1. Bắt đầu với món cơ bản nhất. Đừng nhảy bổ vào nấu những món phức tạp. Khi đã thuần thục những món đơn giản, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của thực phẩm cũng như nắm bắt nhanh hơn với những kiến thức mới.
2. Không chán nản khi thất bại. Điều này tất nhiên sẽ xảy ra nếu bạn mới học nấu ăn. Cố gắng trở nên hoàn hảo là tốt, song ai cũng trải qua những lúc vụng về thủa ban đầu khi mới bước chân vào lĩnh vực bếp núc này.
3. Không cần tất cả đều là thực phẩm tươi sống. Nguyên liệu tươi là tốt, song không phải bao giờ bạn cũng có thời gian để chuẩn bị mọi thứ tươi. Rau quả đông lạnh và một số thành phần khác được chuẩn bị trước là tốt nhất vì nó sẽ cần ít thời gian của bạn hơn khi bạn mới học nấu ăn.
4. Mua đúng dụng cụ nấu ăn. Bạn sẽ không cần tất cả những đồ nấu ăn như một đầu bếp chuyên dụng. Ít nhất hãy sắm 2 con dao sắc, một con dao bén sẽ giúp bạn sơ chế thực phẩm tiết kiệm thời gian. Hãy đảm bảo, con dao vừa tay cầm với bạn.
5. Đừng bỏ qua công thức nấu ăn. Mua một cuốn sách dạy nấu ăn cơ bản hoặc tìm kiếm công thức nấu ăn trên mạng. Có những gợi ý trong sách dạy công thức rất hữu ích như: phải luộc bao lâu thì trứng mềm hay cách luộc thịt chín đều… Tham khảo lời khuyên hoặc mẹo nhỏ của những người sành nấu ăn cũng là cách tốt để bạn bổ sung kiến thức nấu ăn cho mình.
6. Đừng sợ thử nghiệm những cái mới. Một trong những mẹo nấu ăn tuyệt vời là thủ thuật riêng của người nấu. Có thể lần này bạn không thành công, nhưng điều đó cho kinh nghiệm ở những lần nấu sau. Ví dụ, một chút tỏi vào món sẽ tăng thêm hương vị. Sở thích và vị giác của mỗi người khác nhau và bạn cứ tha hồ sáng tạo.
7. Sử dụng đúng lượng hương liệu. Món ăn sẽ thành công khi bạn nắm rõ cần nêm nếm bao nhiêu gia vị. Nếu chưa thuần thục, làm rập khuôn theo công thức. Hãy để dành sự linh hoạt khi bạn đã thành thục những món ăn theo công thức.
8. Đừng nấu quá nhừ. Một sai lầm phổ biến mà nhiều người mới học nấu ăn mắc phải là để thức ăn quá chín, đặc biệt là rau. Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị hủy hoại bởi bạn đun quá lâu, nên căn giờ một cách cẩn thận bằng một chiếc đồng hồ.
9. Thưởng thức món ăn của chính bạn. Dũng cảm lên! Dù bạn nấu ngon hay dở cũng phải thưởng thức sản phẩm của mình. Cái lưỡi của bạn sẽ cho bạn biết chính xác nhất bạn thành công đến đâu.
1. Bắt đầu với món cơ bản nhất. Đừng nhảy bổ vào nấu những món phức tạp. Khi đã thuần thục những món đơn giản, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của thực phẩm cũng như nắm bắt nhanh hơn với những kiến thức mới.
2. Không chán nản khi thất bại. Điều này tất nhiên sẽ xảy ra nếu bạn mới học nấu ăn. Cố gắng trở nên hoàn hảo là tốt, song ai cũng trải qua những lúc vụng về thủa ban đầu khi mới bước chân vào lĩnh vực bếp núc này.
3. Không cần tất cả đều là thực phẩm tươi sống. Nguyên liệu tươi là tốt, song không phải bao giờ bạn cũng có thời gian để chuẩn bị mọi thứ tươi. Rau quả đông lạnh và một số thành phần khác được chuẩn bị trước là tốt nhất vì nó sẽ cần ít thời gian của bạn hơn khi bạn mới học nấu ăn.
4. Mua đúng dụng cụ nấu ăn. Bạn sẽ không cần tất cả những đồ nấu ăn như một đầu bếp chuyên dụng. Ít nhất hãy sắm 2 con dao sắc, một con dao bén sẽ giúp bạn sơ chế thực phẩm tiết kiệm thời gian. Hãy đảm bảo, con dao vừa tay cầm với bạn.
5. Đừng bỏ qua công thức nấu ăn. Mua một cuốn sách dạy nấu ăn cơ bản hoặc tìm kiếm công thức nấu ăn trên mạng. Có những gợi ý trong sách dạy công thức rất hữu ích như: phải luộc bao lâu thì trứng mềm hay cách luộc thịt chín đều… Tham khảo lời khuyên hoặc mẹo nhỏ của những người sành nấu ăn cũng là cách tốt để bạn bổ sung kiến thức nấu ăn cho mình.
6. Đừng sợ thử nghiệm những cái mới. Một trong những mẹo nấu ăn tuyệt vời là thủ thuật riêng của người nấu. Có thể lần này bạn không thành công, nhưng điều đó cho kinh nghiệm ở những lần nấu sau. Ví dụ, một chút tỏi vào món sẽ tăng thêm hương vị. Sở thích và vị giác của mỗi người khác nhau và bạn cứ tha hồ sáng tạo.
7. Sử dụng đúng lượng hương liệu. Món ăn sẽ thành công khi bạn nắm rõ cần nêm nếm bao nhiêu gia vị. Nếu chưa thuần thục, làm rập khuôn theo công thức. Hãy để dành sự linh hoạt khi bạn đã thành thục những món ăn theo công thức.
8. Đừng nấu quá nhừ. Một sai lầm phổ biến mà nhiều người mới học nấu ăn mắc phải là để thức ăn quá chín, đặc biệt là rau. Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị hủy hoại bởi bạn đun quá lâu, nên căn giờ một cách cẩn thận bằng một chiếc đồng hồ.
9. Thưởng thức món ăn của chính bạn. Dũng cảm lên! Dù bạn nấu ngon hay dở cũng phải thưởng thức sản phẩm của mình. Cái lưỡi của bạn sẽ cho bạn biết chính xác nhất bạn thành công đến đâu.