Từ nhiều năm nay, chợ Lê Hồng Phong (trong hẻm 374 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP.HCM) đã được mệnh danh là “Chợ Campuchia” vì nơi đây tập trung một số cửa hàng bán đặc sản của người gốc đất nước Chùa tháp.Sản phẩm nổi bật ở chợ là khô cá tra Biển Hồ, một đặc sản nổi tiếng của Campuchia, được treo lủng lẳng hoặc bày la liệt trên sạp, vàng ươm rất bắt mắt.
Nổi tiếng không kém là khô cá sặc Campuchia, một món ăn khiến dân nhậu ứa nước miếng.
Ngoài cá tra và cá sặc còn nhiều loại cá khô khác được bày biện rất hấp dẫn. Tất cả đều được nhập về từ đất nước này.
Chợ cũng bán các loại mắm đặc trưng của Campuchia, nổi bật là mắm bò hóc hay prahok - một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt. Đây là một nguyên liệu tiêu biểu trong nền ẩm thực Khmer.
Mắm ba khía là loại mắm được làm từ con ba khía (một loài cua có càng to, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn của đồng bằng sông Cửu Long), được ưa chuộng cả ở vùng Nam Bộ và Campuchia.
Danh tiếng của lạp xường Campuchia là điều mà tất cả những người sành ăn đều biết rõ.Đã ghé qua chợ này thì không nên bỏ qua quán bún Tư Xê, đã được người Sài Gòn biết đến từ trước năm 1975. Đây là nơi bán món bún num bo chóc - loại bún mắm có hương vị hết sức đậm đà của người Khmer. Quán thường bán hết chỉ trong buổi sáng.Ông Ngô Văn Khoa, người Việt gốc Campuchia, hiện là chủ quán bún Tư Xê cho biết: tất cả nguyên liệu để nấu bún num bo chóc đều được nhập từ Campuchia, trong đó các thành phần quan trọng nhất để tạo nên hương vị của món bún này là mắm bò hóc, ngải bún và trái trúc. "Dù cách chế biến có có vẻ đơn giản, nhưng để bún ngon cũng phải có những công thức gia truyền riêng", ông Khoa nói.
Loại thịt dùng trong bún num bo chóc là thịt cá lóc. Và phải là cá lóc sông chứ không phải cá lóc nuôi thì mới tô bún mới không bị tanh. "So với bún num bo chóc ở Campuchia, bún ở đây để miếng cá to chứ không cắt nhỏ ra cho phù hợp với cách ăn của người Việt", anh Lương Minh Trung, người Việt gốc Campuchia đã đứng bếp ở quán hơn 10 năm cho hay.
Cách quán bún Tư Xê vài bước chân là quán chè Cô Huôi, nơi bán nhiều món quà vặt đặc sắc của Campuchia. Món nổi bật ở đây là chè thập cẩm Campuchia, món chè có vị ngọt nhẹ nhàng, thơm thơm, bùi bùi rất quyến rũ.Linh hồn của món chè này là bí trứng sữa, được làm từ quả bí ngô nhỏ nạo rỗng ruột, thay vào bằng hỗn hợp sữa bột, sữa đặc và cả nước cốt dừa, tất cả đánh cùng với lòng đỏ trứng, đem hấp cách thủy... Bên cạnh đó là các nguyên liệu khác như cùi thốt nốt, sầu riêng, sương sa...
Món đặc sản số 2 của quán chè Cô Huôi là xôi xiêm. Món xôi này là sự kết hợp giữa xôi nếp dẻo mềm với vị béo ngậy của nước cốt dừa và lòng đỏ trứng gà, mùi thơm ngây ngất của sầu riêng cùng cái ngọt ngào nhẹ nhàng của đường thốt nốt. Chủ quán chè, bà Huỳnh Thị Huôi cho biết, bà được truyền nghề từ mẹ - một người Campuchia chính gốc. Tất cả nguyên liệu đều được gia đình bà đưa về từ Campuchia... Hiện tại quán của bà chỉ mở vào buổi chiều.
Chuối nướng là một món ăn vặt dân dã của người Campuchia, cũng được bán ở quán của bà Huôi.
Tại chợ Campuchia, còn có thể tìm thấy rất nhiều nguyên liệu ẩm thực đặc trưng khác nhau của xứ sở chùa tháp, như đường thốt nốt.
Ngải bún và trái trúc (chanh thái), hai loại gia vị truyền thống của người Campuchia.
Lá sầu đâu, được dùng để trộn gỏi theo kiểu Campuchia.
Bia Angkor, loại bia rất phổ biến ở đây.
Không chỉ có thực phẩm, chợ Campuchia ở Sài Gòn còn bán cả xà rông (sarong), trang phục truyền thống của người Khmer.
