Sáng 18/9, giới chơi mô hình khí tài quân sự tổ chức trưng bày thiết bị mô hình quân sự tại Hà Nội. Sự kiện là cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thể hiện niềm tự hào của những người có sở thích sưu tầm và chế khí tài quân sự đồ chơi.Để làm được một mô hình quân sự, người chơi mua phôi từ nước ngoài về chế bằng các dụng cụ như dao, kéo, máy phun sơn… chi phí tối thiểu 3-5 triệu đồng.Anh Lê Kim Long, một người chơi từ TP.HCM ra Hà Nội cho rằng nam giới có lẽ ai cũng thích tìm hiểu về các loại vũ khí, khí tài quân sự. "Và khi ai đó đã yêu thích một loại vũ khí nào đấy thì việc lắp ghép, tạo ra những mẫu mô hình như thế này chủ yếu là để thoả mãn niềm đam mê", anh Long nói.Mỗi mẫu mô hình cần vài tuần, vài tháng, thậm chí cả năm để hoàn thành bởi nó được làm theo tâm trạng của người chơi và không phải là công việc có thể làm liên tục.Trong buổi trưng bày, thiết bị có kích cỡ rất to là bộ siêu pháo lớn nhất thế giới Dora của anh Vũ Minh Hoàn (Hà Nội). Anh Hoàn cho biết đã phải tốn 3 tháng để lắp ráp 1.200 chi tiết. Pháo có trọng lượng 1.350 tấn, bắn đạn nặng 7 tấn ở khoảng cách 37 km và chỉ bắn được 14 phát/ngày. Tuy nhiên, Dora chưa kịp khai hỏa đã phải rút lui cùng quân đội Đức trước sự phản công của Hồng quân Liên Xô thời chiến tranh thế giới II.Cối tự hành Karl-Gerat, ra đời cuối thập niên 30, lắp trên khung gầm xích và tự di chuyển với tốc độ không quá 10 km/h. Toàn bộ hệ thống nặng tới 126 tấn. Cối Karl-Gerat được thiết kế như một vũ khí bao vây để tấn công các phòng tuyến Maginot. Phi đội thao tác cối này lên tới 21 người, bắn đạn 600 mm, cự ly bắn 5 km với tốc độ khoảng 6 viên mỗi giờ. Đức đã chế tạo tổng cộng 7 khẩu Karl, 1 khẩu để thử nghiệm và 6 khẩu khác tham gia trên tất cả các mặt trận.Xe tăng hạng nặng KV-1E bất khả chiến bại của quân đội Liên Xô những năm đầu thế chiến II. KV-1E sở hữu một lớp giáp dày cùng hoả lực mạnh. Chúng được ví như những con quái vật đen lầm lũi từ từ tiến đến và nghiền nát mục tiêu. Vào ngày 14/8/1941, một chiếc xe tăng KV-1E do trung uý Kolobanov đã tiêu diệt 22 chiếc xe tăng và 2 khẩu pháo của quân đội Đức. Lúc đó, KV-1E hầu như chỉ có thể bị “tự tiêu diệt” do hỏng hóc và không có phụ tùng thay thế.Tuy vậy, KV-1E có thể bị tiêu diệt bởi pháo phòng không hạng nặng 88 mm. Năm 1943, Đức quốc xã đã cải tiến khẩu pháo này để đưa lên xe tăng Tiger 1 và trở thành khắc tinh của quái vật đen KV-1E.T-90 là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân đội Nga. Nó được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993, phục vụ trong quân đội Nga năm 1995. Từ năm 2001 đến 2010, T-90 là loại xe tăng chủ lực được bán chạy nhất thế giới. Xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo nòng trơn 125 mm với sự tăng cường độ chính xác, hệ thống cân bằng pháo – tăng hai chiều dọc ngang, đồng trục với pháo là súng máy 7,62 mm (PKT hoặc PKTM) và súng phòng không 12,7 mm (NSVT-12,7 hoặc KORD).Bên cạnh các loại pháo, xe tăng, cuộc hội ngộ của giới chơi mô hình quân sự còn có sự góp mặt của các mẫu máy bay, tàu chiến…Nổi bật là chiếc Tu-160 - máy bay ném bom hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng, được thiết kế bởi Liên bang Xô viết. Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo. Được đưa ra giới thiệu năm 1987, việc chế tạo máy bay này vẫn đang tiếp tục. 14 chiếc vẫn đang phục vụ trong không quân Nga. Cho tới năm 2015, Tu-160 vẫn giữ kỷ lục là máy bay lớn nhất trong lịch sử máy bay quân sự có thể bay siêu thanh, cũng là chiến đấu cơ to lớn nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 275 tấn. Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất (đạt 2.000 km/h). Trong giới phi công, chiếc máy bay này được đặt cho biệt danh là "Thiên nga trắng".Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ hiện đại, được phát triển bởi hãng Sukhoi. Su-35 có vận tốc cực đại lên tới 2500 km/h, tầm bay 4500 km với thùng nhiên liệu phụ, có thể mang theo 8 tấn vũ khí bao gồm tên lửa và bom.Tàu tuần dương hạng nặng Kirov vũ trang mạnh, chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Liên Xô trước đây và Hải quân Nga hiện nay. Mục đích của quân đội Liên Xô trước đây khi phát triển lớp tàu Kirov là để đối phó với các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Vì thế kích thước chúng lớn hơn các tàu tuần dương khác, chỉ kém tàu sân bay, được vũ trang rất mạnh, đặc biệt là bằng các tên lửa chống hạm. Do kích thước lớn, có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng dãn nước 28.000 tấn lúc mang đầy đủ vũ khí, chúng thường được các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là tuần dương thiết giáp, liên tưởng tới các thiết giáp hạm có kích thước lớn hồi nửa đầu thế kỷ 20.
Sáng 18/9, giới chơi mô hình khí tài quân sự tổ chức trưng bày thiết bị mô hình quân sự tại Hà Nội. Sự kiện là cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thể hiện niềm tự hào của những người có sở thích sưu tầm và chế khí tài quân sự đồ chơi.
Để làm được một mô hình quân sự, người chơi mua phôi từ nước ngoài về chế bằng các dụng cụ như dao, kéo, máy phun sơn… chi phí tối thiểu 3-5 triệu đồng.
Anh Lê Kim Long, một người chơi từ TP.HCM ra Hà Nội cho rằng nam giới có lẽ ai cũng thích tìm hiểu về các loại vũ khí, khí tài quân sự. "Và khi ai đó đã yêu thích một loại vũ khí nào đấy thì việc lắp ghép, tạo ra những mẫu mô hình như thế này chủ yếu là để thoả mãn niềm đam mê", anh Long nói.
Mỗi mẫu mô hình cần vài tuần, vài tháng, thậm chí cả năm để hoàn thành bởi nó được làm theo tâm trạng của người chơi và không phải là công việc có thể làm liên tục.
Trong buổi trưng bày, thiết bị có kích cỡ rất to là bộ siêu pháo lớn nhất thế giới Dora của anh Vũ Minh Hoàn (Hà Nội). Anh Hoàn cho biết đã phải tốn 3 tháng để lắp ráp 1.200 chi tiết. Pháo có trọng lượng 1.350 tấn, bắn đạn nặng 7 tấn ở khoảng cách 37 km và chỉ bắn được 14 phát/ngày. Tuy nhiên, Dora chưa kịp khai hỏa đã phải rút lui cùng quân đội Đức trước sự phản công của Hồng quân Liên Xô thời chiến tranh thế giới II.
