Đặc sản bánh chưng đen là món ngon của huyện miền núi Bắc Sơn (Lạng Sơn). Với người dân tộc Tày ở đây, món bánh chưng đen không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Ảnh: Dantocviet
Bánh chưng đen được gói bằng gạo nếp truyền thống hạt tròn to thơm, dẻo. Ảnh: Vietbao
Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn. Ảnh: Proguide
Để gói bánh sau khi gạo ngâm nước, vo kỹ, vớt ra đem trộn với bột tro sao cho hạt gạo tròn mẩy được bao bọc bởi màu đen tro mịn. Ảnh: Proguide
Nhân bánh được làm bằng đỗ xanh, thịt lợn, thảo quả, hạt tiêu rừng. Đỗ xanh được đãi sạch vỏ, luộc qua cho đỗ chín sơ sơ. Thịt lợn bản rửa sạch thái miếng dài khoảng 2 đốt ngon tay sau đó ướp với hạt thảo quả nướng giã nhỏ, tiêu bột. Bánh được gói lại bằng lá dong rừng. Ảnh: Proguide
Hầu hết hành được gói thành hình trụ thuôn dài đường kính 6-7cm. Một số nơi họ vẫn gói thêm một vài chiếc hình vuông. Ảnh: Ipos
Bánh chưng đen ăn trong dịp tết, ngon nhất vẫn là nướng. Bánh sau khi luộc cứ để cả lá, đặt lên lớp than hồng, phủ than nóng lên, đến khi lớp lá ngoài cháy hết thì mùi thơm của gạo nếp, của thảo quả, của thịt mỡ quyện vào nhau. Ảnh: Dantocviet
Điều đặc biệt là bánh chưng đen ăn không bị nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường vì tro nếp đã khử mùi chua, độ nóng của gạo nếp... Ảnh: Dantocviet
Bạn hãy một lần nếm thử để cảm nhận hương vị núi rừng hoang sơ, đậm đà nhất trong món bánh ngon này. Ảnh: Ipos
Đặc sản bánh chưng đen là món ngon của huyện miền núi Bắc Sơn (Lạng Sơn). Với người dân tộc Tày ở đây, món bánh chưng đen không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Ảnh: Dantocviet
Bánh chưng đen được gói bằng gạo nếp truyền thống hạt tròn to thơm, dẻo. Ảnh: Vietbao
Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn. Ảnh: Proguide
Để gói bánh sau khi gạo ngâm nước, vo kỹ, vớt ra đem trộn với bột tro sao cho hạt gạo tròn mẩy được bao bọc bởi màu đen tro mịn. Ảnh: Proguide
Nhân bánh được làm bằng đỗ xanh, thịt lợn, thảo quả, hạt tiêu rừng. Đỗ xanh được đãi sạch vỏ, luộc qua cho đỗ chín sơ sơ. Thịt lợn bản rửa sạch thái miếng dài khoảng 2 đốt ngon tay sau đó ướp với hạt thảo quả nướng giã nhỏ, tiêu bột. Bánh được gói lại bằng lá dong rừng. Ảnh: Proguide
Hầu hết hành được gói thành hình trụ thuôn dài đường kính 6-7cm. Một số nơi họ vẫn gói thêm một vài chiếc hình vuông. Ảnh: Ipos
Bánh chưng đen ăn trong dịp tết, ngon nhất vẫn là nướng. Bánh sau khi luộc cứ để cả lá, đặt lên lớp than hồng, phủ than nóng lên, đến khi lớp lá ngoài cháy hết thì mùi thơm của gạo nếp, của thảo quả, của thịt mỡ quyện vào nhau. Ảnh: Dantocviet
Điều đặc biệt là bánh chưng đen ăn không bị nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường vì tro nếp đã khử mùi chua, độ nóng của gạo nếp... Ảnh: Dantocviet
Bạn hãy một lần nếm thử để cảm nhận hương vị núi rừng hoang sơ, đậm đà nhất trong món bánh ngon này. Ảnh: Ipos