sớm? Điều đầu tiên cần lưu ý là trọng lượng của các bé. Khi trẻ thừa calo và thừa cân (tương đương với một trọng lượng có thể mang thai) tế bào chất béo sẽ phát đi một tín hiệu vào trong máu. Tín hiệu này cho não biết rằng cơ thể đã sẵn sàng để phát triển về mặt giới tính. Đây là nguyên nhân tại sao khi thiếu calo thì điều đầu tiên cơ thể làm là giảm sản sinh các hormone giới tính. Vì vậy, béo phì và thừa cân trước 10-12 tuổi sẽ làm gia tăng dậy thì sớm ở cả bé trai và gái. Theo hướng dẫn về dinh dưỡng của Mỹ, các bé gái 8-12 tuổi nên đảm bảo năng lượng trung bình 1 ngày là 1400-2200 Kcal, còn các bé trai thì 1600-2600 Kcal. Thịt, đặc biệt các các loại thịt động vật nuôi bằng thuốc tăng trưởng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. Ngoài không cho trẻ ăn thịt quá nhiều thì cha mẹ cũng nên hạn chế các chất béo bão hòa và transfat trong thực phẩm làm sẵn như bánh snack, đồ hộp, thức ăn làm sẵn, gà rán. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 bữa gà rán hoặc thức ăn nhanh và không nên cho bé ăn trước 4 tuổi. Các loại bánh snack nhiều màu sắc và hương vị sẽ có nhiều chất điều vị và hóa màu, một số có nguồn gốc từ hợp chất nguy hiểm Phthalate. Vì vậy mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn tối đa 2 lần hoặc dưới 3 gói, tương đương 120g các loại. Hạn chế cho bé uống nước ngọt, kể cả có ga hoặc không có ga. Lượng đường rất cao trong các loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng của cơ thể các bé. Bên cạnh đó, tất cả các loại này đều có caffeine - chất kích thích, có khả năng gây nghiện. Đây là lý do tại sao các bé thích uống. Đây cũng là loại đồ uống không nên cho bé uống trước 4 tuổi. Đối với mọi loại thực phẩm, cần chú ý đến thành phần của nó. Tuyệt đối không cho bé dùng hoặc mẹ đang cho con bú cũng không nên dùng các sản phẩm chứa gốc phthalate như monobutyl phthalate (MBP), diethylhexyl phthalate (DEHP), diethyl phthalate (DEP), diisodecyl phthalate (DIDP), benzylbutyl phthalate (BZBP), monomethyl phthalate (MMP).Chọn các sản phẩm nhựa có uy tín và có chỉ số nhựa an toàn là hình tam giác có chỉ số là 2, 4, 5 (dưới đáy chai). Các số còn lại (1, 3, 6, 7) nên tránh với các bé. Nếu không có kí hiệu nhựa là không có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, các loại này không nên chứa BPA và Phthalate.Dùng túi giấy/ vải thay túi nilon khi đi chợ. Hạn chế mua và sử dụng các đồ chơi xuất xứ Trung Quốc cho các bé dưới 5 tuổi. Nếu chọn mua nên chọn mua loại có ghi thành phần nhựa rõ ràng trên sản phẩm.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO thì độ tuổi dậy thì của các bé gái đang sớm hơn 2-3 năm, bé trai cũng đang sớm hơn 1-2 năm và kéo theo đó là nhiều hệ lụy đáng lo ngại.
Bé gái được coi là dậy thì sớm khi có các dấu hiệu như là phát triển ngực, thay đổi ở vùng kín, bị mụn trứng cá, phát triển chiều cao quá nhanh và có kinh nguyệt trước 7-8 tuổi. Những biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai là bộ phận sinh dục to lên, mọc lông ở nách, mu và mọc râu trên mặt, trứng cá, giọng trầm xuống…trước năm 9 tuổi.
Dậy thì sớm có thể diễn ra toàn phần tức có toàn bộ những dấu hiệu kể trên hoặc một phần với chỉ 1 hoặc hai dấu hiệu. Nghiên cứu cho thấy dậy thì sớm sẽ kéo theo sự phát triển sớm của một số bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì và các bệnh liên quan đến hormone sinh dục, estrogen như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, vô sinh.
Vậy cha mẹ nên làm gì để ngăn không cho trẻ dậy thì quá sớm? Điều đầu tiên cần lưu ý là trọng lượng của các bé. Khi trẻ thừa calo và thừa cân (tương đương với một trọng lượng có thể mang thai) tế bào chất béo sẽ phát đi một tín hiệu vào trong máu. Tín hiệu này cho não biết rằng cơ thể đã sẵn sàng để phát triển về mặt giới tính. Đây là nguyên nhân tại sao khi thiếu calo thì điều đầu tiên cơ thể làm là giảm sản sinh các hormone giới tính.
Vì vậy, béo phì và thừa cân trước 10-12 tuổi sẽ làm gia tăng dậy thì sớm ở cả bé trai và gái. Theo hướng dẫn về dinh dưỡng của Mỹ, các bé gái 8-12 tuổi nên đảm bảo năng lượng trung bình 1 ngày là 1400-2200 Kcal, còn các bé trai thì 1600-2600 Kcal.
Thịt, đặc biệt các các loại thịt động vật nuôi bằng thuốc tăng trưởng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. Ngoài không cho trẻ ăn thịt quá nhiều thì cha mẹ cũng nên hạn chế các chất béo bão hòa và transfat trong thực phẩm làm sẵn như bánh snack, đồ hộp, thức ăn làm sẵn, gà rán. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 bữa gà rán hoặc thức ăn nhanh và không nên cho bé ăn trước 4 tuổi.
Các loại bánh snack nhiều màu sắc và hương vị sẽ có nhiều chất điều vị và hóa màu, một số có nguồn gốc từ hợp chất nguy hiểm Phthalate. Vì vậy mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn tối đa 2 lần hoặc dưới 3 gói, tương đương 120g các loại.
Hạn chế cho bé uống nước ngọt, kể cả có ga hoặc không có ga. Lượng đường rất cao trong các loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng của cơ thể các bé. Bên cạnh đó, tất cả các loại này đều có caffeine - chất kích thích, có khả năng gây nghiện. Đây là lý do tại sao các bé thích uống. Đây cũng là loại đồ uống không nên cho bé uống trước 4 tuổi.
Đối với mọi loại thực phẩm, cần chú ý đến thành phần của nó. Tuyệt đối không cho bé dùng hoặc mẹ đang cho con bú cũng không nên dùng các sản phẩm chứa gốc phthalate như monobutyl phthalate (MBP), diethylhexyl phthalate (DEHP), diethyl phthalate (DEP), diisodecyl phthalate (DIDP), benzylbutyl phthalate (BZBP), monomethyl phthalate (MMP).
Chọn các sản phẩm nhựa có uy tín và có chỉ số nhựa an toàn là hình tam giác có chỉ số là 2, 4, 5 (dưới đáy chai). Các số còn lại (1, 3, 6, 7) nên tránh với các bé. Nếu không có kí hiệu nhựa là không có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, các loại này không nên chứa BPA và Phthalate.
Dùng túi giấy/ vải thay túi nilon khi đi chợ. Hạn chế mua và sử dụng các đồ chơi xuất xứ Trung Quốc cho các bé dưới 5 tuổi. Nếu chọn mua nên chọn mua loại có ghi thành phần nhựa rõ ràng trên sản phẩm.