Cối tự hành Karl-Gerat, ra đời cuối thập niên 30, lắp trên khung gầm xích và tự di chuyển với tốc độ không quá 10 km/h. Toàn bộ hệ thống nặng tới 126 tấn. Cối Karl-Gerat được thiết kế như một vũ khí bao vây để tấn công các phòng tuyến Maginot. Phi đội thao tác cối này lên tới 21 người, bắn đạn 600 mm, cự ly bắn 5 km với tốc độ khoảng 6 viên mỗi giờ. Đức đã chế tạo tổng cộng 7 khẩu Karl, 1 khẩu để thử nghiệm và 6 khẩu khác tham gia trên tất cả các mặt trận.
Xe tăng hạng nặng KV-1E bất khả chiến bại của quân đội Liên Xô những năm đầu thế chiến II. KV-1E sở hữu một lớp giáp dày cùng hoả lực mạnh. Chúng được ví như những con quái vật đen lầm lũi từ từ tiến đến và nghiền nát mục tiêu. Vào ngày 14/8/1941, một chiếc xe tăng KV-1E do trung uý Kolobanov đã tiêu diệt 22 chiếc xe tăng và 2 khẩu pháo của quân đội Đức. Lúc đó, KV-1E hầu như chỉ có thể bị “tự tiêu diệt” do hỏng hóc và không có phụ tùng thay thế.
Tuy vậy, KV-1E có thể bị tiêu diệt bởi pháo phòng không hạng nặng 88 mm. Năm 1943, Đức quốc xã đã cải tiến khẩu pháo này để đưa lên xe tăng Tiger 1 và trở thành khắc tinh của quái vật đen KV-1E.
T-90 là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân đội Nga. Nó được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993, phục vụ trong quân đội Nga năm 1995. Từ năm 2001 đến 2010, T-90 là loại xe tăng chủ lực được bán chạy nhất thế giới. Xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo nòng trơn 125 mm với sự tăng cường độ chính xác, hệ thống cân bằng pháo – tăng hai chiều dọc ngang, đồng trục với pháo là súng máy 7,62 mm (PKT hoặc PKTM) và súng phòng không 12,7 mm (NSVT-12,7 hoặc KORD).
Bên cạnh các loại pháo, xe tăng, cuộc hội ngộ của giới chơi mô hình quân sự còn có sự góp mặt của các mẫu máy bay, tàu chiến…
Nổi bật là chiếc Tu-160 - máy bay ném bom hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng, được thiết kế bởi Liên bang Xô viết. Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo. Được đưa ra giới thiệu năm 1987, việc chế tạo máy bay này vẫn đang tiếp tục. 14 chiếc vẫn đang phục vụ trong không quân Nga. Cho tới năm 2015, Tu-160 vẫn giữ kỷ lục là máy bay lớn nhất trong lịch sử máy bay quân sự có thể bay siêu thanh, cũng là chiến đấu cơ to lớn nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 275 tấn. Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất (đạt 2.000 km/h). Trong giới phi công, chiếc máy bay này được đặt cho biệt danh là "Thiên nga trắng".
Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ hiện đại, được phát triển bởi hãng Sukhoi. Su-35 có vận tốc cực đại lên tới 2500 km/h, tầm bay 4500 km với thùng nhiên liệu phụ, có thể mang theo 8 tấn vũ khí bao gồm tên lửa và bom.
Tàu tuần dương hạng nặng Kirov vũ trang mạnh, chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Liên Xô trước đây và Hải quân Nga hiện nay. Mục đích của quân đội Liên Xô trước đây khi phát triển lớp tàu Kirov là để đối phó với các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Vì thế kích thước chúng lớn hơn các tàu tuần dương khác, chỉ kém tàu sân bay, được vũ trang rất mạnh, đặc biệt là bằng các tên lửa chống hạm. Do kích thước lớn, có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng dãn nước 28.000 tấn lúc mang đầy đủ vũ khí, chúng thường được các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là tuần dương thiết giáp, liên tưởng tới các thiết giáp hạm có kích thước lớn hồi nửa đầu thế kỷ 20.