Sâu bướm Mopane thuộc một giống sâu bướm gonimbrasia belina, còn được gọi là loài sâu bướm Hoàng Đế. Tên gọi sâu Mopane xuất phát từ sở thích gặm nhấm lá cây Mopane của chúng. Ảnh: Safari.Những con sâu bướm Mopane khô mặn là một trong những món ăn khoái khẩu ở Zimbabwe và một số vùng lân cận ở miền nam châu Phi. Ảnh: Tripadvisor.Món ăn kinh dị này được ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng cao tới mức buôn bán loại thực phẩm này đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu đô, đem lại thu nhập cố định cho phụ nữ và trẻ em. Ảnh: AP.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sâu bướm có hàm lượng protein gấp ba lần thịt bò. Ngoài ra, theo FAO, sâu bướm Monape còn là một nguồn cung cấp đáng kể các chất kali, natri, canxi, phốt pho, magie, kẽm, mangan, đồng. Ảnh: AP.Người dân các nước Nam Phi thường thu hoạch sâu bướm sau bão, đặc biệt là ở Zimbabue. Khi sâu bướm trưởng thành, người ta thường dùng tay chúng nhặt trên cây (hoặc rung mạnh để chúng rụng xuống từ những cành cao hơn) sau đó bỏ vào thùng. Ảnh: AP.Kích cỡ trung bình của sâu bướm khi thu hoạch sẽ dài khoảng gần một bàn tay và to cỡ một điếu xì gà. Ảnh: AP.Những con sâu cứng đầu không chịu rời khỏi lá sẽ bị gạt xuống bởi một chiếc que dài và cơ thể chúng sẽ tiết ra một chất dịch nâu trơn nhớt. Ảnh: AP.Một trong những bước đầu tiên cho việc chế biến món này là ép và lấy các thành phần bên trong của nó ra, thành phần này giống như một chất nhờn màu xanh nhạt. Sau đó, người ta chế biến bằng cách luộc chín trong nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói để tăng mùi vị. Ảnh: AP.Nếu chế biến công nghiệp, chúng được sấy khô và đóng hộp rồi đem bán tại các chợ ở khắp miền Nam châu Phi. Ảnh: AP.Loại thực phẩm này có thể được sử dụng trong vài tháng mà không cần bảo quản lạnh và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho người dân. Ảnh: AP.Sâu Mopane sau khi phơi khô có thể ăn được luôn. Vị của chúng giống như khoai tây chiên muối và rất giòn. Ảnh: AP.Ngoài ra, những con sâu này còn được nấu theo nhiều cách khác, chẳng hạn như thêm vào nước sốt bơ cay hoặc sốt đậu phộng và dùng chúng với cháo ngô Nshima. Ảnh: Blogspot.
Sâu bướm Mopane thuộc một giống sâu bướm gonimbrasia belina, còn được gọi là loài sâu bướm Hoàng Đế. Tên gọi sâu Mopane xuất phát từ sở thích gặm nhấm lá cây Mopane của chúng. Ảnh: Safari.
Những con sâu bướm Mopane khô mặn là một trong những món ăn khoái khẩu ở Zimbabwe và một số vùng lân cận ở miền nam châu Phi. Ảnh: Tripadvisor.
Món ăn kinh dị này được ưa chuộng và có giá trị dinh dưỡng cao tới mức buôn bán loại thực phẩm này đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu đô, đem lại thu nhập cố định cho phụ nữ và trẻ em. Ảnh: AP.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sâu bướm có hàm lượng protein gấp ba lần thịt bò. Ngoài ra, theo FAO, sâu bướm Monape còn là một nguồn cung cấp đáng kể các chất kali, natri, canxi, phốt pho, magie, kẽm, mangan, đồng. Ảnh: AP.
Người dân các nước Nam Phi thường thu hoạch sâu bướm sau bão, đặc biệt là ở Zimbabue. Khi sâu bướm trưởng thành, người ta thường dùng tay chúng nhặt trên cây (hoặc rung mạnh để chúng rụng xuống từ những cành cao hơn) sau đó bỏ vào thùng. Ảnh: AP.
Kích cỡ trung bình của sâu bướm khi thu hoạch sẽ dài khoảng gần một bàn tay và to cỡ một điếu xì gà. Ảnh: AP.
Những con sâu cứng đầu không chịu rời khỏi lá sẽ bị gạt xuống bởi một chiếc que dài và cơ thể chúng sẽ tiết ra một chất dịch nâu trơn nhớt. Ảnh: AP.
Một trong những bước đầu tiên cho việc chế biến món này là ép và lấy các thành phần bên trong của nó ra, thành phần này giống như một chất nhờn màu xanh nhạt. Sau đó, người ta chế biến bằng cách luộc chín trong nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói để tăng mùi vị. Ảnh: AP.
Nếu chế biến công nghiệp, chúng được sấy khô và đóng hộp rồi đem bán tại các chợ ở khắp miền Nam châu Phi. Ảnh: AP.
Loại thực phẩm này có thể được sử dụng trong vài tháng mà không cần bảo quản lạnh và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho người dân. Ảnh: AP.
Sâu Mopane sau khi phơi khô có thể ăn được luôn. Vị của chúng giống như khoai tây chiên muối và rất giòn. Ảnh: AP.
Ngoài ra, những con sâu này còn được nấu theo nhiều cách khác, chẳng hạn như thêm vào nước sốt bơ cay hoặc sốt đậu phộng và dùng chúng với cháo ngô Nshima. Ảnh: Blogspot.