Từ nhiều năm nay, chợ Lê Hồng Phong (trong hẻm 374 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP.HCM) đã được mệnh danh là “Chợ Campuchia” vì nơi đây tập trung một số cửa hàng bán đặc sản của người gốc đất nước Chùa tháp.
Sản phẩm nổi bật ở chợ là khô cá tra Biển Hồ, một đặc sản nổi tiếng của Campuchia, được treo lủng lẳng hoặc bày la liệt trên sạp, vàng ươm rất bắt mắt.
Nổi tiếng không kém là khô cá sặc Campuchia, một món ăn khiến dân nhậu ứa nước miếng.
Ngoài cá tra và cá sặc còn nhiều loại cá khô khác được bày biện rất hấp dẫn. Tất cả đều được nhập về từ đất nước này.
Chợ cũng bán các loại mắm đặc trưng của Campuchia, nổi bật là mắm bò hóc hay prahok - một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt. Đây là một nguyên liệu tiêu biểu trong nền ẩm thực Khmer.
Mắm ba khía là loại mắm được làm từ con ba khía (một loài cua có càng to, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn của đồng bằng sông Cửu Long), được ưa chuộng cả ở vùng Nam Bộ và Campuchia.
Danh tiếng của lạp xường Campuchia là điều mà tất cả những người sành ăn đều biết rõ.
Đã ghé qua chợ này thì không nên bỏ qua quán bún Tư Xê, đã được người Sài Gòn biết đến từ trước năm 1975. Đây là nơi bán món bún num bo chóc - loại bún mắm có hương vị hết sức đậm đà của người Khmer. Quán thường bán hết chỉ trong buổi sáng.
Ông Ngô Văn Khoa, người Việt gốc Campuchia, hiện là chủ quán bún Tư Xê cho biết: tất cả nguyên liệu để nấu bún num bo chóc đều được nhập từ Campuchia, trong đó các thành phần quan trọng nhất để tạo nên hương vị của món bún này là mắm bò hóc, ngải bún và trái trúc. "Dù cách chế biến có có vẻ đơn giản, nhưng để bún ngon cũng phải có những công thức gia truyền riêng", ông Khoa nói.
Loại thịt dùng trong bún num bo chóc là thịt cá lóc. Và phải là cá lóc sông chứ không phải cá lóc nuôi thì mới tô bún mới không bị tanh. "So với bún num bo chóc ở Campuchia, bún ở đây để miếng cá to chứ không cắt nhỏ ra cho phù hợp với cách ăn của người Việt", anh Lương Minh Trung, người Việt gốc Campuchia đã đứng bếp ở quán hơn 10 năm cho hay.
Cách quán bún Tư Xê vài bước chân là quán chè Cô Huôi, nơi bán nhiều món quà vặt đặc sắc của Campuchia. Món nổi bật ở đây là chè thập cẩm Campuchia, món chè có vị ngọt nhẹ nhàng, thơm thơm, bùi bùi rất quyến rũ.
Linh hồn của món chè này là bí trứng sữa, được làm từ quả bí ngô nhỏ nạo rỗng ruột, thay vào bằng hỗn hợp sữa bột, sữa đặc và cả nước cốt dừa, tất cả đánh cùng với lòng đỏ trứng, đem hấp cách thủy... Bên cạnh đó là các nguyên liệu khác như cùi thốt nốt, sầu riêng, sương sa...
Món đặc sản số 2 của quán chè Cô Huôi là xôi xiêm. Món xôi này là sự kết hợp giữa xôi nếp dẻo mềm với vị béo ngậy của nước cốt dừa và lòng đỏ trứng gà, mùi thơm ngây ngất của sầu riêng cùng cái ngọt ngào nhẹ nhàng của đường thốt nốt.
Chủ quán chè, bà Huỳnh Thị Huôi cho biết, bà được truyền nghề từ mẹ - một người Campuchia chính gốc. Tất cả nguyên liệu đều được gia đình bà đưa về từ Campuchia... Hiện tại quán của bà chỉ mở vào buổi chiều.
Chuối nướng là một món ăn vặt dân dã của người Campuchia, cũng được bán ở quán của bà Huôi.
Tại chợ Campuchia, còn có thể tìm thấy rất nhiều nguyên liệu ẩm thực đặc trưng khác nhau của xứ sở chùa tháp, như đường thốt nốt.
Ngải bún và trái trúc (chanh thái), hai loại gia vị truyền thống của người Campuchia.
Lá sầu đâu, được dùng để trộn gỏi theo kiểu Campuchia.
Bia Angkor, loại bia rất phổ biến ở đây.
Không chỉ có thực phẩm, chợ Campuchia ở Sài Gòn còn bán cả xà rông (sarong), trang phục truyền thống của người Khmer.