Với người Việt, lòng, tràng, tim, cật, óc… vừa là món khoái khẩu, vừa là loại thức ăn nhiều đạm, bổ dưỡng. Ai đau ốm thì ăn cháo tim băm, ai mệt mỏi lại được người thân mua cho tô cháo cật.Và hầu như các tiệm treo biển lòng lợn ở mọi con phố thường đắt khách, là tụ điểm của dân nhậu. Tuy nhiên, ở đa số các nước phương Tây, lục phủ ngũ tạng đều là thứ bỏ đi. Vì vậy, khi sang Việt Nam, các du khách từng chụp lại những bức ảnh lòng lợn kèm theo thắc mắc, không hiểu sao người Việt Nam lại ăn được. Tương tự như lục phủ ngũ tạng, món tiết canh cũng khiến du khách phải “kinh hãi”. Người ta không thể tưởng tượng ai đó có thể thưởng thức máu động vật không cần quá đun nấu một cách ngon lành. Tuy nhiên, những dân Việt “ghiền” thì khẳng định, chỉ cần ít lòng băm nhỏ, rau húng, lạc và miếng chanh vắt vào thì loại “huyết đông” này ngon miệng chẳng kém các món gỏi sống của người Nhật.Nếu như với người Tây, lưỡi, tai là phần thịt không sạch sẽ thì với dân Việt, hai món ăn này đều được khen là “giòn sần sật”,“vui miệng”. Thịt lưỡi hay tai trộn thính không chỉ là đồ nhắm của đàn ông mà còn được lòng các chị em phụ nữ. Người Việt tận dụng gần như triệt để mọi bộ phận của động vật để chiến biến thức ăn. Thậm chí, bộ phận càng “hiểm hóc” lại càng thành đặc sản, chẳng hạn như pín bò. Ngoài ra, kê gà cũng được xem là “thần dược” tăng cường sức khỏe cho đàn ông. Tất nhiên, những bộ phận “quý hiếm” số lượng ít nên giá thành các món ăn này trong mọi quán đều không hề rẻ,Ở một số nước trên thế giới, chó mèo nhận được rất nhiều đặc quyền chăm sóc. Với dân Mỹ, chó mèo được xem là những người bạn thân thiết, và có một “Hiệp hội thú cưng” chuyên bảo vệ quyền lợi cho những con vật nuôi này. Khi sang Việt Nam, thấy người dân thản nhiên phơi bày những con chó thui rơm hoặc mời chào món “tiểu hổ” nhiều du khách không khỏi thương tiếc, xót xa. Thậm chí, mới đây một phóng viên tờ Guardian của Anh đã đăng tải bài viết với nhiều thông tin xoay quanh món thịt chó Việt Nam để thể hiện sự "kinh hãi" của mình.
Với người Việt, lòng, tràng, tim, cật, óc… vừa là món khoái khẩu, vừa là loại thức ăn nhiều đạm, bổ dưỡng. Ai đau ốm thì ăn cháo tim băm, ai mệt mỏi lại được người thân mua cho tô cháo cật.
Và hầu như các tiệm treo biển lòng lợn ở mọi con phố thường đắt khách, là tụ điểm của dân nhậu.
Tuy nhiên, ở đa số các nước phương Tây, lục phủ ngũ tạng đều là thứ bỏ đi. Vì vậy, khi sang Việt Nam, các du khách từng chụp lại những bức ảnh lòng lợn kèm theo thắc mắc, không hiểu sao người Việt Nam lại ăn được.
Tương tự như lục phủ ngũ tạng, món tiết canh cũng khiến du khách phải “kinh hãi”. Người ta không thể tưởng tượng ai đó có thể thưởng thức máu động vật không cần quá đun nấu một cách ngon lành. Tuy nhiên, những dân Việt “ghiền” thì khẳng định, chỉ cần ít lòng băm nhỏ, rau húng, lạc và miếng chanh vắt vào thì loại “huyết đông” này ngon miệng chẳng kém các món gỏi sống của người Nhật.
Nếu như với người Tây, lưỡi, tai là phần thịt không sạch sẽ thì với dân Việt, hai món ăn này đều được khen là “giòn sần sật”,“vui miệng”.
Thịt lưỡi hay tai trộn thính không chỉ là đồ nhắm của đàn ông mà còn được lòng các chị em phụ nữ.
Người Việt tận dụng gần như triệt để mọi bộ phận của động vật để chiến biến thức ăn. Thậm chí, bộ phận càng “hiểm hóc” lại càng thành đặc sản, chẳng hạn như pín bò.
Ngoài ra, kê gà cũng được xem là “thần dược” tăng cường sức khỏe cho đàn ông. Tất nhiên, những bộ phận “quý hiếm” số lượng ít nên giá thành các món ăn này trong mọi quán đều không hề rẻ,
Ở một số nước trên thế giới, chó mèo nhận được rất nhiều đặc quyền chăm sóc. Với dân Mỹ, chó mèo được xem là những người bạn thân thiết, và có một “Hiệp hội thú cưng” chuyên bảo vệ quyền lợi cho những con vật nuôi này.
Khi sang Việt Nam, thấy người dân thản nhiên phơi bày những con chó thui rơm hoặc mời chào món “tiểu hổ” nhiều du khách không khỏi thương tiếc, xót xa. Thậm chí, mới đây một phóng viên tờ Guardian của Anh đã đăng tải bài viết với nhiều thông tin xoay quanh món thịt chó Việt Nam để thể hiện sự "kinh hãi" của mình.