Cây Mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm. Quả mắc khén màu nâu sẫm, hạt đen óng, mùi vị hơi giống hạt tiêu. Quả của mắc khén được dùng như một loại gia vị tẩm ướp. Nếu Hạt Tiêu chỉ hơi thơm thơm thì Mắc Khén lại có mùi thơm nồng hơn và không cay như ớt, mà Mắc Khén tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm thử! Dùng Mắc Khén để tẩm ướp để nướng cá, nướng thịt, hoặc pha đồ chấm thì hấp dẫn vô cùng. Gà nướng mắc khén hay còn gọi là món cáy phỉnh. Khác với món gà nướng của người Kinh ở chỗ, không phết mật ong hay dầu ăn lên gà. Gà cũng không tẩm gia vị trước, chỉ khi nướng chín trên than hồng mới phết một lớp gia vị. Ảnh. VntimesLúc chặt miếng và sắp lên đĩa, thịt gà chín mềm, hương thơm đặc trưng của mắc khén tiếp tục lan tỏa. Người ta rắc mắc khén lên trên cùng với lá chanh thái chỉ để kết thúc một công đoạn chế biến. Công đoạn này mang tính quyết định cho món gà. Ảnh. QuankienCá nướng tẩm mắc khén còn gọi là món Pa pỉnh pộp - món cá trứ danh của vùng Tây Bắc. Có thể chọn cá tươi như cá chép hay cá rô phi, nên chọn con vừa không quá to khó ngấm gia vị, không quá nhỏ vì lắm xương. Thái hạt lựu các loại rau thơm, thêm muối và bột nêm trộn cùng 3 thìa mắc kén làm nhân. Ảnh. Hoabanfood.Nhét hỗn hợp nhân mắc kén và rau thơm vào bụng cá và phết đều hạt mắc kén ngoài thân cá dùng than hồng nướng trở đều hai mặt thân cá. Khi làm nước chấm cho món này, cũng nên thêm chút bột mắc khén để vừa làm tăng mùi vị vùng Tây Bắc, vừa đậm đà thêm món ăn. Các món rán. Có thể dùng mắc khén thay tiêu ớt để tẩm ướp các loại thịt cá trước khi nấu. Mùi vị cay thơm nồng đặc trưng của mắc kén sẽ tạo cho món ăn nét đặc trưng rất “Tây Bắc” mà không có loại gia vị nào làm được. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món thịt trâu gác bếp. Thịt bắp trâu cắt dọc thớ thành miếng, tẩm ướp các gia vị sả, gừng, ớt, tỏi, đặc biệt phải có mắc khén mới dậy mùi đặc trưng. Sau khi tẩm ướp thấm, thịt được xâu vào thanh tre rồi hong bằng khói bếp cho chín đều. Miếng thịt bên ngoài khô, nhưng bên trong mềm, vị ngọt của thịt hòa với vị cay nồng của mắc khén, thoang thoảng mùi khói. Thưởng thức một lần không phải giờ quên.
Cây Mắc khén là loại cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu và hương thơm. Quả mắc khén màu nâu sẫm, hạt đen óng, mùi vị hơi giống hạt tiêu. Quả của mắc khén được dùng như một loại gia vị tẩm ướp.
Nếu Hạt Tiêu chỉ hơi thơm thơm thì Mắc Khén lại có mùi thơm nồng hơn và không cay như ớt, mà Mắc Khén tạo ra vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm thử! Dùng Mắc Khén để tẩm ướp để nướng cá, nướng thịt, hoặc pha đồ chấm thì hấp dẫn vô cùng.
Gà nướng mắc khén hay còn gọi là món cáy phỉnh. Khác với món gà nướng của người Kinh ở chỗ, không phết mật ong hay dầu ăn lên gà. Gà cũng không tẩm gia vị trước, chỉ khi nướng chín trên than hồng mới phết một lớp gia vị. Ảnh. Vntimes
Lúc chặt miếng và sắp lên đĩa, thịt gà chín mềm, hương thơm đặc trưng của mắc khén tiếp tục lan tỏa. Người ta rắc mắc khén lên trên cùng với lá chanh thái chỉ để kết thúc một công đoạn chế biến. Công đoạn này mang tính quyết định cho món gà. Ảnh. Quankien
Cá nướng tẩm mắc khén còn gọi là món Pa pỉnh pộp - món cá trứ danh của vùng Tây Bắc. Có thể chọn cá tươi như cá chép hay cá rô phi, nên chọn con vừa không quá to khó ngấm gia vị, không quá nhỏ vì lắm xương. Thái hạt lựu các loại rau thơm, thêm muối và bột nêm trộn cùng 3 thìa mắc kén làm nhân. Ảnh. Hoabanfood.
Nhét hỗn hợp nhân mắc kén và rau thơm vào bụng cá và phết đều hạt mắc kén ngoài thân cá dùng than hồng nướng trở đều hai mặt thân cá. Khi làm nước chấm cho món này, cũng nên thêm chút bột mắc khén để vừa làm tăng mùi vị vùng Tây Bắc, vừa đậm đà thêm món ăn.
Các món rán. Có thể dùng mắc khén thay tiêu ớt để tẩm ướp các loại thịt cá trước khi nấu. Mùi vị cay thơm nồng đặc trưng của mắc kén sẽ tạo cho món ăn nét đặc trưng rất “Tây Bắc” mà không có loại gia vị nào làm được.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món thịt trâu gác bếp. Thịt bắp trâu cắt dọc thớ thành miếng, tẩm ướp các gia vị sả, gừng, ớt, tỏi, đặc biệt phải có mắc khén mới dậy mùi đặc trưng.
Sau khi tẩm ướp thấm, thịt được xâu vào thanh tre rồi hong bằng khói bếp cho chín đều. Miếng thịt bên ngoài khô, nhưng bên trong mềm, vị ngọt của thịt hòa với vị cay nồng của mắc khén, thoang thoảng mùi khói. Thưởng thức một lần không phải giờ quên.