Ngoài cái tên lạ tai, bánh răng bừa còn được gọi là bánh tẻ. Là đặc sản của người dân xứ Thanh, bánh có dáng thon dài khá giống với răng của chiếc bừa – một dụng cụ quen thuộc của nhà nông. Tương truyền, bánh từng được trân trọng làm lễ vật dâng vua Lê Hoàn mừng ngày bội thu.
Trước đây, bánh chỉ chủ yếu được làm trong dịp lễ hội, hiếu hỉ. Nhờ sự thơm ngon, hiện bánh được làm quanh năm, bán lẻ với giá khá “mềm” chừng15.000 đồng/chục.Để bánh ngon, khâu chọn gạo làm bột là quan trọng nhất. Cụ thể, gạo không được quá khô cũng không nên quá dẻo nhằm tránh nhão nát khi chín. Sau khi chọn được gạo, người ta ngâm chừng 3 – 4 giờ, vo sạch để ráo rồi xay bằng nước vôi trong. Toàn bộ số bột thu được tiếp tục đưa lên bếp, chưng đều cho chín tới khoảng 70%.Giống như gạo, người dân chỉ chọn thịt ba chỉ, đem thái hạt lựu làm nhân bánh. Muốn thịt thật đậm đà, chỉ cần trộn cùng hành khô, mộc nhĩ, nước mắm, hạt tiêu đem xào tái. Lúc chín, mùi thơm mỡ màng của nhân hòa quyện cùng gạo chín, lá chuối xanh… mang lại cảm giác ngon mộc mạc, ăn nhiều không ngán.
Khi gói bánh, người làm khéo léo dùng đũa nhón ít bột, quệt vào giữa miếng lá chuối, thêm chút nhân rồi cuộn tròn, bẻ gập hai đầu lá lại rồi đem luộc khoảng 30 phút là được.
Sự khác biệt của bánh răng bừa xứ Thanh với các vùng miền khác là người ta không dùng lá dong mà chỉ chọn lá chuối hột. Để lá không bị rách, người Thanh Hóa hơ qua lửa để miếng lá trở nên dẻo dai hơn, mang lại hương vị đặc trưng cho bánh. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, lúc mới vớt trong nồi khói bốc nghi ngút.Dù vậy khi thưởng thức nguội vẫn có cái thú riêng. Cắn một miếng bánh vừa miệng, nhai chậm sẽ dễ dàng cảm nhận sự dẻo dai của gạo, thơm lừng mùi hành mỡ.
Ngoài cái tên lạ tai, bánh răng bừa còn được gọi là bánh tẻ. Là đặc sản của người dân xứ Thanh, bánh có dáng thon dài khá giống với răng của chiếc bừa – một dụng cụ quen thuộc của nhà nông. Tương truyền, bánh từng được trân trọng làm lễ vật dâng vua Lê Hoàn mừng ngày bội thu.
Trước đây, bánh chỉ chủ yếu được làm trong dịp lễ hội, hiếu hỉ. Nhờ sự thơm ngon, hiện bánh được làm quanh năm, bán lẻ với giá khá “mềm” chừng15.000 đồng/chục.
Để bánh ngon, khâu chọn gạo làm bột là quan trọng nhất. Cụ thể, gạo không được quá khô cũng không nên quá dẻo nhằm tránh nhão nát khi chín. Sau khi chọn được gạo, người ta ngâm chừng 3 – 4 giờ, vo sạch để ráo rồi xay bằng nước vôi trong. Toàn bộ số bột thu được tiếp tục đưa lên bếp, chưng đều cho chín tới khoảng 70%.
Giống như gạo, người dân chỉ chọn thịt ba chỉ, đem thái hạt lựu làm nhân bánh. Muốn thịt thật đậm đà, chỉ cần trộn cùng hành khô, mộc nhĩ, nước mắm, hạt tiêu đem xào tái. Lúc chín, mùi thơm mỡ màng của nhân hòa quyện cùng gạo chín, lá chuối xanh… mang lại cảm giác ngon mộc mạc, ăn nhiều không ngán.
Khi gói bánh, người làm khéo léo dùng đũa nhón ít bột, quệt vào giữa miếng lá chuối, thêm chút nhân rồi cuộn tròn, bẻ gập hai đầu lá lại rồi đem luộc khoảng 30 phút là được.
Sự khác biệt của bánh răng bừa xứ Thanh với các vùng miền khác là người ta không dùng lá dong mà chỉ chọn lá chuối hột. Để lá không bị rách, người Thanh Hóa hơ qua lửa để miếng lá trở nên dẻo dai hơn, mang lại hương vị đặc trưng cho bánh.
Bánh ngon nhất khi ăn nóng, lúc mới vớt trong nồi khói bốc nghi ngút.
Dù vậy khi thưởng thức nguội vẫn có cái thú riêng. Cắn một miếng bánh vừa miệng, nhai chậm sẽ dễ dàng cảm nhận sự dẻo dai của gạo, thơm lừng mùi hành mỡ.